Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 26/10/2022, 09:41 AM

Tại sao bố thí được phước báo, nhưng cúng dường được công đức?

Trong Kinh Hoa Nghiêm Đức Phật dạy: Quảng tu cúng dường, chính là ý này. Cúng dường và bố thí đều giống nhau, về sự giống nhau, nhưng dùng tâm khác nhau.

Nguyện thứ ba của Phổ Hiền là: “Quảng tu cúng dường”. Tốt ! Bây giờ chúng ta biết, tài phú, trí tuệ, đức tướng trong vận mệnh của mỗi người. Đức là công đức, tướng là tướng hảo, đều là trong tự tánh vốn đầy đủ, không phải bên ngoài đến.

Nhưng khi mê thất tự tánh, chưa minh tâm kiến tánh, không đạt được điều gì trong tự tánh, chúng ta không hưởng thụ được. Tuy có, nhưng giống như đóng kín cất lại đó, như vậy phải dựa vào tu đức.

Chúng ta tu một chút mới đạt được một chút, nhưng người biết tu, tu đức và tánh đức của họ có thể thông đạt. Dùng tu đức của mình, dẫn dắt những thứ trong tự tánh mình ra, hay quá !

Trí tuệ, tài phú trong tánh đức là lấy không hết, dùng không cạn.

Trong Kinh Hoa Nghiêm Đức Phật dạy: Quảng tu cúng dường, chính là ý này. Cúng dường và bố thí đều giống nhau, về sự giống nhau, nhưng dùng tâm khác nhau.

Cúng dường được hưởng phước giàu có như Thiên Nhân

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Dùng tâm cung kính là cúng dường, tâm bình thường là bố thí.

Nên bố thí đa phần là được phước báo, nhưng cúng dường có công đức, vì sao?

Quý vị là tâm chân thành, nó tương ưng với công đức.

Cúng dường của cải được giàu có, sẽ dẫn dắt tài phú trong tự tánh ra. Pháp cúng dường được trí tuệ, cũng có thể dẫn dắt trí tuệ trong tự tánh. Cúng dường vô úy được mạnh khỏe trường thọ, có thể dẫn dắt tướng hảo trong tự tánh ra. Làm sao mới có thể dẫn dắt ra ?

Chân tâm, có một chút vọng tâm sẽ không dẫn ra được.

Chân tâm là gì ? Hoàn toàn là lợi tha, không nên tự lợi, tự lợi chắc chắn là vọng tâm. Nhập môn của Phật giáo, tiểu thừa Tu đà hoàn, Bồ Tát sơ tín vị của đại thừa, điều đầu tiên phải buông bỏ, phải phá thân kiến.

Trong Kinh Kim Cang nói: “Vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng”. Ai làm được ? Tu đà hoàn làm được, Bồ Tát sơ tín vị làm được, đó là điều kiện nhập môn đầu tiên, vì thế bậc cửa của Phật rất cao.

Bao nhiêu năm nay tôi dạy các vị đồng học, tôi dạy 16 chữ:

Buông bỏ tự tư tự lợi,

buông bỏ danh văn lợi dưỡng,

buông bỏ ngũ dục lục trần,

buông bỏ tham sân si mạn.

Tôi nói rất rõ ràng, rất minh bạch. Nếu làm được 16 chữ này, đã nhập học chăng? Không có, nhập học là lớp một tiểu học, chúng ta chưa nhập học, còn đang học mẫu giáo.

Chúng ta chỉ đến cửa tiểu học của Phật, chưa vào trong, vào trong điều kiện này của chúng ta chưa được, vào phải dùng điều kiện của Phật.

Đó chính là điều trong Kinh Kim Cang nói: “Vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng”. Đây là nhập môn, là đi vào.

Nên tôi chỉ đưa mọi người đến cửa, chưa vào cửa, vào cửa là việc của mỗi người.

Chắc chắn phải làm được 16 chữ này trước, chúng ta mới thật sự buông bỏ năm loại kiến hoặc, mới có thể nhập môn. Nên 16 chữ này gọi là tiền phương tiện nhập môn, giống như học ở trường phải học thêm trước vậy, điều này rất quan trọng.

Nếu không làm được 16 chữ này, vĩnh viễn không thể nhập môn. Nói cách khác, tám vạn bốn ngàn pháp môn, chúng ta tu học bất cứ pháp môn nào, đều không có thành tựu, không thể không biết điều này.

Như vậy phải làm sao ? Nếu may mắn gặp được Tịnh độ, Tịnh độ là đới nghiệp vãng sanh, sanh vào cõi phàm thánh đồng cư.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thế nào gọi là pháp sư?

Kiến thức 09:37 25/11/2024

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, đến chỗ Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch Phật rằng: - Như Thế Tôn nói pháp sư. Vậy thế nào gọi là pháp sư?

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?

Kiến thức 17:08 24/11/2024

Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.

Giải thích các cõi trong lục đạo

Kiến thức 16:00 24/11/2024

Ðức Phật đã bảo thế-giới của chúng ta đang ở có ngũ thú là: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh, Nhơn và Thiên. Các loài hữu-tình do tạo nghiệp lành nên được sanh về thiện thú, và bởi gây nhân dữ nên bị đọa vào ác đạo. Nhân duyên ấy như thế nào?

Sự cúng dường ý nghĩa nhất là gì?

Kiến thức 15:37 24/11/2024

Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt. Trong nhà Phật thường nói: “Muôn việc bỏ lại đời, chỉ có nghiệp theo thân”.

Xem thêm