Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 19/06/2022, 10:56 AM

Ác giả ác báo: Đức Phật dạy về báo ứng của Thập ác

Ác giả ác báo nghĩa là làm việc ác sẽ phải chịu quả báo xấu ác. Dù bạn có biết hay không biết thì mỗi nghiệp bất thiện mà ta gieo đều phải chịu ác báo. Bởi nhân quả như bóng theo hình, hễ gieo ác nghiệp tất phải gánh chịu ác báo, chỉ là, báo ứng đến sớm hay muộn mà thôi.

Chúng sanh làm lành hay ác đều không ra khỏi phạm vi của Thập thiện và Thập ác. Thập ác là gì? Thập ác là 10 việc ác, bao gồm:

  1. Sát sanh
  2. Trộm cướp
  3. Tà dâm
  4. Nói dối
  5. Nói thêu dệt
  6. Nói đôi chiều
  7. Nói thô ác
  8. Tham lam
  9. Giận hờn
  10. Si mê tà kiến.

Ngược lại với mười điều thập ác ở trên chính là Thập thiện. Nay xin lược trích lời dạy của đức Phật, về những khổ báo to lớn của Thập Ác, cho bạn đọc hữu duyên cùng biết. Nguyện hết thảy cùng xa lìa những việc ác, rộng làm những việc lành để cuộc sống an vui. Lại rõ biết quả báo kinh khủng do thân khẩu ý gây ra mà phát tâm kinh sợ, sớm học Phật cầu ra khỏi sanh tử luân hồi.

Kinh Địa Tạng dạy: “Chúng sanh cõi Nam diêm Phù Đề khởi tâm động niệm, không gì là không phải tội.” Tội ở đâu ra? Từ Thân, Khẩu, Ý mà ra vậy! Chớ nghĩ rằng Thân làm ác quả báo nhẹ hơn Ý nghĩ ác, chẳng phải vậy đâu! Mỗi một tội nghiệp từ “Thô” đến “Vi tế” đều có các điều ác vô lượng vô biên, đều vào trong địa ngục nhận chịu tất cả mọi sự khổ đau, không thể nào tính kể mà biết được. Ác giả ác báo, nhân quả như bóng với hình, thật vô cùng đáng kinh sợ vậy!

Kẻ nào đem ác đến, kẻ đó lãnh điều ác ấy.

Kẻ nào đem ác đến, kẻ đó lãnh điều ác ấy.

Ác giả ác báo: 1. Quả báo Sát sanh

Có hình thì bóng hiện bày, có tiếng thì âm vang thuận theo. Không bao giờ thấy có hình tồn tại mà bóng mất, tiếng nối tiếp mà âm vang trái ngược. Tướng báo ứng của thiện ác đâu ra đấy vô cùng chính xác, mong rằng tin tưởng sâu sắc chứ đừng ngờ vực mà trách móc! Khổ báo nặng nhẹ đều y theo soạn thuật lại, như thân tạo nghiệp sát sanh, hoặc cắt lột chặt xẻ ram nướng các loài dưới nước; săn bắn các loài chúng sanh bay giữa trời – chạy trên đất, thì rơi vào trong địa ngục dao cắt rìu chặt; nấu luộc ram nướng các loài chúng sanh, thì rơi vào trong địa ngục vạc sôi lò than.

Bởi vì nghiệp sát sanh này, vào trong địa ngục trải qua vô lượng đời kiếp nhận chịu tất cả mọi nỗi khổ đau cùng cực. Nhận chịu khổ đau đã hết, tiếp tục rơi vào súc sanh, làm các loài trâu ngựa heo dê la lừa gà chó cá chim ong bướm sâu bọ bị người giết hại. Loài nghêu sò ốc hến không thể nào sống lâu, trở lại dùng thân thịt để cung cấp làm thức ăn cho loài khác. Ở trong loài cầm thú vô lượng sanh tử này, nếu như không có chút thiện nghiệp nào thì vĩnh viễn không có hạn kỳ thoát khỏi.

Nếu như có chút phước nhỏ nhoi được làm thân người, hoặc rơi rụng từ trong bào thai, sanh ra liền mất đi, hoặc mười, hai mươi tuổi, mà không có hiểu biết gì, từ ngu dần đi vào ngu đần, làm cho người ta thương hại vô cùng. Nên biết rằng mạng sống ngắn ngủi đều do nghiệp báo của sát sanh.

Còn trong Kinh Địa Trì nói: “Tội lỗi sát sanh, luôn luôn làm cho chúng sanh rơi vào ba đường ác. Nếu sanh trong loài người thì gặp phải hai loại quả báo, một là yểu thọ, hai là nhiều bệnh. Như vậy mười ác nghiệp, mỗi một ác nghiệp đều có đủ năm quả báo:

Sát sanh vì sao nhận chịu chung thì các khổ báo của địa ngục? Bởi vì sát sanh làm khổ chúng sanh, cho nên lúc thân hoại mạng chung thì các khổ báo của địa ngục đều đến bức bách mình. Sát sanh vì sao sanh ra làm súc sanh? Bởi vì sát sanh không có lòng đắm trắc ẩn thương yêu mà hành động trái với luân lí làm người, cho nên tội báo địa ngục trả xong thì nhận lấy thân mạng súc sanh.Sát sanh vì sao lại làm ngạ quỷ? Bởi vì sát sanh ắt phải do tâm bủn xỉn tham đắm vào mùi vị, cho nên tiếp tục làm ngạ quỷ.Sát sanh vì sao sanh làm người mà chịu yểu thọ? Bởi vì sát sanh làm thương tổn tính mạng của loài vật cho nên phải chịu yểu thọ.Sát sanh vì sao lại phải chịu nhiều bệnh? Bởi vì sát sanh là việc làm sai trái nên các tai họa tranh nhau tụ tập, vì vậy phải chịu nhiều bệnh tật.Nên biết rằng sát sanh là khổ báo vô cùng to lớn”.

Ác giả ác báo: 2. Quả báo của trộm cắp

Lại trong Kinh Tạp Bảo Tạng nói: “Lúc ấy có một con quỷ thưa với Mục Liên rằng: Con thường có mắt trên hai vai, ngực có mũi miệng, là vì nhân duyên gì? Mục Liên trả lời rằng: Ông vào đời trước kia, luôn luôn làm kẻ cầm đầu đệ tử chém giết. Nếu lúc giết người thì ông thường sinh tâm hoan hỷ, dùng dây thừng buộc vào búi tóc mà kéo. Vì nhân duyên này cho nên nhận chịu tội báo như vậy. Đây là hoa báo của ác hạnh, khổ quả của địa ngục đang còn ở phía sau.

Lại có một con quỷ thưa với Mục Liên rằng: “Thân con thường giống như cục thịt, không có tay chân mắt tai mũi miệng; luôn luôn bị sâu bọ chim chóc ăn thịt, tội khổ khó có thể chịu nổi.”  Mục Liên trả lời rằng: “Ông vào đời trước kia cho thuốc làm hư thai nhi của người; vì vậy cho nên nhận chịu tội báo như thế. Đây là hoa báo, khổ quả của địa ngục mới ở thân đời sau.

Vả lại, duyên vào nghiệp sát sanh ấy mà tham hại thêm nhiều; bởi vì thêm nhiều thì không có nghĩa nhường lại, mà làm điều trộm cướp; thân này trộm cắp không cho mà lấy, chết thì sẽ rơi vào địa ngục hầm sắt; ở trong nhiều kiếp nhận chịu những khổ não; nhận chịu khổ não đã xong thì rơi vào trong súc sanh, thân thường mang vác nặng nề còn bị đánh đập thúc giục đi nhanh, không có lúc nào nghỉ ngơi; mùi vị của thức ăn chỉ dùng cỏ và nước.

Ở trong vô lượng sanh tử như vậy, vì nhân duyên vốn có, nếu như gặp được chút thiện nghiệp nhỏ nhoi trở lại thân người, luôn luôn làm nô bộc; bị thúc giục sai khiến làm việc, không được tự do; nợ trả chưa hết không được nghe pháp, vì vậy nhận chịu khổ báo luân hồi không dứt. Nên biết rằng khổ báo này đều bởi vì trộm cắp.”

Thân này che đậy ánh sáng của con người, không dùng ánh sáng cúng dường Tam Bảo, lại lấy ánh sáng của Tam Bảo dùng để tự soi chiếu cho riêng mình; chết thì sẽ rơi vào địa ngục tối đen – dây đen hắc ám; ở trong nhiều kiếp nhận chịu những khổ não; nhận chịu khổ não đã xong rơi vào trong chỗ rạn rệp, không chịu nổi ánh sáng.

Ở trong vô lượng sanh tử như vậy, vì nhân duyên vốn có, nếu như gặp được chút thiện nghiệp nhỏ nhoi trở lại thân người, hình dáng đen đủi dơ bẩn xấu xa, hôi hám bẩn thỉu, mọi người đều tránh xa, hai mắt mù lòa không nhìn thấy trời đất. Nên biết rằng che đậy ánh sáng cũng bởi vì ác nghiệp trộm cắp”.

