Ấm áp tết quê
Đêm giao thừa ở quê không có những đợt bắn pháo hoa rực rỡ như chốn thị thành nhưng rất vui, rất lạ và ấm áp nghĩa tình. Mấy đứa nhỏ thì vây quanh ông bà nghe kể chuyện đời xưa trên bộ ván “ngựa” to rộng, láng bóng, mát lạnh.
Hòa thượng Thích Hiển Tu: “Tết là dịp để hướng thượng”
Tết này tôi đưa vợ con về quê. Một là để tìm cảm giác thư thái, nhẹ nhõm sau một năm công tác. Hai là để tránh né bầu không khí ngột ngạt, sôi động, tất bật chôn thị thành với bao cảnh ngỗn ngang vì kẹt xe; khói bụi mịt mù; những trận say rượu, bia bí tỉ; những tiếng còi xe cấp cứu nạn nhân ngộ độc thực phẩm, ngộ độc rượu….Và hơn hết là để các con tôi biết thế nào là hương vị tết quê.
Chiều 29 tết, sau khi đi thăm viếng họ hàng, mồ mã tổ tiên, ông bà, cả nhà tôi quây quần nấu bánh tét. Các con tôi cứ đi từ ngạc nhiên nầy đến ngạc nhiên khác bởi từ nhỏ đến giờ chúng có biết gì về chuyện tảo mộ ngày xuân; chuyện đốn tre làm cây nêu trước ngõ; chuyện xay bột bằng cối đá để đổ bánh xèo; chuyện tát mương bắt cá làm món ăn; chuyện khoanh tay chúc tết ông bà, dòng tộc…

