Ác với chúng sinh là đang tàn nhẫn với chính mình

Nhân quả là có thật 100%. Đôi khi xung quanh chúng ta có người bị thế này thế kia cũng đều do nhân quả họ đã tạo.

luat-nhan-qua-0021-7445

Có câu chuyện nhân quả như thế này: Thời Đức Phật Thích Ca có một vị Tỳ-kheo bị bệnh nằm liệt giường nhưng không có ai giúp đỡ. Đức Phật quán chiếu thấy được ngày mai thầy sẽ được giác ngộ và nhập Niết-bàn luôn, nên Đức Phật và Ngài A Nan xuống tắm rửa, thay y áo, thuyết pháp cho thầy nghe.

Sau khi thầy Niết-bàn thì đại chúng hỏi Đức Phật thầy đã gieo nhân gì mà trước khi giác ngộ phải chịu cảnh lâm bệnh nằm liệt giường như thế. Đức Phật kể: Vào thời Đức Phật quá khứ thầy là một tên săn bắn chim bán. Nếu nhiều quá bán không hết thì ông để ở nhà ăn. Nhưng vì ở nhà không có lồng chim nên ông bẻ cả hai cánh con chim để nó không bay được, có khi ông bẻ một chân để nó không đi được. Có con khoẻ mạnh thì sống lây lất, có con yếu đuối thì chết.

Nhưng bỗng một hôm có vị Tỳ-kheo đi ngang qua, ông nghĩ lại cuộc đời ông toàn làm chuyện ác nên khi gặp vị Tỳ-kheo thì ông liền khởi tâm và quỳ xuống cúng dường vật thực của ông đến vị Tỳ-kheo đó với lời nguyện “với phước báu cúng dường này của con, mong rằng trong những kiếp vị lai con có đời sống thánh thiện và Ngài tu hành được quả vị nào thì con được quả vị như Ngài vậy”.

May mắn cho ông là ông cúng dường ngay vị Phật Độc Giác với tâm thành kính nên đến mạng chung từ kiếp tới cho đến kiếp thời Đức Phật Thích Ca thì ông đều đi xuất gia tu hành. Nhưng do ác nghiệp bắn chim, chết chim và bẻ cánh, bẻ chân chim mà ông phải chịu quả báu bệnh tật nằm liệt giường như cảnh mấy con chim không thể đi và không ai chăm sóc, giúp đỡ vậy.

Nhưng bên cạnh đó, công đức cúng dường Đức Phật Độc Giác quá lớn và nay đã đến ngày đủ duyên để ông giác ngộ vậy.

Qua đây cho chúng ta thấy nhân quả là có thật 100%. Đôi khi xung quanh chúng ta có người bị thế này thế kia cũng đều do nhân quả họ đã tạo. Chúng ta nhìn thấy - lấy đó làm bài học để răn dạy chúng ta chớ nên làm những điều ác với bất cứ chúng sanh nào. Vì ác với chúng sanh chính là đang tàn nhẫn với chính mình.

Nhân quả chúng ta không thể tránh, chỉ là đến sớm hay muộn mà thôi.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Phật giáo thường thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Nghi thức tụng Kinh Vô Lượng Thọ phẩm thứ 6 (Phát đại thệ nguyện)

Phật giáo thường thức 21:13 22/12/2024

Theo Hòa Thượng - Pháp Sư Tịnh Không, đối với những Phật tử bận rộn, không có nhiều thời gian để tụng trọn bộ Kinh Vô Lượng Thọ quá dài trên 2 giờ thì có thể phân ra thời khóa buổi sáng tụng Phẩm thứ 6 (Phát đại thệ nguyện) và buổi tối tụng từ phẩm thứ 32 (Thọ lạc không cùng tận) đến phẩm thứ 37.

Kinh Nhất Thừa là gì?

Phật giáo thường thức 15:45 22/12/2024

Pháp môn nào có thể chứng đắc Phật quả rốt ráo trong một đời sẽ gọi là Nhất Thừa, pháp môn ấy cũng là pháp môn Nhất Thừa, kinh ấy cũng là kinh Nhất Thừa.

Cõi đời phiền não hay là mình phiền não cõi đời?

Phật giáo thường thức 15:12 22/12/2024

Nên biết tất cả sự trói buộc gốc từ mình mà ra, nên bỏ cũng từ mình chớ không phải ở bên ngoài. Cho nên Phật bảo “buông” là buông cảnh, đừng dính với nó. Ta cứ đổ thừa cảnh dính mình, không ngờ mình dính cảnh.

Xem thêm