Ác khẩu chịu hiện báo trong đời
Theo Minh Tường Ký: Thời nhà Đường có Dương Sư Thao là người làng Đông Dương – Huyện Lễ Tuyền – Ung Châu. Vào đầu thời Đường Trinh Quán nhậm chức Tư trúc giám. Sau vì việc chung nên chuyển đến nhậm chức Huyện úy huyện Lam Điền.
Năm thứ 21 niên hiệu Trinh Quán, vì tuổi già nên trở về nhà tự cày cuốc làm ăn sinh sống.
Sư Thao vốn có tánh độc ác và bạo miệng. Từ trẻ đến già chỉ thích tìm hiểu lỗi lầm của người ta. Mỗi lần người trong làng có chuyện gì, ông ta liền ghi chép tố cáo với quan phủ. Ty huyện vì Sư Thao đã từng làm việc trong triều, nên cũng nương tay nhiều lần. Tuy vậy Sư Thao vẫn không chịu hối cải. Ông nhiều lần quấy nhiễu kiện tụng bừa bãi, kiếm chuyện sai sót của người, luôn dọa nạt làm nhiều người sợ hãi.
Ở trong thôn xóm của mình, không có chuyện gì cũng bất ngờ tìm cách xí vào. Thường mỉa mai, chỉ trích chẳng kiêng nể một ai. Từ chuyện bé như trâu dê thả rông; trai gái tranh luận…Ông ta đều tự kiện lên tới huyện. Huyện lệnh Bùi Cù Đàm vì vậy mà rất phiền toái. Ban đầu ông Huyện không để ý. Nhưng về sau thấy sự việc có nhiều điều không hợp lý nên thường bỏ qua.
1 lời ác khẩu, 500 kiếp làm khỉ
Sư Thao sau đó gửi đơn thẳng đến châu phủ, hoặc dâng biểu khắp nơi. Ác tâm ngày càng lớn, mọi người đều không ưa gặp mặt. Sư Thao tự biết tánh ác của mình, cũng hướng về mọi người nói rằng: Tánh tôi quả thật là nóng nảy bạo miệng.
Từ thời Vũ Đức đến nay ông ta đã bốn lần thọ giới. Cũng giữ gìn thực hành lễ bái, hàng ngày tụng kinh luận, chỉ bày người làm điều thiện. Thế nhưng có điều gì xâm phạm thì Sư Thao không thể nào nhịn được.
Vào đêm mồng bảy tháng tư năm thứ nhất thời Đường Vĩnh Huy. Ông nhìn thấy một người cưỡi ngựa trắng mặc áo đen; từ phía Đông đi thẳng đến nhà. Sư Thao trông thấy liền chào hỏi.
Người ấy nói: Quan Đại giám Đông Dương sai tôi truy tìm ông. Ông từ lúc sinh ra đến nay bị tâm hiểm độc trói buộc mãi, không thể nào từ bỏ được. Gặp người ta thì giảng giải khuyến khích làm thiện, còn bản thân mình thì trì giới không trọn vẹn. Lại tham lam keo kiệt không hề bố thí. Ông thường tự nói rằng mình có thiện tâm cúng dường Tam Bảo, nhưng thực chưa hề bố thí chút tài vật nào; tuy miệng nói là hổ thẹn, mà trong lòng thì nảy sinh mưu kế làm cho người ta khốn đốn. Bởi vậy nên bề trên cho gọi ông!
Người ấy nói xong liền biến mất. Sư Thao đang ở trong cổng bỗng nhiên ngã nhào xuống. Miệng không nói được, chỉ có trên ngực còn chút hơi ấm. Người nhà khiêng vào trong nhà, suốt đêm không tỉnh. Sư Thao tự thấy mình đến chốn Đô lục Đông Dương. Lúc ấy Phủ quân Đại nha đang làm việc.
Sư Thao liền lén theo người trong nha môn đi xem mọi nơi. Thấy đâu đâu cũng có bàn ghế đẹp đẽ sang trọng. Lại thấy nhiều người bị cầm tù; hoặc mang gông xiềng từ trên đầu xuống ngang hông; hoặc đứng ngồi đi lại. Sư Thao đi về phía Đông thấy một nơi có lửa nhỏ tóe ra, ngửi thấy mùi khói khét lẹt. Có hai người, tay cầm gậy sắt đang sửa lại cổng vào. Sư Thao nhân đó hỏi người cầm gậy, đây là nơi nào?
