Ác giả ác báo: Kết cục bi thảm của gian thần Dương Tố triều nhà Tùy
Gian thần Dương Tố (544 —606), tên tự là Xử Đạo, là người đất Hoa Âm, Hoằng Nông (Thiểm Tây ngày nay). Dương Tố là gian thần triều nhà Tùy, có tội lớn trong lịch sử Trung Quốc.
Xuất thân của gian thần Dương Tố triều nhà Tùy
Dương Tố xuất thân trong gia đình sĩ tộc. Ông nội là Dương Huyên, là Phụ Quốc Tướng quân dưới triều Bắc Ngụy, cha là Dương Phu, làm Thứ sử Phần Châu của Bắc Chu. Gian thần Dương Tố lúc còn nhỏ rất cởi mở và có chí lớn, giỏi văn chương, làm Ký thất cho quan Thượng thư Bộ Lại Vũ Văn Hộ nhà Bắc Chu. Thời Bắc Chu Vũ Đế (Vũ Văn Ung) nhậm chức Tư Thành Đại phu, Xa Kỵ Tướng quân. Trong chiến dịch bình định nước Tề, ông lập được chiến công, được gia phong Thượng khai phủ, sau lại phong là Thành An Huyện Công, thực ấp có 1500 hộ.
Khi phò nhà Tùy, do có tham gia với Dương Kiên đoạt quyền nên càng được tin dùng. Do có công lao diệt nhà Trần nên được phong Thượng trụ quốc, Việt Quốc công. Gian thần Dương Tố chuyên dùng mưu mô, dối trá, a dua xu nịnh, không theo đạo nhân nghĩa mà lập thân. Dương Tố kết bè cánh phò tá Tấn Vương Dương Quảng, tham dự âm mưu bí mật của cung đình, phế Thái tử Dương Dũng, lập Dương Quảng làm Thái tử, xúi giục Dương Quảng giết cha đoạt ngôi, sự việc thành công, ông ta được phong Sở Quốc Công, quan đến Tư đồ, quyền thế ngày một tăng.
Ác giả ác báo: Kết cục bi thảm của gian thần Hoàng Hạo thời Tam Quốc

Gian thần Dương Tố triều nhà Tùy. Ảnh minh họa.
Tính tình tham lam, hiểm độc của gian thần Dương Tố
Dương Tố là người đa tài nhưng tính tình tham lam hiểm độc. Mỗi lần ra trận, cầm quân đánh trận đều mượn cớ chém giết tướng sĩ để lấy uy. Khi tiếp cân quân địch, phái đi một đội tiên phong xung vào trận, nếu như rút lui không cố đánh thì sẽ bị chém tất. Tướng sĩ ai cũng sợ, nên chỉ còn nước là quyết chiến đến cùng, vô hình trung làm cho trận nào hầu như cũng thắng. Dương Tố xem mạng người như cỏ rác, nếu như nói ở chiến trận thì còn có thể bỏ qua, nhưng đây lại là việc xây cất cung thất thì thật là tàn ác. Năm Khai Hoàng thứ 13 (593), Dương Tố phụng mệnh xây dựng cung Nhân Thọ, ông ta đôn đốc lao dịch rất nghiêm khắc, người đi phu chết rất nhiều. Có nhiều người do đuối sức trong lúc làm việc mà khuỵu xuống, ông ta ra lệnh cho xô họ xuống hố, lấy đất đá lấp lại, nện thành đất bằng, người chết có đến trên số vạn.
Tấn Vương Dương Quảng muốn đoạt ngôi Thái tử, Dương Tố tiếp tay giúp Quảng làm điều bạo ngược, ông nói nhỏ với Văn Đế rằng Thái tử Dũng kiêu ngạo ngang ngược, bất mãn với Triều đình, "sợ rằng hắn ta sẽ gây biến, nên cho phòng ngừa chặt chẽ." (Tùy thư, quyển 45).
Ác giả ác báo và chuyện vợ chồng gian thần Tần Cối bị phỉ nhổ muôn đời

“Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo” Ảnh minh họa.
Thế là Văn Đế quyết định phế truất Thái tử Dũng. Năm Nhân Thọ thứ 4 (604), Văn Đế bệnh nằm liệt giường, Dương Quảng cưỡng bức sủng phi của cha là Tuyên Hoa Phu nhân. Sự việc bại lộ, Văn Đế lệnh cho triệu Dương Dũng vào cung, định phục ngôi Thái tử. Dương Tố biết được, liền cấp báo cho Quảng hay, viết chiếu giả điều quân Cấm vệ vào Đông cung, lại hạ lệnh cho thuộc hạ dâng thuốc độc. Văn Đế băng hà, Dương Quảng soán vị thành công. Dương Tố vì tham sủng đã phò Tấn Vương, tham gia vào việc soán ngôi, bức hại Văn Đế, càng làm cho triều Tùy nhanh chóng đi đến diệt vong.
Dương Tố tham lam tiền của, ra sức vun đắp gia sản, ở Đông Kinh, Tây Kinh đều có phủ đệ, hết sức xa xỉ. Lại còn chiếm đất mở rộng nhiều ruộng vườn nhà cửa, phân bố cả nghìn nơi ở các châu huyện. Năm Đại Nghiệp thứ 2 (năm 606) thì bị bệnh chết. Năm Đại Nghiệp thứ 9 (năm 613), con trai của ông ta là Lễ bộ Thượng thư Dương Huyền Cảm dấy binh làm phản lại nhà Tùy bị thất bại khiến cả nhà bị chém đầu.
Cổ nhân tin rằng: “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Tục ngữ cổ cũng có câu: “Thiện ác không phải không có báo mà là chưa đến lúc”. Đây thực sự là những ví dụ điển hình trong lịch sử minh chứng cho điều này, làm gương cho hậu thế.
Xem thêm video "Tu thân theo lời Phật dạy":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Đức Phật - Vị lương y vô song
Tư liệu
Đối với các học phái thật xa xưa cũng như Kim Cương Thừa Đức Phật luôn được xem là Vị Thầy của tất cả các phương thuốc chữa trị.

"Nước" trong văn hóa Phật giáo, tín ngưỡng dân gian và khoa học hiện đại
Tư liệu
Là yếu tố gắn bó mật thiệt với cuộc sống của muôn loài, nước chiếm 70% cơ thể người cũng như bao phủ 70% bề mặt trái đất nên từ lâu đã đi vào đời sống tôn giáo, tín ngưỡng bất kể các vùng miền cũng như nhận được sự quan tâm nghiên cứu của xã hội.

Nội san Ánh Quang Minh: Không chỉ là tư liệu, còn là di sản của Hệ phái Khất sĩ
Tư liệu
Trong những ngày cuối năm Giáp Thìn, với sự hỷ lạc và ấm áp của chuyến trở về tổ đình tịnh xá Ngọc Phúc Gia Lai để đảnh lễ Sư phụ Hòa thượng Bổn sư, tôi cũng có dịp ghé thăm một số tịnh xá huynh đệ.

Truyện cổ Phật giáo: Trang nghiêm tháp Phật
Tư liệu
Lúc ấy, đức Phật đang ở thành Ca-tỳ-la-vệ, dưới gốc cây Ni-câu-đà. Trong thành có một trưởng giả vô cùng giàu có, chọn một người vợ thuộc dòng quý tộc, chung sống với nhau vô cùng hòa hợp.
Xem thêm