Ác nghiệp nói lời gây chia rẽ
Đoàn kết thương yêu là một trong những hạnh phúc của con người. Thế nên hành vi ly gián chia rẽ là một tội lỗi, tùy theo mức độ nghiêm trọng của tội lỗi này mà kẻ tạo nghiệp sẽ phải chịu khổ báo ở Địa Ngục, Ngạ Quỷ và Súc Sanh.
Ác nghiệp thứ năm là nói lời hai lưỡi. Điều này có nghĩa là: gây chia rẽ mọi người với nhau, người này đã dùng lời kích động sự tự ái của đôi bên để đôi bên căm tức nhau, hoặc dựng đứng những sự kiện không có thật để đôi bên hiểu lầm nhau với mọi thủ đoạn thâm độc.
Người này đã làm đôi bên nghi kị, thù hận với nhau, phía sau sự đổ vỡ đoàn kết đó là đấu tranh tàn hại là cửa mất nhà tan, là lửa khói điêu tàn.
Thế giới ngày nay đã chia rẽ quá nhiều, bởi vô số lý thuyết, trong tất cả nguyên nhân đưa đến chia rẽ thì anh hùng cá nhân là một nguyên nhân đáng kể. Ai cũng muốn mình là lãnh tụ duy nhất, muốn mình là người được công đầu. Muốn mình là vì sao chói sáng, để trở thành anh hùng giữa muôn người. Chúng ta phải phủ nhận những cái hay của người khác, tiêu diệt phe phái khác, công kích những ngôi sao khác.
Lời nói trêu đùa và những quả báo khôn lường
Nhiều người rất sở trường về môn này. Họ rất thông minh tài giỏi nhưng không thể hợp tác với nhau một cách lâu dài, vì ai cũng muốn mình trở thành nhân vật số một. Chỉ khi nào họ biết vì lợi ích chung mà bỏ đi chủ nghĩa anh hùng cá nhân thì tài năng của họ mới có thể góp lại để tạo nên những thành tích phi thường, ai cũng tuyên bố đường lối mình là đúng và cực lực công kích tất cả đường lối khác, sự độc tôn này đưa đến ít nhất hai điều tai hại.
1-Gây sự chia rẽ với mọi người
2- Làm cho những người tin theo mình có mặc cảm tự cao và tự cao là điều sai lầm trước hết. Các Tôn Giáo đã độc tôn và phủ nhận Tôn Giáo khác, rồi trong một Tôn Giáo, các Tông phái đã độc tôn và phủ nhận Tông phái khác.
Điều chúng ta có thể khẳng định là sự chia rẽ chỉ xuất phát từ một quan điểm sai lầm. Người có quan điểm chân chính không bao giờ ưa thích sự độc tôn và chia rẽ. Có thể họ đã chứng nghiệm một chân lý tuyệt vời nơi tự thân. Nhưng nếu nó là chân lý. Nó luôn luôn đưa đến sự khiêm hạ và dung hòa. Khiêm hạ và dung hòa là sự thể hiện của những tâm hồn chân chính. Chư Thánh tàng ẩn vào các nơi để giáo hóa, tùy theo căn cơ tâm tính của mỗi hạng người mà chư Thánh lập bày những phương tiện sai biệt để đưa lần về một chân lý chung duy nhất. Nếu chúng ta độc tôn phe nhóm của mình. Công kích phe nhóm người, có thể chúng ta sẽ công kích nhầm những Bậc Thánh cao cả, điều này đưa đến đọa lạc nặng nề. Chúng ta muốn tình thương yêu chan hòa giữa mọi người, muốn thế giới này không có oán thù, ganh ghét, hãy cẩn thận và dè dặt về sự phán xét đối với bất cứ ai. Khi nào có sự khiêm hạ và dung hòa. Lúc đó chúng ta gần gũi với chân lý. Chẳng những chúng ta không gây nên sự chia rẽ mới, mà còn phải tích cực hàn gắn những chia rẽ có sẵn giữa mọi người.
Đoàn kết thương yêu là một trong những hạnh phúc của con người. Thế nên hành vi ly gián chia rẽ là một tội lỗi, tùy theo mức độ nghiêm trọng của tội lỗi này mà kẻ tạo nghiệp sẽ phải chịu khổ báo ở Địa Ngục, Ngạ Quỷ và Súc Sanh. Nếu được làm người y sẽ là người với nỗi cô độc, cô đơn, bạn bè đổ vỡ. Môi bị sức đôi, chia đôi cũng là hiện tướng của lời nói chia rẽ trong quá khứ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm