Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 06/08/2019, 12:24 PM

An cư kiết hạ - giá trị thiết yếu gìn giữ mạng mạch Phật giáo

Nối tiếp truyền thống ngàn đời của Phật giáo, chư Tăng Ni bước vào mùa An cư trong thời gian ba tháng từ niệm ngày Đản sinh của đức Phật Thích Ca tới ngày Lễ Vu Lan để vun bồi công đức, trí tuệ, nhằm thành tựu quả vị Bồ đề, đăng cao Thánh vị, làm nơi nương tựa cho đời, phụng sự chúng sinh.

>>Đại lễ Vu Lan báo hiếu 2019

Bài liên quan

An cư kiết hạ là pháp tu hành của người con Phật trong ba tháng (bắt đầu từ ngày Đản sinh của đức Phật Thích Ca 15/4 Âm lịch cho đến ngày Lễ Vu Lan 15/7 Âm lịch). Chữ “cư” nghĩa là ở; chữ “an” nghĩa là yên, tức là, thân thì không đi ra khỏi chùa, tâm thì chuyên cần tu học, luôn giữ được chánh niệm, không chạy theo trần cảnh bên ngoài, “An cư” là ở yên một chỗ, chuyên tâm tu tập, giữ cho thân tâm thanh tịnh.

Ba tháng an cư kiết hạ có ý nghĩa to lớn đối với hàng xuất gia và Phật tử tại gia, là thời điểm chư Tăng - Ni dành trọn thời gian cho việc tu học, trau dồi Giới - Định - Tuệ. Đồng thời, đây còn là thời điểm để hàng Phật tử tại gia phát tâm bồ đề, vun trồng vườn phúc đức thông qua việc cúng dường, tạo điều kiện thuận lợi cho chư Tăng - Ni an cư tu học.

Thời đức Phật còn tại thế, Ngài không phải là người chế định pháp an cư mà Ngài đã tùy thuận theo truyền thống vốn có của xã hội Ấn Độ đương thời và áp dụng cho hàng đệ tử xuất gia của mình.

Có thể nói mỗi mùa an cư chính là khoảng thời gian quan trọng nhất trong năm của hàng Tỳ kheo.

Có thể nói mỗi mùa an cư chính là khoảng thời gian quan trọng nhất trong năm của hàng Tỳ kheo.

Hàng năm, cứ đến mùa An cư, chư Tăng - Ni tạm gác lại công việc Phật sự bận rộn như hoằng pháp, hoạt động xã hội, từ thiện để  vân tập về một trú xứ gọi là“Tịnh nghiệp đạo tràng” hay “Đạo tràng an cư kiết hạ”, đó là một ngôi tùng lâm, già - lam, tịnh xá, tu viện để chuyên lo tu học và tinh tấn đạo nghiệp.

Trong ba tháng an cư, chư Tăng - Ni bị cấm túc, hạn chế tiếp xúc bên ngoài, không bị ngoại duyên chi phối hay làm ảnh hưởng, tránh những chỉ trích và đàm tiếu của ngoại đạo, nếu có duyên sự quan trọng mới được phép rời khỏi nơi An cư trong vòng 7 ngày. Trong thời gian An cư, chư Tăng - Ni tinh tấn trong việc học pháp, hành pháp, nghiêm trì giới luật làm cho công đức, đạo lực tăng trưởng, xứng đáng là nơi nương tựa, là ngọn đuốc soi đường cho hàng Phật tử tại gia và quảng đại chúng sinh.

Chư hành giả An cư

Chư hành giả An cư

An cư kiết hạ cũng là hoạt động củng cố, thực hành đời sống tập thể theo tinh thần lục hòa, có cơ hội trao đổi, sẻ chia những kinh nghiệm tu hành, đồng thời thể hiện tình huynh đệ, tình đạo hữu, tinh thần chung sống hoà hợp, của Tăng đoàn và chung một mục đích, đó là bồi dưỡng, phát triển trình độ tu học Phật pháp, tăng trưởng công đức, giới hạnh, đạo lực, thúc liễm thân tâm, trau giồi tam vô lậu học Giới - Định - Tuệ, tấn tu đạo nghiệp.

Trong thời gian An cư, chư Tăng - Ni không đi khất thực mà hàng Phật tử tại gia chăm lo việc tứ sự là dâng y phục, thuốc men, chỗ nghỉ ngơi, cúng dường thức ăn mỗi ngày và tạo mọi điều kiện thuận tiện cho chư Tăng - Ni an tâm tu học. Hàng ngày chư Tăng - Ni dành tất cả thời gian cho việc nghe pháp, hỏi pháp, trì kinh và tu tập thiền định. Chư Tăng - Ni sống trong khuôn khổ của Pháp và Luật, sống trong tinh thần hòa hợp thanh tịnh dưới sự quan tâm, dẫn dắt của đức Phật và các vị Hoà thượng đã chứng đạo quả, có nhiều kinh nghiệm trong tu học. Sau mỗi mùa An cư đều có vị chứng đắc các Thánh quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm hoặc A-la-hán.