Ảnh minh họa.
Chiều 30 tết. Những đoàn lô tô miệt vườn, những đoàn hát cải lương đã tề tựu trong khoãng sân đình làng đối diện nhà mẹ tôi. Các con tôi cứ trầm trồ trước những chiếc xe ngựa “thổ mộ” rất đẹp đưa rước khách phi nhanh trên những con đường nhựa to rộng phát ra những âm thanh “lốc cốc” thật lạ lẫm.
Đêm giao thừa ở quê không có những đợt bắn pháo hoa rực rỡ như chốn thị thành nhưng rất vui, rất lạ và ấm áp nghĩa tình. Mấy đứa nhỏ thì vây quanh ông bà nghe kể chuyện đời xưa trên bộ ván “ngựa” to rộng, láng bóng, mát lạnh. Có đứa ngủ ngon trong lời kể chuyện cổ tích của mẹ tôi, trong làn gió xuân mát dịu từ mé sông ùa về từng đợt. Cha tôi thì cứ trầm ngâm tự lự bên ấm trà sen nóng hôi hổi với nụ cười viên mãn vì năm nay đã có đầy đủ con cháu sống tứ xứ về sum họp. Những cô con gái, con dâu thì chăm chút lại những bộ quần áo, đun củi vào những bếp lữa nấu bánh cháy hừng hực lữa hồng. Cánh đàn ông chúng tôi quây quần bên mâm rượu gia đình cuối năm. Không có mặt các loại bia, các loại rượu đặt tiền, thay vào đó là những ly rượu nếp quê nhà; những con cá tát đìa; những con tôm đổ đáy, xổ “vuông”; những con khô cá lóc, cá trê dân dã thơm ngon. Không có máy lạnh cũng chẳng cần bất kỳ loại quạt giải nhiệt nào vì đã có gió sông khuya rất lạnh phần phật thổi về.
Phút giao thừa đã điểm. Cha mẹ tôi trải chiếu trước sân nhà để lạy Phật cầu năm mới với bao chuyện tốt lành. Bên cạnh ông bà có rất nhiều cháu con vây quanh hớn hở lạy theo với tiếng cười khúc khích. Các con tôi với đôi mắt tròn xoe vì ngạc nhiên, vì thích thú xua đuổi nhanh những cơn buồn ngủ chập chờn.
Tết Nguyên Đán – Nét đẹp lưu giữ ngàn đời
Cha mẹ tôi ngồi đĩnh đạc giữa nhà để nghe con cháu chúc mừng năm mới và nhận lấy những bao lì lì từ đám trẻ, sau đó ông bà lại lì xì cho lũ trẻ con với nụ cười hạnh phúc.
Mùng 1 tết, cả gia đình kéo nhau đến chùa lễ Phật với bao điều mong ước đầu năm. Lân đến nhà múa vang inh ỏi. Tiếng loa từ những đoàn lô tô ầm ập vang lên. Hai bên đường là những tụ điểm chơi lô tô, bầu cua cá cọp của trẻ con. Mẹ tôi nói: quê mình ngày tết thì phụ nữ đánh bài tứ sắc; đàn ông thì đánh bài “cào”, bài “cát tê”; chơi đá gà nhưng để vui thôi chớ không mang tính sát phạt như trước đâu. Nhà nầy kéo nhau sang nhà khác để chúc tết, để “lai rai” nhưng tiệt nhiên không say xỉn, không phát ngôn bậy bạ; không lớn tiếng cải nhau để ăn tết thật may mắn. Đêm về âm thanh từ các đoàn hát lại vang dội khắp thôn xóm. Cả xóm mất ngủ trong tư thế rộn ràng.
Chúng tôi trở lại thị thành sáng mùng 3 tết để “né” cảnh kẹt xe “truyền thống". Mẹ tôi chu đáo buộc đôi gà trống phía sau xe và nhiều đòn bánh tét. Mẹ nói: quê hương là hồn cốt con người. Nếu được mỗi năm cố gắng dẫn vợ con về thăm mẹ cha, dòng họ.
Xe tôi lăn bánh. Bóng mẹ xa dần, nhỏ dần. Hai đứa con tôi mắt ươn ướt lệ. Không biết chúng tiếc nuối những ngày tết quê mùa thật vui, thật lạ, hay vì thương ông bà đang vò võ trông con cháu ngày xuân.
Với tôi, hương vị tết quê vẫn mãi theo tôi về với thị thành.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Hành thiền là mùa xuân
Xuân Muôn Nơi
Tất cả chúng ta đều mong muốn có được hạnh phúc, an lạc trong cuộc đời. Nhưng khi chúng ta hướng tâm ra xung quanh, nào là xung đột, bất an, chiến tranh, tật bệnh, nhiều hiểm họa đang ảnh hưởng tới sự bình an của bản thân. Cảm giác tách rời, xa lạ, sân hận với mọi người và thế giới xung quanh, đôi khi ta có cảm giác và niềm tin rằng phải đấu tranh, chiến đấu với mọi người, với người khác mới mang lại cho ta niềm an lạc đích thực, nằm ở sự đấu tranh?

Hàng ngàn ngọn nến cầu an tại chùa Pháp Bảo
Xuân Muôn Nơi
Tối Rằm Tháng Giêng (12/2), trong không gian trang nghiêm và thanh tịnh, chùa Pháp Bảo (TP Biên Hòa, Đồng Nai) đã long trọng tổ chức pháp hội hoa đăng cầu quốc thái dân an, quy tụ đông đảo chư Tăng Ni và quý Phật tử từ khắp nơi về tham dự.

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Xuân Muôn Nơi
Dẫu mùa xuân có qua đi, trăm hoa có rơi rụng úa tàn, rồi thì mùa xuân cũng trở lại và muôn hoa vẫn đua nở, để hiến dâng cho đời những hương sắc xinh tươi.

Linh thiêng lễ rước Tam tổ Trúc Lâm tại hội Tây Yên Tử tỉnh Bắc Giang
Xuân Muôn Nơi
Sáng 9/2, dù thời tiết Bắc Giang rất lạnh, hàng chục nghìn người dân và du khách vẫn có mặt tại quảng trường trung tâm dự lễ khai hội.
Xem thêm