Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 17/02/2023, 10:15 AM

Âm dương trong việc làm phước

Những gì chúng ta cúng dường, làm phước là âm đức, còn cái mình hưởng thụ ăn chơi xa hoa là dương. Cho nên nếu chúng ta hưởng nhiều mà làm phước ít, tức là cái dương nhiều, cái âm ít thì ta sẽ dần hết phước, không giàu được nữa, có khi còn rơi vào nghèo khó.

Audio

Khi chúng ta có tiền mà đem bố thí thì ta đang làm âm mình đi và trời đất sẽ để lại cho mình. Đó là lý do tại sao những người hay bố thí, giúp đỡ người khác buộc phải giàu sang. Nếu ta có tình thương yêu - hãy cho đi, nếu có tài năng - hãy giúp đời, có sức khỏe - hãy cống hiến, phụng sự, hy sinh. Tức là ta cứ làm cho mình mất đi, trống đi, không giữ lại cái gì cho mình thì trời đất cứ lấp đầy lại mãi.

Sở dĩ trên đời xuất hiện những thiên tài cũng bởi lý do này. Do nhiều đời trước, khi biết cái gì họ cũng chỉ hết cho người khác mà không giấu giếm nên những đời sau từ khi còn bé họ đã bộc lộ tài năng phi thường.

Phải làm phước rất nhiều để làm gì?

4

Nếu xét trên tài sản thì việc đem của cải đi giúp đời, giúp người, giúp đạo là âm. Nhưng nếu nói trên phương tiện thì làm phước chưa là âm hay dương. Có điều, sau khi làm phước nếu ta đem khoe là dương. Người nào làm phước rồi đi kể lại với người khác để khoe là dương. Càng khoe nhiều chừng nào thì phước càng hết nhanh chừng đấy. Còn làm phước mà kín đáo, không khoe khoang là âm nên phước rất dồi dào. Do đó khi làm phước chúng ta phải rất kín đáo, im lặng, khiêm hạ là vì vậy.

Đó là lý do mà trong công hạnh của Bồ tát Đại Thừa, Phật dạy các Bồ tát rất kỹ, làm vô số việc công đức nhưng phải xem như không. Có vậy thì công đức của Bồ tát mới đến vô tận, vô biên để có thể thành Phật. Phật quả là tuyệt đối, là vô biên vô lượng. Nên chừng nào ta làm vô số điều công đức với chúng sinh mà không bao giờ hé môi thì mới đạt được. Còn nếu hé mối nửa lời thôi thì bắt đầu có cái giới hạn, không đạt được Phật quả. Nguyên tắc là như thế. Chúng ta cũng phải học hạnh đó, cố gắng siêng làm phước mà đừng chấp công, đừng khoe khoang. Đó vừa là đạo đức mà cũng là âm dương.

Bên cạnh đó, trong việc làm phước, nếu cái ta hưởng thụ bên ngoài rất ít, trong khi công đức làm bên trong rất nhiều thì phước ta hưởng rất lâu, sự thành công của ta cũng rất bền. Ví dụ chúng ta đi chùa và cúng cho chùa 5 triệu đồng, rồi sau đó mình đi ăn chơi hết 10 triệu đồng thì cái phước mình làm cho chùa từ từ mất luôn, do ta đã hưởng phước nhiều hơn cái mình cúng. Những gì chúng ta cúng dường, làm phước là âm đức, còn cái mình hưởng thụ ăn chơi xa hoa là dương. Cho nên nếu chúng ta hưởng nhiều mà làm phước ít, tức là cái dương nhiều, cái âm ít thì ta sẽ dần hết phước, không giàu được nữa, có khi còn rơi vào nghèo khó luôn. Người nào khôn ngoan, làm phước thật nhiều mà hưởng rất ít thì phước của họ rất bền, sau này sự nghiệp thành công rất lâu, chết rồi qua cõi kia tiếp tục hưởng phước.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhân duyên của giàu và nghèo

Kiến thức 10:16 15/04/2024

Một thời, Thế Tôn ở Sàvatthi, tại tinh xá ông Anàthapindika. Có thanh niên Subha Todeyyaputta đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn: Thưa Thế Tôn, do nhân gì, duyên gì giữa loài người với nhau, chúng tôi thấy có người tài sản nhỏ, có người tài sản lớn? Này Thanh niên, hãy nghe và suy nghĩ kỹ, Ta sẽ nói:

Tám đặc điểm hiếm có trong giáo pháp Như Lai

Kiến thức 20:26 14/04/2024

“Có tám pháp hiếm có khiến các Tỳ-kheo vui thích ở trong đó. Sao gọi là tám? Trong pháp của Ta đầy đủ giới luật, không có hành phóng dật. Đó gọi là pháp hiếm có thứ nhất, các Tỳ-kheo thấy rồi vui thích ở trong đó, như biển cả kia rất sâu và rộng.

Thấu lý duyên khởi, vượt thoát khổ sầu

Kiến thức 10:15 14/04/2024

Phật pháp rộng lớn uyên áo thâm sâu vô cùng không phải ai cũng có thể hiểu đến nơi đến chốn. Chính vì vậy, không ít người hiểu Phật pháp một cách nửa vời, ít đạt hiệu quả chuyển hóa khổ đau trong đời sống hiện thực.

Tương quan giữa cho và nhận

Kiến thức 08:50 14/04/2024

Cho người thực ra đó là cho mình là một nhận thức quen thuộc của những người con Phật. Vì thế, ngoài tấm lòng từ bi bao dung, độ lượng đối với tha nhân, người Phật tử thực hành bố thí với mục đích nhằm vun bồi phước báo cho chính mình.

Xem thêm