Ai đích thực là người có tài sản lớn?
Chỉ có gia tài Phật pháp mới thật sự giàu có và bền vững. Làm giàu tinh thần tức thành tựu tịnh tín bất động với Tam bảo và Giới luật mới thực sự là giàu, rất giàu, có tài sản lớn, có danh xưng lớn...
Phật dạy: "Thế gian có năm việc tuyệt chẳng thể được"
Trưởng giả Cấp Cô Độc dùng xe chở đầy vàng đen để lót hết khu vườn của thái tử Kỳ Đà xây dựng Tinh xá cúng dường Phật và Tăng đoàn. Ảnh: Tư liệu Phật giáo
Một thời, Thế Tôn trú giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, dạy các Tỷ kheo:
Thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ kheo, vị Thánh đệ tử được gọi là giàu, rất giàu, có tài sản lớn, có danh xưng lớn. Thế nào là bốn?Ở đây, này các Tỷ kheo, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tịn tính bất động đối với Phật: “Đây là Như Lai, bậc A La Hán… Phật, Thế Tôn”. Đây là phước đức sung mãn, thiện sung mãn, món ăn cho lạc thứ nhất. Lại nữa, này các Tỷ kheo, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tịn tính bất động đối với Pháp… đối với Tăng… thành tựu các Giới được các bậc Thánh ái kính… đưa đến thiền định. Đây là phước đức sung mãn, thiện sung mãn, món ăn cho lạc thứ hai, thứ ba và thứ tư. Những pháp này, này các Tỷ kheo, là bốn phước đức sung mãn, thiện sung mãn, món ăn cho lạc.
Thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ kheo, vị Thánh đệ tử được gọi là giàu, rất giàu, có tài sản lớn, có danh xưng lớn.
(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ V, chương 11, phẩm Phước đức sung mãn với kệ, phần Rất giàu hay giàu [1], Nxb Tôn Giáo, 2002, tr.586).
Tu chứng tức chẳng không, nhiễm ô chẳng thể được
Lời bàn:
Tiền bạc, của cải là biểu trưng cho sự giàu có, là mục tiêu để phấn đấu của mọi người. Làm giàu lương thiện để ổn định cuộc sống và góp phần xây dựng xã hội là phương châm sống của những người chân chính. Để đạt được sự giàu có, sung túc về phương diện vật chất ắt phải có một phước báo lớn, không phải ai cũng có được. Tuy vậy, sự giàu có vật chất vốn rất tạm bợ, mong manh, khó tìm nhưng dễ mất. Vì thế, bên cạnh tiêu chí làm giàu về tiền bạc, tài sản con người cần phải làm giàu tâm hồn, phải thực sự giàu có về phương diện tinh thần.
Theo tuệ giác Thế Tôn thì việc thành tựu niềm tin bất động vào Phật, Pháp, Tăng và thành tựu Giới luật đưa đến thiền định mới được gọi là giàu, rất giàu. Đây chính là tài sản tinh thần của tất cả những người con Phật. So với tài sản vật chất tạm bợ thì tài sản tinh thần này rất ổn định, làm giàu cho những ai sở hữu nó không chỉ trong đời này mà cả những đời sau. Con đường đi đến giàu có tinh thần này không đi kèm với sự trả giá bằng máu và nước mắt; hoàn toàn vắng bặt tham vọng, toan tính, hận thù cùng với tất cả sợ hãi, lo âu; giàu có mà cực kỳ an vui, thanh thản và tự tại.
Lời Phật dạy về duyên nợ trong tình yêu
Trong bối cảnh đất nước ngày càng phát triển, kinh tế xã hội gia tăng đáng kể, những người con Phật cũng ngày càng giàu lên, trong đó tất yếu có cả hàng ngũ xuất gia. Với tinh thần phương tiện, tất cả những người con Phật đều có thể làm giàu về phương diện vật chất vì đời sống tự thân, gia đình và thực hành bi nguyện độ sanh. Tuy nhiên, dẫu cho sự làm giàu này hoàn toàn chân chính, lương thiện và đúng chánh pháp thì vẫn không đạt được sự giàu có đích thực. Vì thế, những ai bám víu, cố chấp vào sự thành tựu vật chất mà chểnh mảng việc làm giàu tinh thần, theo tuệ giác của Thế Tôn, người ấy vẫn thực sự nghèo nàn.
Mỗi người con Phật ngoài việc làm giàu vật chất phải chú trọng đến làm giàu tinh thần. Chỉ có gia tài Phật pháp mới thật sự giàu có và bền vững. Làm giàu tinh thần tức thành tựu tịnh tín bất động với Tam bảo và Giới luật mới thực sự là giàu, rất giàu, có tài sản lớn, có danh xưng lớn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm