Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 08/11/2024, 11:11 AM

Mười hạnh không cầu: Từ luận thuyết đến thực tiễn

Hôm qua, tôi có đọc lại: “Mười hạnh không cầu” trong sách: “Bảo vương tam muội niệm Phật trực chỉ” của Ngài Diệu Hiệp mà bản Việt dịch của Tỳ kheo Thích Trí Quang như sau:

Thứ nhất, nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bịnh khổ, vì không bịnh khổ thì dục vọng dễ sinh.

Lúc mới đọc tôi không hiểu lắm về ý nghĩa câu này bởi vì ngã chấp của tôi quá lớn. Sau dần thực hành pháp môn niệm Phật đến mức Tam muội của Ngài Đại Thế Chí, tôi mới nhận ra bệnh khổ ở đây là lòng tham của con người theo hướng phan duyên nên dể sinh lạm lợi. Thay vì cầu ít bệnh khổ của thân và tâm để dần tiến đến vô trọng bệnh, tôi lại đi cầu không bệnh khổ của chúng. Đó là một nghịch lý tự nhiên gọi là dục ác cuối cùng phải bị đào thải. Vậy giải pháp: Trí tuệ Bát nhã từ hai Ngài A Di Đà và Dược Sư giúp tôi định tâm bằng Thiền (quan sát hơi thở bằng âm thầm Niệm Phật). Từ đó tôi nhận rõ và cân bằng được thân-tâm mình theo hướng tùy duyên tạm gọi là dục thiện miên mật (hảo đức).

Thứ hai, ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu xa nổi dậy.

Lẽ thường, con người ai cũng mong cầu không hoạn nạn xảy ra với bản thân, gia đình và người thân mình. Tôi cũng như họ trong suy ước ấy. Đó là thuận cầu túc đạt vì khi cá nhân tôi, gia đình và người thân còn đủ phúc đức khả dĩ đi đúng vào tâm bão (nơi bình yên nhất) cuộc đời nên không hề hấn gì. Hậu quả, thái độ kiêu mạn nảy mầm là nhân ăn mòn dần vào phúc phận đến cuối mà không chịu tạo công đức tất họa tai tới. Chiếu theo lẽ Duyên sinh khi bất thuận cầu thì túc bất đạt: không quay đầu tức là không tìm lại được chính mình nên nhờ Thiền ta sẽ thấy bờ Giác (chánh niệm và tỉnh thức). Cố lao tới thì bể khổ lạm-hận-dại khiến ta trôi dạt vào chốn Ngạ quỷ-Địa ngục-Súc sinh. Vậy giải pháp: tọa sơn dựa vào Thiền để nhiếp phục lục căn (tai-mắt-mũi-miệng-thân-ý), hành thủy khoan thai từng bước ứng với từng hơi thở tương ưng Niệm Phật: “Nam mô A Di Đà Phật” khi hít vào, “Nam mô Dược Sư Phật” khi giữ hơi thở lại và thầm khấn mật chú Bồ tát Kim Cương Thủ: “Om Vajrapani Hum tiêu trừ ác nghiệp thân khẩu ý” khi thở ra.

Thứ ba, cứu xét tâm tánh thì đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Trí tuệ Thế gian dựa vào thuận thời-lợi địa-mạnh nhân nên xử lý công việc khi nào cũng rốt ráo, thành công. Năng lượng sẵn có ở tuyến giáp giúp tôi đủ lực phản biện tốt chính là tư duy giúp bản thân đạt đến đỉnh của tư tưởng tiến bộ và sự nghiệp tiến triển. Từ đó, tôi nhìn đời thấy dể hiểu: thích rao giảng mà bỏ quên nỗ lực tu rèn, cầu thị nên kiến văn dần dà thui chột đến nỗi không thích nghi được với đà tiến hóa của nhân loại. Tới lúc đó, tôi bị dấn chìm vào dòng xoáy của tam độc tham sân si thường là thảm quả hết thuốc chữa.

Vậy giải pháp: hướng về Thiền, chú trọng đến từng hơi thở bằng niệm Phật miên mật sẽ giúp chúng ta thụ hữu được Trí tuệ Bát nhã vốn thuần thiện theo hướng hảo đức, vô nhiễm theo hướng khu biệt song hành được lục căn và lục trần nhờ vào năng lượng sẵn có ở tuyến thượng thận.

Thứ tư, xây dựng đạo hạnh thì đừng cầu không bị ma chướng, vì không bị ma chướng thì chí nguyện không kiên cường.

Còn nhớ năm Mười tuổi (1983), tôi manh nha Hiếu nguyện từ chướng ngại không vượt biên ra nước ngoài được để giảm gánh nặng nuôi nấng của Mẹ tôi. Còn chướng duyên là do sốt màng óc ác tính lúc Sáu tuổi nên tôi không đủ trí lực bước vào chốn Già lam để lĩnh hội Chánh pháp Như lai ngõ hầu hoằng pháp lợi lạc quần sinh. Lưỡng chướng ấy chính là phiền não giúp tôi từng bước xây dựng ngôi nhà Bồ đề dựa vào Thiền và Niệm Phật miên mật. Đó là thực duyên giúp tôi hồi hướng công đức ấy để hương hồn thân phụ mình thuận tiêu diêu lạc cảnh và mãi men theo Chánh đạo tấn tới giải thoát. Mái che Bồ đề ấy cũng giúp tôi che chở cho hiền mẫu mình (SN:1942) thân an tâm lạc trong những ngày tháng thượng thọ này.

Thứ năm, việc làm đừng mong dễ thành, vì việc dễ thành thì lòng khinh thường, kiêu ngạo.

Vợ tôi (SN:1985) nhỏ hơn tôi (SN: 1973) một con giáp nên xét về Địa chi thực hợp nhưng tôi không chủ quan vì dể sinh khinh mạn lạc lối vào lợi dưỡng mà phần sau của nó là hại họa tất đến. Phúc báo đó là tạm thời mà muốn cho nó ổn định dài lâu tôi phải tạo công đức bằng cách dạy kèm Anh văn cho em trai vợ tôi (tên Mạnh) lúc đó đang học xong lớp Mười một. Kết quả năm Mười một đó với môn tiếng Anh của Mạnh là 2.5 thuộc dạng Kém nên lúc đầu tôi cũng khá áy náy. Dựa vào kinh nghiệm mô phạm đã từng dạy kèm miễn phí cho học sinh nghèo lúc tôi đang còn sinh viên Đại học và sự nhiệt thành hữu hảo vốn có nên tôi đã dạy kèm một giờ/ngày cho Mạnh suốt một năm đến khi em thi Tốt nghiệp cấp III năm 2010, đạt điểm Năm. Đó là công đức tôi đã tạo tác từ nền tảng khó thành đến ngày viên đạt điểm của Mạnh tạo cho tôi luôn có thái độ nỗ lực trong khiêm cung, nhiệt tình trong hiệu pháp giúp người thân lợi lạc, gia phúc tôi ổn tọa bền bỉ.

Thứ sáu, giao tiếp đừng cầu lợi mình, vì lợi mình thì mất đạo nghĩa.

Trong giao tế, tôi nhận thấy đây là điều thực khó vì tính phổ dụng suy cho cùng cực thấp. Rằng đa số chúng ta trong giao du khi nào cũng dùng trí tuệ thế gian thuận thời và cảm tính lợi thế để kết hợp cùng nhau sẻ chia quan điểm cá nhân, lý giải bất cập. Cuộc sống vốn vô thường nên sự thuận nghịch của cá nhân là khó tránh tạo thế tách đôi quan hệ rồi đạo nghĩa cũng mất theo. Thực tế, người thuận buông thì lạc thỏa vì trút đi gánh nặng nợ nần tình-tiền, kẻ nghịch bỏ thì phiền lụy vì phước phần-lợi dưỡng mãi mất.

Vậy giải pháp: khi duyên se nên tôn trọng và thẳng thắn hài hòa lợi ích đôi bên kể cả chấp nhận mất tình để được sự nghiệp hoặc ngược lại. Thậm chí, ta cần bao dung nhẫn mất cả hai tình cảm-sự nghiệp để giữ gìn được đạo nghĩa viên tròn. Trí tuệ Bát nhã của hai Ngài A Di Đà và Dược Sư giúp ta thực hành dung thông lý-tình đạt đến vô sinh pháp nhẫn là vậy. Tôi thực tin điều đó.

Thứ bảy, với người thì đừng mong tất cả đều thuận theo ý mình, vì được thuận theo ý mình thì lòng tất kiêu căng.

Còn nhớ, ngày xưa Mẹ tôi ăn nên làm ra nên có nhận bạn Phú về làm con nuôi với sở tín là mong Phú ra trường Đại học Nông nghiệp Huế (nghành: Lâm nghiệp) có công việc ổn định. Đến năm cuối của Phú (1996), Mẹ tôi làm ăn lao dốc nên không còn ý định giúp Phú nữa. Tôi lại chuẩn bị muốn học tiếp bằng II Anh văn đành phải dứt bỏ. Đồng thời, tôi thuyết phục Mẹ để người giúp đỡ Phú trong kỳ thực tập cuối giúp Phú hoàn tất Tốt nghiệp ra trường. Thực tế, tôi đã đem số tiền hỗ trợ cho Phú vào nơi thực tập tại Lâm trường Phước Sơn - Quảng Nam để giao tận tay bạn. Chính trong vô thường của thế sự giúp tôi chánh niệm - tỉnh thức nhận ra rằng Trọng tín mà mẹ tôi đã hứa cần phải hoàn đủ. Chính trong khổ não của sự thiếu hụt giúp tôi nhận ra rằng tiền đồ-tương lai của bản thân không là gì cả so với lời hứa của Mẹ dành cho con nuôi Phú. Trọng tín dành cho Mẹ tôi buộc tôi phải chấp nhận mất cả tình đầu và sự nghiệp. Vậy giải pháp: giữ chữ tín cho Mẹ chính là giữ cho bản thân người làm con. Giờ tôi nghiệm ra rằng Trọng tín là nền tảng của tứ đại oai nghi kiếp người mà Hộ pháp mười phương trong Lục đạo luân hồi đều thống thiết miên trợ.

Thứ tám, thi ân thì đừng cầu đền đáp, vì cầu đền đáp là thi ân mà ý có mưu đồ.

Còn nhớ, khi lập gia đình rồi nhưng tôi vẫn có hai công việc song hành nên số tiền dư dôi là có. Thay vì dùng số tiền đó mua đất làm nhà riêng, tôi lại chuyển hướng dành một lương giúp đỡ gia đình Mẹ và anh tôi bị tâm thần phân liệt. Nếu tâm ý mong cầu đền đáp từ Mẹ tôi thì tôi đã không làm rồi. Thiện đích là giúp Mẹ vượt khó trang trải chi phí thường nhật dẫu biết làm thế là đánh mất cơ hội tạo mái ấm cho riêng gia đình mình. Hiện gia đình nhỏ của tôi gồm vợ đảm và hai cháu ngoan: gái (2011) và trai (2017) vẫn sống bình yên-hạnh phúc. Rằng mưu toan chỉ để lợi mình nhằm hại người tất theo thuyết Duyên sinh sẽ không có kết quả tốt, thậm chí mất cả chì lẫn chài thường là tất yếu.

Thứ chín, thấy lợi thì đừng nhúng vào, vì nhúng vào thì si mê phải động. 

Ngày ấy, nhìn thấy ánh mắt tỏ tình chân thành của mối tình đầu là trọn lợi sao tôi không thể nắm bắt. Trí tuệ Bát nhã thụ nhận từ hai Ngài A Di Đà và Dược Sư giúp tôi nhận ra khoảng cách từ tôi đến mối tình đầu ấy còn có màng mỏng manh mà săn rắn của Hiếu nguyện. Thực tế, tôi cần hoàn đáp ơn sanh dưỡng của song thân mà đến lúc viên thành em không thể có mặt bởi tính chất khắc nghiệt của thời gian trĩu đè lên đôi vai thanh mảnh ấy. Thực tế lúc đó, bốc đồng tuổi trẻ (1994: 21 tuổi) thúc giục tôi lao tới nắm tay em. Đó chính là bể khổ tham sân si chực chờ nhấn chìm thân - tâm tôi không rõ ngày nổi ngộ. Do đó, tôi đã quay đầu tìm lại chính mình là bờ giác giúp cuộc sống tôi an yên đến bây giờ. Thực tế, con đầu tôi vẫn đặt cùng tên em: Diệu Vân, cùng giới tính: nữ, cùng Địa chi: Dần 2010. Đó là mức tôn trọng ái duyên đến cùng tột nên dù buông hình hài khởi ái là dứt khoát mà vẫn bỏ hết tâm hồn em vào đời thực đến cuối kiếp là quá rõ.

