Ấm lòng tin
Bà Út Cơn vừa đổ đống phế liệu trong bao ra vừa chửi: “Cha mẹ đứa nào hổng dạy con, cho nó đi phá làng phá xóm, của tao lượm không công hả? Sao phá phách vậy? Đồ quỷ sứ ma vương!”.
Ba đứa trẻ đứng núp sau tấm vải nhựa nhùng nhằng trong căn nhà gần sập cười tủm tỉm. Một đứa đưa tay che miệng nói nhỏ: “Bả mà biết tụi mình đổ đồ ve chai của bả thì bả đập chết!”. Một đứa có vẻ hiền từ hơn: “Tao thấy làm vậy ác quá! Bả đi lượm cực lắm, sao mình lại đổ của bả?”. Thằng còn lại nói ỉu xìu: “Cũng tội nghiệp thiệt! Nhưng ai biểu bả hay chửi tụi mình là đồ quỷ sứ! Tính ra tụi mình cũng đáng tội!”. Thằng có vẻ hiền từ nói xuôi.
Cái chòi lá xiêu vẹo của bà Út Cơn chỉ vỏn vẹn 9m2. Bả ở đây cũng hơn chục năm rồi. Người ta gọi bà là bà Út Cơn vì bà không được tỉnh táo gì, lâu lâu lại có vẻ cơn cơn. Cả xóm hơn chục nóc nhà chỉ có dân làm thuê làm mướn. Nhưng người ta còn có cái nhà coi được, còn bà chỉ được một cái chòi. Người ta còn chồng còn vợ còn con. Còn bà chỉ một thân một mình lại nghèo xơ xác nên thường bị người ta ăn hiếp. Có khi bà tức tưởi khóc. Nhưng cũng có khi bà nổi cơn chửi mắng hay dùng gạch đá liệng tứ tung. Những lúc vậy mọi người cũng sợ.
Mấy ngày nay bà Út Cơn bị cảm. Không đi lượm ve chai được, nhà lại hết gạo không còn gì ăn. Bà nằm khóc. Muốn qua nhà kế bên mượn gạo, nhưng nghĩ tới vợ chồng nhà đó thường đối xử tệ với bà - nên thôi. Nằm thêm một lúc, bà nghe tiếng người xôn xao: “Ở chùa trong phát gạo. Đi lãnh đi!”. Bà gắng gượng ngồi dậy, nhưng thấy chóng mặt, lại nằm xuống. Một lát sau, bà lại ngồi dậy bước ra cửa. Thằng Bi (thằng hiền nhứt trong ba thằng hay phá bà) vừa đi ngang vừa rủ: “Bà Út đi lãnh gạo đi! Ở chùa trong phát gạo đó!”. Nó nói rồi chạy một hơi.
Bà Út lấy cái nón đã rách te tua đội lên đầu. Bà đi chậm chạp về hướng chùa. Hai chân ngày thường đã yếu, mấy ngày nay bị cảm lại yếu thêm. Gần tới chùa, bà thấy dòng người xếp hàng khá dài nên cũng nối đuôi. Hy vọng được nhận phần gạo từ thiện khiến bà thấy vui. Bà ngồi xuống chờ đợi. Bỗng bà nghe tiếng loa từ phía trong: “Bà con ơi! Số gạo tới đây đã hết. Ngày mai sẽ phát tiếp. Ở đây cô bác cùng xóm nghèo nên được quan tâm, cứ yên tâm đi!”.
Mọi người lần lượt ra về. Bà Út buồn hiu nhìn theo những người có gạo. Bà đứng dậy không nổi nữa. Lấy gì ăn bây giờ! Bỗng một bàn tay nắm lấy tay bà kéo lên. Bà Út nhìn thấy một người đàn bà cũng trạc tuổi bà trong bộ quần áo nâu. Có lẽ đây là người trong tổ phát gạo. “Bà bịnh hay sao? Sao có vẻ yếu quá vậy?”. Bà Út gắng gượng: “Tôi bị cảm mấy ngày nay rồi. Nhà hết gạo, tính lãnh được gạo cũng cũng mừng. Sáng giờ chưa có gì ăn!”. Người mặc đồ nâu khẽ khàng: “Đằng kia có quán cháo. Tôi đưa bà đi ăn rồi còn uống thuốc nữa!”. Bà Út nhìn người đối diện như vừa nhìn thấy một bà tiên.
Ăn hết tô cháo cá nóng hổi ngon lành, bà Út thấy khỏe hẳn trong người. Bà áo nâu căn dặn: “Bà ngồi đây, tôi đi mua thuốc!”. Bà Út nhìn theo dáng người đàn bà mới quen mà nghe mắt cay cay. Lâu rồi đâu có ai tốt với bà như vậy đâu. Người ta nói bà khùng, bà cơn cơn. Người ta nói bà hung dữ. Ngay tới mấy đứa nhỏ cũng chọc phá bà. Bây giờ lại có người quan tâm tới bà, cho bà ăn lại còn đi mua thuốc.
Người đàn bà trở lại với một bọc gạo nhỏ, một ít thịt. Bà đưa bà Út mấy bịch thuốc, kêu uống liền một bịch: “Tôi mua một ký gạo với chút thịt, bà muốn ăn cơm hay ăn cháo thì nấu. Ngày mai, tôi dành cho bà một phần gạo và nhu yếu phẩm. Bà yên tâm đi!”. Bà Út cầm lấy gạo và thịt, líu ríu nói lời cảm ơn.