Người đó đáp rằng: “Là địa ngục lửa dữ, định sửa sang để giam người trì giới không trọn vẹn; hoặc là người tu thiện nửa chừng ngưng hẳn; hoặc biết sai mà cố tình vi phạm, chết sẽ vào nơi này. Nghe nói có một người tên Dương Sư Thao, cả đời thích nói đến sai lầm của người ta. Cứ mỗi lần tố cáo lên quan phủ là nói chuyện hay dở của họ; gặp người ta thì làm ra vẻ biết hổ thẹn, mà có một chút xâm phạm thì không thể nào nhịn được. Nay sắp đẩy vào chỗ này, cho nên phải sửa chữa lại.
Khẩu nghiệp bất thiện: Tu miệng không thành dễ gánh họa sát thân
Hôm nay là ngày mồng tám tháng tư. Người nhà vì Sư Thao đã chết mà bố thí cúng lễ trai phạn. Các quan trong phủ đang phân thiện ác, chưa quyết định là tiến hay dừng. Cho nên tôi phải ở nơi này chờ đợi Sư Thao.”
Sư Thao nghe xong liền rập đầu lạy nhận lỗi mà tự nói rằng: “Dương Sư Thao chính là đệ tử này đây. Xin Ngài tìm cách giúp cho, nếu được cứu thoát thì xin sửa mình.”
Người ấy đáp rằng: “Ông dốc lòng thành kính lễ lạy chư Phật mười phương; khẩn thiết sám hối chừa bỏ lòng hiểm độc thì sẽ được vãng sanh. Hành trì như thế sẽ không phải đến chỗ này. Tuy nghiệp ác vô biên nhưng nếu biết sám hối vẫn thay đổi được.”
Sư Thao nghe lời lập tức phát tâm sám hối, liền được tha cho về nhà. Lúc tỉnh lại mới hay đã chết được ba ngày. Về sau Sư Thao đến chỗ Thiền sư Huệ Tĩnh sám hối sữa chữa lỗi lầm. 75 tuổi vẫn thường ngày ăn chay lễ sám sáu thời. Một hôm ông ta đến Lam Điền nhân tiện đi thăm ruộng lúa. Ông thấy ba con trâu mặc sức ăn lúa nhưng chỉ khởi tâm hổ thẹn, không đuổi trâu đi. Ngày hôm sau ra xem ruộng lúa thì ruộng lúa không hư hại gì, chỉ có dấu tích của trâu để lại.
Vùng phía Tây của huyện Kinh Dương có ngôi chùa Trần Vương, nhiều người tụ tập. Sư Thao đến giữa đại chúng kể lại đầy đủ việc mình vào Địa ngục. Đạo tục kinh hãi cảm thấy kỳ lạ nên lễ sám càng thiết tha. Một hôm ông nằm mộng thấy sứ giả đến bảo rằng: “Ông đã ngừng hết niệm ác nên tôi không truy bắt nữa. Nhớ chân thành tu thiện, không cần phải lo buồn.”
(Theo Pháp Uyển Châu Lâm)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kiếp người, nếu không chịu tu tập sẽ không còn kịp nữa
Tư liệu 19:45 30/11/2024Tôi nghĩ mình nhờ có chút thiện căn, những kiếp trước cúng dường Tam Bảo, xuất gia tu hành tinh tấn, nỗ lực hoằng pháp độ sinh, nên đời nay phước duyên đó khiến tôi sớm được gặp Phật pháp tu hành.
Phát huy vai trò của Ni giới trong xã hội
Tư liệu 09:26 30/11/2024Phật giáo cho rằng đạo đức là nền móng vững chắc Nhất để xây dựng tôn giáo của mình. Đức phật là người đầu tiên trong lịch sử khởi xướng phong trào bình đẳng nam nữ trong xã hội. Với quan điểm Này thì đức phật là Người đặt những những hòn đá tảng đầu tiên để xây dựng nên lâu đài bình đẳng giới.
Long vương và tiếng chuông chùa tiêu trừ ác tâm
Tư liệu 13:15 28/11/2024Trên đỉnh núi Hy Mã có một cái ao lớn, trong ao có rất nhiều rồng trú ngụ, chúng thường hay làm mưa nổi gió nhổ bật cây cối, gây nguy hại cho nhân dân ở dưới núi. Bởi vậy, dân chúng ở dưới núi than khổ dậy trời, phần lo dọn dẹp, phần thì chết chóc. Một vùng hoang tàn thê lương.
Kinh Bách dụ giảng giải: Để xác trong nhà
Tư liệu 16:15 27/11/2024Người ngu có bẩy người con, chết mất một, người ngu định để xác con trong nhà, rồi dọn đi nơi khác. Có người khuyên, sao không đem xác chết đi chôn, mà lại để trong nhà, rồi phải dọn đi nơi khác ở.
Xem thêm