Thứ mười, oan ức không cần biện bạch, vì biện bạch là nhân ngã chưa xả.

Anh tôi bị chứng thần kinh phân liệt từ nhỏ, chuyên hiếp lấn tôi suốt cả ấu thơ. Tôi cố gắng chịu đựng để sống, học tốt thi đạt vào cấp III trường Gia Hội, sau đó vào học trường Quốc Học ở Huế. Bản ngã theo tôi nên buông xả giận oán dần để nó không còn cản trở tôi trên bước đường trưởng thành nhân cách. Tôi chấp nhận sự hành hung đó là một nghịch nghiệp từ tội lỗi luân hồi đã tạo tác. Bao dung, nâng dưỡng anh tôi suốt trong mười năm khi Mẹ tôi không còn sức nuôi nấng là hành trạng công đức đầy nghĩa sám lỗi mà tôi đã trọn hiến.

Sau cùng, tôi nghĩ chúng ta nên:

Chấp nhận bệnh khổ là phương thuốc hay.

Chấp chịu hoạn nạn là lộ trình giải thoát.

Chấp lấy khó hiểu là hỷ suy.

Chấp kết ma quân làm đạo bạn để hạn diệt những nhược khuyết.

Chấp lấy khốn khó làm hỷ sự để nỗ lực tiến bộ.

Chấp nối kẻ tệ bạc vì lúc thuận thời họ sẽ giúp đỡ ta để oan kết tự giải tỏa.

Chấp thính nghe kẻ chống đối vì họ giúp ta nâng tầng phản biện tạo ra một đời sống phát triển, tiến bộ.

Chấp chịu thi ân như đôi dép bỏ để nhân ngã xả dần mà công đức sâu dày là mãi mãi.

Chấp hành xả lợi xem như vinh hoa cùng tột mà trong đó hảo đức là thước đo chuẩn mực của hành thiện: tốt đẹp cho bản thân và lợi lạc cho bá tánh.

Chấp dung khuất tất làm tấm đà chắc lợi sao cho tiến thuận lý, thoái hợp lẽ.

Cuối cùng, định luật muôn đời của nhân sinh ta cần nắm rõ: chấp nhận trở ngại rồi dùng trí tuệ Bát nhã vượt qua để cuối cùng mọi sự thông suốt. Trái lại, khi ta dùng trí tuệ Thế gian để lẩn tránh chướng ngại thì cuối đường chướng duyên sẽ túc hiện nguyên hình đến nỗi ta phải ngậm ngùi nuốt đắng than rằng: tránh vỏ dưa thực gặp vỏ dừa. 

Dữ thay, chống lại luật Nhân-Duyên-quả!

Lành thay, thuận theo luật Nhân-Duyên-quả!

Huế, mùa Tết Thượng Ngươn Giáp Thìn 2024

Cẩn bút

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Mười hạnh không cầu: Từ luận thuyết đến thực tiễn

Góc nhìn Phật tử 11:11 08/11/2024

Hôm qua, tôi có đọc lại: “Mười hạnh không cầu” trong sách: “Bảo vương tam muội niệm Phật trực chỉ” của Ngài Diệu Hiệp mà bản Việt dịch của Tỳ kheo Thích Trí Quang như sau:

Cách đối diện với những điều bất như ý trong cuộc sống

Góc nhìn Phật tử 10:15 08/11/2024

Trong cuộc sống, ai cũng từng trải qua những khoảnh khắc mà mọi thứ không diễn ra như mong đợi. Có những ngày chúng ta nỗ lực rất nhiều nhưng kết quả lại không như ý muốn.

Những nốt thăng trong cuộc đời

Góc nhìn Phật tử 15:23 07/11/2024

Con à! Nếu có ai đến xin gạo, con đừng múc lưng lon gạo, nhớ múc đầy vun nghe con! Trước khi ra khỏi nhà, mẹ hay dặn ba chị em Mai như vậy.

Chính ngữ: giải pháp phòng, chống bạo hành bằng lời nói

Góc nhìn Phật tử 14:12 07/11/2024

Đức Phật đã coi việc rèn luyện chính ngữ rất quan trọng đến sự phát triển cá tính và tâm linh.

Xem thêm