Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 14/12/2022, 08:03 AM

Cho người là cho mình - góc nhìn khác về bố thí

Người đệ tử Phật tùy duyên bố thí mọi lúc mọi nơi trong đời sống hàng ngày. Bố thí ngoài mục đích cho người còn có ý nghĩa quan trọng là cho mình.

Audio

Bố thí trong đạo Phật gồm ba phương diện: Tài thí là chia sẻ tài vật, tùy duyên mà cho. Pháp thí là chia sẻ giáo pháp, giúp người hiểu biết lời Phật dạy để làm lành, tránh ác. Vô úy thí là tìm cách mang lại sự bình an cho người. Người đệ tử Phật tùy duyên bố thí mọi lúc mọi nơi trong đời sống hàng ngày. Bố thí ngoài mục đích cho người còn có ý nghĩa quan trọng là cho mình.

Nguyên tắc cốt lõi của hạnh bố thí là tùy duyên, hoan hỷ, trí tuệ. Tùy duyên là duyên đến đâu làm đến đó. Cụ thể là có nhiều làm nhiều, có ít thì làm ít, không có thì thôi (trong tâm vẫn mong ước có điều kiện giúp đỡ). Hoan hỷ là trước, trong và sau khi bố thí đều vui vẻ, đẹp lòng. Trí tuệ là đúng người, đúng việc, mang đến lợi ích thiết thực.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Riêng về tài thí, ở đây chúng ta chỉ xét đến cách bố thí vụn vặt hàng ngày như mời người một ly nước hay chiếc bánh để ấm lòng. Vì mình đã chuẩn bị sẵn định mức cho bố thí hàng ngày, nên dù gặp bất cứ ai, hãy mở lòng, vô tư chia sẻ, không suy nghĩ gì hết. Thậm chí mình bị lợi dụng hay lừa gạt, trong trường hợp này cũng chẳng sao, vì đây là bố thí cho mình.

Hiện nay vì nhiều lý do mà mọi người phải cân nhắc, đắn đo khi bố thí, dù vật thí không lớn. Nếu không biết cách nuôi dưỡng thì tâm bố thí sẽ có ngày thui chột, dửng dưng với khó khăn, vô tâm với hoạn nạn, bàn tay mới chớm buông rồi lại nắm chặt. Nên cách bố thí vô tư này nhằm vun đắp tấm lòng rộng mở của mình vốn đã bị xói mòn theo gian dối cuộc đời.

Dĩ nhiên khi bố thí tài sản có giá trị lớn thì phải tìm hiểu kỹ, đúng người đúng việc; từ bi phải đi lền với trí tuệ, từ bi chính là trí tuệ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tâm ý là kẻ tạo tác cảm nhận của chúng ta

Kiến thức 09:12 02/05/2024

Theo quan điểm của Phật giáo thì chẳng có ích lợi gì trong việc tìm kiếm khởi thủy của đời sống và điểm bắt đầu của những trạng thái nhiễu loạn của chúng ta.

Từng bước chuyển hóa tâm thức

Kiến thức 08:59 02/05/2024

Giảng giải về Tứ thánh đế và Bát thánh đạo là phương pháp truyền thống để diễn đạt giáo pháp nhưng ở đây chúng ta lại diễn đạt giáo pháp bằng phương pháp mới hơn; đó là trình bày hành trình từng bước tiến đến giác ngộ.

Đủ phước đức mới thành tựu được hai phương diện “thân vui, tâm cũng vui”

Kiến thức 17:00 01/05/2024

Sống ở đời, hạnh phúc nhất là thân khỏe và tâm an, vật chất và tinh thần đều sung mãn. Nói theo Thế Tôn là “thân vui, tâm cũng vui”, đời sống vật cãhất đầy đủ, thân thể khỏe mạnh đồng thời đời sống tinh thần hiện tại an vui, tâm không còn phiền no, vượt thoát các ác đạo.

Ngủ an lạc, thức an lạc, không ác mộng, được mọi người thương mến

Kiến thức 12:21 01/05/2024

Trong tự nhiên, nước là chất lỏng mềm ướt, vậy mà nước dưới áp lực cao có thể cắt đứt mọi thứ. Nước còn khắc chế được hỏa hoạn, dập tắt lửa dù nó có hung bạo tới đâu.

Xem thêm