Nói theo nhà Phật, cuộc gặp gỡ tốt đẹp là duyên. Bà Út từ ngày gặp bà áo nâu đã như trở thành người khác. Chính cái tâm của bà áo nâu đã thay đổi bà. Bà Út không còn cơn cơn hay chửi mắng. Ai hung dữ với bà, bà cũng nhịn. Đó là nhờ công của bà áo nâu. Biết bà Út từ khi mới lọt lòng đã bị mẹ bỏ rơi. Bà được mấy người chuyền tay nhau nuôi dưỡng để cuối cùng làm con của một bà cũng nghèo khổ - không chồng. Bà Út được mười lăm tuổi thì mẹ nuôi qua đời. Thấy cảnh nhà bà như vậy, đám thanh niên xấu xa rắp tâm ăn hiếp. Bà Út cũng không phải tay vừa. Ai muốn làm chuyện không phải với bà, bà chống trả ngay. Cuối cùng, bà gặp một thanh niên hiền từ cũng làm thuê làm mướn. Hai người đến với nhau không cưới xin gì cả. Họ tá túc trong cái nhà má nuôi bà Út cất tạm bên lề đường. Tuy nghèo khó, nhưng vợ chồng cũng ấm êm hạnh phúc. Nhưng hình như số phận lại khắc nghiệt với bà. Cái đêm được người ta báo tin chồng bà bị tai nạn giao thông chết thảm. Không tìm được người gây án vì đêm đó mưa gió ngập trời đã xóa hết dấu vết. Từ sau thảm họa đó, bà như trở thành một người khác. Ngày ngày theo đám người lượm ve chai kiếm sống. Chỗ ở cũ bị giải tỏa vì nằm trên lề đường. Bà che được cái chòi trên miếng đất nhỏ cạnh bãi rác từ mười năm nay.
Bà áo nâu vẫn thường xuyên ghé thăm bà Út. Bây giờ, bà Út đã biết ăn chay ngày rằm và mùng một. Mỗi chiều khi xong công việc, bà đến chùa quỳ trước tượng Quán Thế Âm lộ thiên vừa lạy vừa cầu nguyện. Bà áo nâu đã trao được niềm tin cho bà. Thỉnh thoảng bà còn nhận được ít tiền từ thiện từ bà áo nâu. Mọi người trong xóm đã không còn ăn hiếp bà. Đám con nít cũng không còn phá phách bà. Thỉnh thoảng, chúng còn đem tới cho bà một ít đồ ve chai.
Đã hai ngày nay mọi người không thấy bà Út, cửa chòi của bà vẫn đóng. Mọi người ngạc nhiên nhưng vẫn lo công việc của mình. Chiều tối, một tin động trời được lan truyền. Một xác phụ nữ được phát hiện trong rừng dầu sau chùa. Công an và pháp y đã tới làm nhiệm vụ. Mọi người dồn thổi đủ điều, cho xác chết của bà Út. Đám thằng Bi cũng tới coi. Không có vẻ là bà Út chút nào. Xác chết có vẻ trẻ hơn. Nhưng những người nhiều chuyện thì nói có vẻ như thật rằng chắc bà khổ quá nên tự tử. Sự thật bà Út không còn khổ nữa từ ngày gặp bà áo nâu. Bà được giúp đỡ và được đối xử tốt. Bà lại có lòng tin ở Mẹ Quán Thế Âm. Có lẽ những người đọc kinh và đi chùa trước bà, cũng không có được niềm tin như bà.
“Bà Út về rồi! Bà Út về rồi!”. Tiếng la của đám thằng Bi làm mọi người giật mình nhìn lại. Bà Út cùng với bà áo nâu vừa xuống xe chở đoàn từ thiện. Họ vừa về từ một xã vùng xa để giúp đỡ bà con ở đó. Bà Út đã nhìn thấy những người còn khổ hơn mình vì tuổi già bịnh tật. Bây giờ, bà là một thành viên trong tổ. Bà áo nâu vừa thương cho số phận của bà vừa hướng bà vào con đường tu. Những lúc không đi theo đoàn, bà Út vẫn đi lượm ve chai. Mấy ngày rằm hay lễ lớn, bà tới chùa làm công quả. Bà vẫn tin phép mầu từ Mẹ Quán Thế Âm và bà áo nâu vẫn là người bạn tốt của bà.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Mười hạnh không cầu: Từ luận thuyết đến thực tiễn
Góc nhìn Phật tử 11:11 08/11/2024Hôm qua, tôi có đọc lại: “Mười hạnh không cầu” trong sách: “Bảo vương tam muội niệm Phật trực chỉ” của Ngài Diệu Hiệp mà bản Việt dịch của Tỳ kheo Thích Trí Quang như sau:
Cách đối diện với những điều bất như ý trong cuộc sống
Góc nhìn Phật tử 10:15 08/11/2024Trong cuộc sống, ai cũng từng trải qua những khoảnh khắc mà mọi thứ không diễn ra như mong đợi. Có những ngày chúng ta nỗ lực rất nhiều nhưng kết quả lại không như ý muốn.
Những nốt thăng trong cuộc đời
Góc nhìn Phật tử 15:23 07/11/2024Con à! Nếu có ai đến xin gạo, con đừng múc lưng lon gạo, nhớ múc đầy vun nghe con! Trước khi ra khỏi nhà, mẹ hay dặn ba chị em Mai như vậy.
Chính ngữ: giải pháp phòng, chống bạo hành bằng lời nói
Góc nhìn Phật tử 14:12 07/11/2024Đức Phật đã coi việc rèn luyện chính ngữ rất quan trọng đến sự phát triển cá tính và tâm linh.
Xem thêm