Đây cũng là dịp thọ tuổi của chúng Tăng, thông thường ở thế gian, mỗi năm đến ngày mồng một Tết người ta chúc thọ cho nhau. Trong đạo thì lấy ngày mãn hạ tháng bảy làm ngày khánh tuế, chúc mừng tuổi đạo cho nhau. Tuổi thọ thế gian là tuổi thọ của thân tứ đại, tuổi thọ của đạo là tuổi thọ của giới thân huệ mạng. Thân tứ đại thêm một tuổi là gần tới cái chết một phần, cho nên càng tăng tuổi thọ thì càng gần cái chết. Ngược lại, tuổi thọ trong đạo càng tăng thì càng gần với quả vị Bồ đề, đăng cao Thánh vị, không phải gần cái chết.

Chư Tăng vân tập tại một trú xứ vào mùa An cư

Chư Tăng vân tập tại một trú xứ vào mùa An cư

Bài liên quan

An cư kiết hạ là một truyền thống được chư Tăng - Ni gìn giữ cho đến ngày nay để làm nòng cốt cho sự tu học. Đây cũng là một hoạt động mang tính đặc trưng của Phật giáo. Giá trị của sự tu tập, trau giồi giới đức, phẩm hạnh và tăng trưởng đạo lực là không gì có thể sánh bằng. Ngay cả đức Phật và các vị Thánh đệ tử, những bậc đã chứng đạo Bồ đề, thành tựu mục tiêu là giải thoát, là niết bàn, luôn luôn an trú trong chánh niệm, thiền định và sống bằng tuệ giác, các Ngài vẫn thường quan tâm đến nền nếp đạo đức và làm tấm gương nghiêm trì giới luật, tinh tấn thực hành đạo đức, phẩm hạnh cho hàng Phật tử noi theo, làm nơi nương tựa cho chúng sinh, dùng lời nói và việc làm để phát huy tinh thần hoằng pháp, lợi lạc chúng sinh. 

Thời đức Phật còn tại thế, dù Tăng đoàn được sự dẫn dắt trực tiếp của đức Phật và các vị Thánh tăng, song chư Tăng - Ni luôn đề cao tác dụng, ý nghĩa, giá trị của việc An cư hàng năm, của việc khép mình trong Pháp và Luật, chuyên tâm tu Giới-Định-Tuệ.

Ngày nay, làm theo giáo pháp mà đức Phật đã vạch ra, trên tinh thần “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh”, chư Tăng - Ni luôn tinh tấn tu hành trong mùa An cư kiết hạ để vun bồi công đức, trí tuệ, nhằm thành tựu quả vị Bồ đề.

Trên tinh thần hộ trì Tam bảo, học tập Phật pháp để tiến tu và vun trồng vườn phúc đức, để cho thân tâm an lạc, hạnh phúc đời này và đời sau, hàng Phật tử tại gia, thiện nam, tín nữ đã hết lòng hỗ trợ, cúng dường, tạo điều kiện thuận lợi cho chư Tăng - Ni chuyên tâm tu hành.

Phật tử tại gia dâng y cúng dường chư Ni mùa An cư

Phật tử tại gia dâng y cúng dường chư Ni mùa An cư

Mọi việc làm của chư Tăng - Ni và thiện nam, tín nữ Phật tử trong mùa An cư đều trở thành những người hộ trì Chánh pháp đắc lực, ứng dụng giáo lý của đức Phật vào trong đời sống thực tiễn. Bước đầu đi ra khỏi vùng tâm lý tham lam, sân hận, si mê, thay vào đó là sự phát tâm bố thí, sẻ chia khó khăn với cộng đồng qua việc thực hành bố thí, từ thiện nuôi dưỡng lòng từ, sinh khởi trí tuệ. Tất cả sự nhiệt huyết, chuyên tâm tu học, thọ pháp, hành pháp tích cực đã làm cho cuộc hành trình tâm linh hướng tới Chánh pháp trong ba tháng an cư có giá trị thiết thực hiện tại trong đời sống hiện đại, đầy biến động.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Là con của đức Phật

Kiến thức 15:20 25/04/2024

Đã xưng là Phật tử phải học theo hạnh của Phật. Phải luôn quán đến sự vô thường. Mới đó mà đã trôi qua một năm, thời gian mau chóng, thân người cũng theo đó mà biến đổi. Phải lo tu ngay từ bây giờ, thời gian không hẹn, không chờ đến già.

Biết bản thân tội chướng sâu dày, quyết chí niệm Phật cầu vãng sanh

Kiến thức 15:00 25/04/2024

Bạn hãy quan sát thật kỹ những người vãng sanh, chắc chắn họ phải là người phúc hậu, thật thà, trung hậu. Họ tự biết mình khổ, khổ là do nghiệp chướng của mình sâu dày, đời trước không có tu phước.

Cam lộ chữa lành cơn khổ bệnh

Kiến thức 10:15 25/04/2024

Chúng ta biết rằng, mỗi chúng ta đều có khả năng lắng nghe, lắng nghe để có thể hiểu được những đau khổ, những khó khăn của người khác. Trong chúng ta, có những người có khả năng lắng nghe rất sâu, trong khi lắng nghe có năng lượng của hiểu và thương.

Thuyết luân hồi

Kiến thức 09:14 25/04/2024

Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ. Hoặc cha mẹ không có tài nên mình bây giờ phải thua sút người ta. Mà không biết chính mình thọ nhận quả báo đời trước đã tạo nên mới sanh vào gia đình tương ưng như thế.

Xem thêm