Vì vậy trong luận Địa Trì: “Tội lỗi trộm cướp, cũng làm cho chúng sanh rơi vào ba đường ác. Nếu sanh trong loài người thì gặp phải hai loại quả báo: Một là bần cùng. Hai là tài sản gồm có không được tự do.

Trộm cướp vì sao rơi vào địa ngục? Bởi vì trộm cướp chiếm đoạt lấy trộm tài sản của người làm cho chúng sanh đau khổ; thân chết đi lập tức rơi vào địa ngục băng giá lạnh lẽo, nhận chịu tất cả mọi khổ đau.

Trộm cướp vì sao sanh ra làm súc sanh? Bởi vì không làm đúng đạo lý con người cho nên phải chịu báo ứng súc sanh; thân thường mang nặng dùng thịt cung cấp cho người để trả món nợ xưa kia.

Vì sao lại rơi vào ngạ quỷ? Bởi vì tham lam keo kiệt thì làm điều trộm cướp, vì vậy tội báo súc sanh trả hết lại làm ngạ quỷ.

Vì sao làm người bần cùng? Bởi vì cướp đoạt khiến cho người khác bị thiếu thốn, vì lẽ đó phải chịu báo ứng bần cùng.

Vì sao tài sản gồm có không được tự do? Bởi vì trộm cướp chiếm đoạt; giả sử có tài sản thì trở thành vật chung của mọi nhà, không được tự do sử dụng.

Nên biết rằng trộm cướp là khổ báo to lớn thứ hai”.

Ác giả ác báo: 3. Quả báo của tà dâm

Kinh Tạp Bảo Tạng nói: “Lúc ấy có một con quỷ thưa với Mục Liên rằng: Thưa Đại đức! Bụng con rất to giống như cái vò, mà cổ họng tay chân rất nhỏ giống như vây kim, không được ăn uống; vì nhân duyên gì mà phải chịu khổ báo như vậy?”

Mục Liên trả lời rằng: “Ông vào đời trước kia làm người đứng đầu thôn xóm; tự cậy thế mình giàu sang ăn uống thả cửa, khinh khi người khác; giành lấy đồ ăn thức uống của họ, làm cho chúng sanh đói khổ vô cùng. Vì nhân duyên này, nhận chịu tội báo như vậy. Đây chỉ là hoa báo, khổ quả của địa ngục mới ở phía sau.”

Lại có một con quỷ thưa với Mục Liên rằng: “Thường có hai vòng sắt nóng xoay chuyển ở dưới hai nách của con, thân thể bị cháy nát, vì nhân duyên gì như vậy?”

Mục Liên trả lời rằng: “Ông vào đời trước kia cùng với chúng Tăng làm bánh, trộm lấy hai cái kẹp dưới hai nách; vì vậy cho nên nhận chịu tội báo như vậy. Đây chỉ là hoa báo, về sau mới nhận chịu khổ quả của địa ngục.

Lại bởi vì trộm cắp cho nên tâm không trung trinh ngay thẳng, tình ý buông thả dâm dật; thân này dâm dật, đời hiện tại nguy hiểm đáng sợ, thường tự kinh hãi không yên; hoặc bị chồng con người ta biết chuyện, đến lúc gặp phải tai họa, dao gậy đánh đập thân hình; tay chân phân tán chia lìa, thậm chí mất mạng. Chết đi vào địa ngục, nằm trên giường sắt; hoặc ôm trụ đồng, ngục quỷ châm lửa để đốt cháy thân hình.

Tội báo địa ngục hết rồi phải nhận chịu kiếp sống súc sanh, gà vịt chim chóc chó heo ong bướm; vô lượng sanh tử như vậy, ở trong nhiều kiếp nhận chịu mọi nỗi khổ não; nhân chịu khổ báo đã xong, nhờ nhân duyên vốn có, nếu gặp được chút thiện nghiệp nhỏ nhoi trở lại thân người, thì khuê môn dâm loạn, thê thiếp không trung trinh; nếu có sủng ái thì bị người ta chiếm đoạt, thường ôm lòng sợ hãi; nhiều nguy hại mà ít bình yên, nên biết rằng nguy hại khổ đau đều bởi vì tà dâm”.

Vì vậy trong luận Địa Trì nói: “Tội lỗi tà dâm cũng làm cho chúng sanh rơi vào ba đường ác. Nếu sanh trong loài người thì gặp phải hai loại quả báo: Một là vợ không trung trinh trong sạch. Hai là được mà chẳng tùy ý quyến thuộc.

