Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 12/01/2023, 08:05 AM

Không có tiền thì làm phước như thế nào?

Sự thực là nếu ta biết làm phước bằng miệng thì phước nhiều hơn bằng tiền, hay tay chân, ngược lại, cái miệng của mình cũng tạo tội nhiều hơn, nhanh hơn tiền bạc và sức lực của mình.

Audio

Nếu không có tiền thì ta làm phước bằng cái miệng, làm phước bằng miệng có khi còn có phước nhiều hơn làm bằng tay, bằng tiền. Sự thực là nếu ta biết làm phước bằng miệng thì phước nhiều hơn bằng tiền, hay tay chân, ngược lại, cái miệng của mình cũng tạo tội nhiều hơn, nhanh hơn tiền bạc và sức lực của mình.

Ví dụ như bữa nào đó, mình khởi tâm hung dữ, mình vào chùa gây lộn với ông thầy, đánh ông rớt mấy cái răng thì tội mình nặng không? Rất là nặng, vì mình đã xúc phạm đến một vị tăng. Nhưng như vậy vẫn chưa bằng mình đi ra chợ rêu rao, nói bậy, nói xấu ông thầy. Những lời mình nói làm người ta mất tín tâm, người ta bỏ chùa, không học đạo nữa.

Hãy làm phước khi mình còn hơi thở

3

Làm vậy thì vì cái miệng, không biết mình sẽ bị đọa bao nhiêu kiếp. Đánh ông thầy gẫy răng nhiều khi chỉ phải trả quả báo trong một vài năm, mình sám hối sẽ hết, còn nói xấu ông thầy làm người ta mất tín tâm với đạo thì trả không biết bao nhiêu đời.

Chúng ta biết cái miệng mình tạo tội, tạo phước nhiều hơn tay chân và tiền bạc nên từ nay, nếu nghèo quá, không đủ sống thì ta biết mình có thể dùng nó để làm phước rồi.

Nghĩa là kể từ giờ trở đi, ta sẽ dùng cái miệng của mình để đem đạo lý đến cho mọi người. Trên cuộc đời này, còn có rất nhiều người chưa biết đạo, chưa biết Phật Pháp, nên còn rất nhiều chuyện ta có thể làm, còn rất nhiều cơ hội cho ta tạo phước.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Một chút lưu luyến trong lúc vãng sanh sẽ sanh ra nhiều chướng ngại

Kiến thức 11:50 03/05/2024

Tôi 26 tuổi học Phật, nghe được Phật pháp, năm nay đã 80 tuổi rồi, nghĩ lại giống như mới học Phật ngày hôm qua, bạn nói xem đời người có ý nghĩa gì?

Đại từ đại bi, chữ “đại” có nghĩa là gì?

Kiến thức 10:45 03/05/2024

Chúng ta nhất định phải có trí huệ, đối xử với tất cả chúng sanh, chúng ta luôn mong muốn tất cả chúng sanh sớm được giác ngộ, sớm được thoát khỏi sáu cõi luân hồi, sớm viên thành Phật đạo.

Tham nhiễm ngũ dục rất điên đảo, người tu phải cố gắng lần lượt phá trừ

Kiến thức 09:30 03/05/2024

Các phiền não về tham không ngoài sự đắm nhiễm ngũ dục lục trần. Từ cội gốc tham, sanh ra các chi tiết xấu khác như: bỏn sẻn, ganh ghét, lường gạt giả dối...gọi là Tùy phiền não.

Tâm bình thế giới bình

Kiến thức 20:34 02/05/2024

Hòa bình nghĩa là không chiến tranh, không chết chóc, không đau thương. Quan niệm hòa bình của Phật giáo là không có chiến tranh từ tâm thức đến ngoại cảnh, từ nhân cho đến qủa. Nói rõ hơn, chiến tranh có là do tâm hỗn loạn, tham lam, sân hận và si mê.

Xem thêm