Tà dâm vì sao rơi vào địa ngục? Bởi vì phạm vào tà dâm thì không phân biệt mà tiếp cận người khác làm cho khổ đau; vì lẽ đó mạng chung nhận chịu khổ báo của địa ngục.

Vì sao tà dâm sanh ra làm súc sanh? Bởi vì tà dâm không thuận theo luân lý làm người, cho nên ra khỏi địa ngục thì nhận chịu thân mạng súc sanh.

Vì sao tà dâm lại làm ngạ quỷ? Bởi vì sự dâm dục đều do yêu thích keo kiệt; tội lỗi yêu thích keo kiệt cho nên trở lại làm ngạ quỷ.

Vì sao tà dâm thì vợ không trung trinh trong sạch? Bởi vì xâm phạm đến vợi người ta, cho nên gặp phải người vợ thường không trung trinh đứng đắn.

Vì sao tà dâm không thể nào tùy ý quyến thuộc? Bởi vì tà dâm thì chiếm đoạt người yêu thương của người ta, cho nên quyến thuộc của họ không thể nào tùy ý; vì lẽ đó lại bị người ta chiếm đoạt của mình.

Nên biết rằng ôm lòng dâm dật là khổ báo to lớn thứ ba”.

“Chân lý luôn tất thắng, chân lý luôn là của người thiện, thuộc về người thiện, và bênh vực cho lợi ích chính đáng của người thiện”.

“Chân lý luôn tất thắng, chân lý luôn là của người thiện, thuộc về người thiện, và bênh vực cho lợi ích chính đáng của người thiện”.

Ác giả ác báo: 4. Quả báo của Vọng Ngữ

Kinh Tạp Bảo Tạng nói: “Xưa có một con quỷ thưa với Mục Liên rằng: “Con dùng đồ vật tự che phủ đầu mình, cũng thường sợ người ta đến giết con; tâm thường sợ hãi không thể nào chịu đựng nổi, vì nhân duyên gì như vậy?”

Mục Liên trả lời rằng: “Ông vào đời trước kia dâm dật phạm đến ngoại sắc, thường sợ người ta không thấy; hoặc sợ người chồng bắt trói đánh chết; hoặc sợ phép quan chém đầu bêu nơi phố chợ; thường ôm lòng sợ hãi và luôn luôn sợ hãi, cho nên nhận chịu tội báo như vậy. Đây chỉ là hoa báo của ác hạnh, sau mới chịu nhận khổ quả của địa ngục.

Vả lại, bởi vì tà dâm cho nên phát ngôn đều là dối gạt; thân này nếu dối gạt thì làm cho chúng sanh khổ não; chết thì sẽ rơi vào địa ngục gào khóc; ở trong nhiều kiếp nhận chịu mọi nổi khổ não, nhận chịu khổ não đã xong rơi vào trong ngạ quỷ.

Ở trong vô lượng sanh tử khổ não như vậy, nhờ nhân duyên vốn có, nếu gặp được chút thiện nghiệp nhỏ nhoi trở lại thân người thì nhiều bệnh tật gầy gò ốm yếu, khổ đau khốn đốn, tự làm cho khổ báo ác hiểm đành vậy, mọi người không ai thương nhớ chút nào. Nên biết rằng khổ báo này đều bởi vì vọng ngữ”.

Do đó trong luận Địa Trì nói: “Tội lỗi của vọng ngữ làm cho chúng sanh rơi vào ba đường ác. Nếu sanh trong loài người thì gặp phải hai loại quả báo: Một là nhận chịu nhiều sự phỉ báng. Hai là bị người lừa dối.

Tại sao vọng ngữ lại rơi vào địa ngục? Bởi vì vọng ngữ là không thật, làm cho người ta không được gì mà sanh ra khổ sở; vì vậy thân chết đi nhận chịu khổ báo của địa ngục.

Tại sao vọng ngữ sanh ra làm súc sanh? Bởi vì sự lừa dối bịp bợm trái với sự tin tưởng chân thành của người; vì lẽ đó ra khỏi địa ngục thì nhận quả báo của súc sanh.

Tại sao vọng ngữ lại làm ngạ quỷ? Bởi vì vọng ngữ đều do tham lam lừa dối, tội lỗi tham lam lừa dối cho nên trở lại làm ngạ quỷ.

Vì sao làm người thì nhận chịu nhiều sự phỉ báng? Bởi vì vọng ngữ vốn là không thành thật. Vì sao vọng ngữ bị người ta lừa dối? Bởi vì vọng ngữ vốn là lừa dối dụ dỗ người ta.

Nên biết rằng vọng ngữ là khổ báo to lớn thứ tư”.

Ác giả ác báo: 5. Quả báo nói lưỡng thiệt

Vả lại, bởi vì vọng ngữ thì dẫn đến lưỡng thiệt. Thân này nói năng không có lòng yêu thương, gièm pha phỉ báng hủy nhục ác khẩu làm cho chia lìa tán loạn; chết thì sẽ rơi vào địa ngục rút lưỡi đổ nước đồng sôi cày nát như ruộng. Ở trong nhiều kiếp nhận chịu mọi nỗi khổ não; nhân chịu khổ não đã xong thì rơi vào trong súc sanh, ăn các loại rác rưởi dơ bẩn như loài chim đề hồ, vì có cuống lưỡi.

Ở trong vô lượng sanh tử như vậy, vì nhân duyên vốn có, nếu gặp được chút thiện duyên nhỏ nhoi trở lại thân người, thì cuống lưỡi không có, hơi miệng hôi thối, ngọng nghịu lắp bắp, răng không đều và đen xỉn, mọc từng cái thưa thớt; nếu như có lời hay thì người ta cũng không tin dùng. Nên biết rằng gièm pha bừa bãi đều vì lưỡng thiệt.

Do đó trong luận Địa Trì nói: “Tội lỗi của lưỡng thiệt cũng làm cho chúng sanh rơi vào ba đường ác. Nếu sanh trong loài người thì gặp phải hai loại quả báo: Một là phải quyến thuộc xấu xa. Hai là gặt phải quyến thuộc bất hòa.

Vì sao lưỡng thiệt lại rơi vào địa ngục? Bởi vì lưỡng thiệt chia lìa sự thân ái của người; yêu thương mà chia lìa thì đau khổ cho nên nhận chịu nỗi khổ của địa ngục.

Vì sao lưỡng thiệt sanh ra làm súc sanh? Bởi vì lưỡng thiệt tranh chấp hỗn loạn, sự việc giống như loài dã can cho nên nhận chịu thân loài súc sanh.

Vì sao lưỡng thiệt lại trở thành ngạ quỷ? Bởi vì lưỡng thiệt cũng do keo kiệt ganh tỵ, vì tội lỗi keo kiệt ganh tỵ cho nên lại trở thành ngạ quỷ.

Vì sao lưỡng thiệt làm người gặp phải quyến thuộc xấu ác? Bởi vì lưỡng thiệt khiến cho bạn bè người ta đều sanh ra ác niệm.

Vì sao lưỡng thiệt gặp phải quyến thuộc bất hòa? Bởi vì lưỡng thiệt chia lìa sự thân mến tốt đẹp của người làm cho không hòa hợp.

Nên biết rằng lưỡng thiệt là khổ báo to lớn thứ năm”.

(Còn tiếp)

Theo Pháp Uyển Châu Lâm

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Gieo nhân lành chắc chắn sẽ gặt quả tốt

Kiến thức 18:03 12/04/2024

Với một người Phật tử, hành trang cho cuộc sống phải hội đủ tinh thần Bi-Trí-Dũng. Ba yếu tố Bi-Trí-Dũng luôn hòa quyện, bổ túc lẫn nhau trong mọi nhận thức cùng hành xử của người con Phật.

Nghề nào được coi là Chính mạng?

Kiến thức 16:26 12/04/2024

Theo Phật học phổ thông, Chính mạng là sự sinh sống, việc mưu sinh chính đáng bằng nghề nghiệp lương thiện, không hại người, hại vật; sống Chính mạng, còn dạy con người không tham lam, ích kỷ… Trái với Chính mạng là Tà mạng, sống lừa dối gian trá.

Đức Phật biết tất cả là do đâu?

Kiến thức 16:09 12/04/2024

Theo lời dạy của Thế Tôn, người với tâm chánh tín xuất gia học đạo, nên làm hai việc: một là nói năng theo pháp Hiền Thánh, hai là im lặng theo pháp Hiền Thánh.

Ăn vừa đủ để thân tâm khoẻ mạnh

Kiến thức 14:46 12/04/2024

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi. Lúc bấy giờ, vua Pasenadi nước Kosala thường ăn những bữa ăn thịnh soạn. Rồi vua Pasenadi sau khi ăn xong, no đủ, thỏa thích, đi đến đỉnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên.

Xem thêm