Nét đẹp câu chuyện ngọn đèn của một bà cụ trong mùa an cư
Căn cứ vào Tỳ Ni Luật Tạng, hàng năm Chư tăng đều phải có ba tháng tập trung một nơi, ở yên tu học, gọi là cấm túc an cư, dừng bước du hóa (cấm túc), ở yên một trú xứ tập trung gọi là an cư.
>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc
Hình thức tu tập mang tính khoa học này ra đời vào ngày rằm tháng 6, sau khi thành đạo được hai tháng, đức Phật chuyển bánh xe pháp tại vườn Lộc Uyển. Đức Phật chọn thời điểm an cư cho Tăng đoàn vào mùa mưa, vì ở Ấn Độ mỗi mùa mưa côn trùng sinh sôi mạnh, Chư tăng đi ra ngoài sẽ dẫm đạp chết côn trùng, vừa tổn lòng từ bi, vừa mang nghiệp sát.
Để trưởng dưỡng lòng từ và tránh sự chê cười của người thế tục, đức Phật không cho chư Tăng đi du hóa vào mùa mưa và trở thành truyền thống an cư đến ngày nay. Truyền thống Phật giáo Bắc truyền, thông thường thì bắt đầu kỳ an cư vào sau lễ Phật đản, tức bắt đầu từ 16/04 – 16/07 Âm lịch hàng năm.Sự khác biệt về thời gian trong 2 truyền thống bắt nguồn từ sự đa dạng về điều kiện thời tiết khí hậu của từng quốc gia.
Vì vậy, việc chư Tăng tập trung tu trì còn là nền tảng căn bản của người tu tập giải thoát, để hoàn thành sứ mạng thiêng liêng cao cả là tự độ và độ tha, đó cũng là hạnh nguyện tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn của mười phương chư Phật. Trong những tháng ngày du hóa ngoài ba tháng an cư, chư Tăng vì đi khắp nơi hóa duyên và hoằng pháp, thể lực cũng như nội lực huân tu cũng vơi dần, năng lượng tâm linh trong con người cũng bắt đầu suy giảm, vậy nên chư tăng cần có thời gian tịnh tu, an trú và thúc liễm thân tâm, có cơ hội học tập lẫn nhau, cùng ôn tầm lời Phật dạy, đó là những tinh hoa trí tuệ nhằm phục hồi và phát huy nội lực sau mùa an cư.
Chư Tăng không những tự độ như vậy, mà còn độ tha thể hiện qua sự an cư tạo điều kiện cho hàng cư sĩ tại gia phát tâm gieo duyên cúng dường Tam Bảo, để họ có thể gieo trồng ruộng phước.Vì việc cúng dường chư tăng an cư kiết hạ là một việc làm thiết thực đóng góp vào quá trình hoằng dương chính pháp, đó thực sự là một nét đẹp của đạo Phật thể hiện tình đạo vị bền vững, thắm tình người Việt.
Cúng dường trai tăng là gia chủ sắm sinh các lễ vật đúng Pháp: trong sạch và thanh tịnh, cùng với tâm thành kính dâng lên cúng dường chư Tăng. Hai hình thức cúng dường là trai tăng và phạn tăng, trong đó cúng dường trai phạn có nghĩa là chỉ dâng cúng thực phẩm lên chư Tăng.Cúng dường chư Tăng có nghĩa là gia chủ sắm sanh tứ sự (thực phẩm, y phục, thuốc men, sàng tòa). Ngày nay, việc cúng dường trai tăng ngoài thực phầm ra, phần tứ sự được phương tiện bằng một món quà tượng trưng và chút tịnh tài để chư Tăng tùy nghi mua sắm những gì cần thiết phù hợp, và như thế sẽ hữu ích hơn.
Cúng dường trai tăng dựa trên nền tảng tự phát tâm, tự nguyện của gia chủ Phật tử. Vì vậy, “lễ bạc lòng thành” là một trong những yếu tố quan trọng khi thực thi phật sự cúng dường này.
Xin được kể lại một câu chuyện Bà lão cúng đèn thời đức Phật:
Thời đức Phật còn tại thế, có một bà lão nghèo khổ, ăn xin độ nhật. Bà lão ăn xin vì hoàn cảnh nghèo khó, hằng ngày chỉ biết lo miếng ăn, nên chưa bao giờ gặp được đức Phật. Tuy thế, bà lão vẫn âm thầm ngưỡng mộ, quí kính đức Phật.
Một hôm, có lễ hội cúng dường Phật và chư Tăng, từ hàng phật tử tại gia giàu sang, quyền thế, cho đến những người có thiện tâm đều nô nức trẩy hội. Ngày hội gần đến, gần xa nô nức kéo về tịnh xá Kỳ Viên.
Lúc nầy, bà lão nghĩ rằng: Một đời mình đói khổ, lại già nua, sắp hết tuổi trời, nếu hội này không gặp Phật thì không bao giờ được gặp Ngài. Nghĩ như thế, bà lão vừa lần hồi xin ăn dọc đường, vừa đến gần Kỳ Viên tịnh xá, nơi đức Phật và chư Tăng đang trú ngụ.
Khi đến gần Kỳ Viên, một cảnh tượng huy hoàng, tráng lệ chưa từng thấy, ngựa xe chen chúc, đủ mọi hạng người nêm cứng những con đường về tinh xá. Dọc trên những con đường đó, hoa kết, đèn treo để cúng dường đức Phật và chư Tăng. Những ngọn đèn sơn son thếp vàng rực rỡ của hạng vua quan đại thần, bên cạnh những ngọn đèn nhỏ hơn của hàng thứ dân dâng cúng. Đủ thứ loại ngọn đèn sáng trưng, màu sắc chói cả mắt người qua lại.
Bà lão tự nghĩ mình chỉ có khả năng cúng dường Phật Pháp Tăng một ngọn đèn nhỏ nhoi, không cầu gì cho riêng mình cả, nhưng tâm nguyện rằng: Ngài là đấng Thế Tôn, là bậc đại từ đại bi, có thể đem Pháp cam lồ giúp chúng sanh thoát khỏi sanh tử luân hồi. Hạnh nguyện cao thượng với bồ đề tâm “vì người không vì mình” của bà lão, được đức Phật chứng tri.
Thế rồi, bà lão dốc hết cả gia tài chỉ được 2 xu, để mua cây đèn nhỏ và dầu thắp. Bà lão hướng về Kỳ Viên tịnh xá, hướng về đức Phật đảnh lễ, mong đức Phật chứng tri cho tấm lòng thanh tịnh và thành kính đã phát nguyện.
Ba ngày đêm trôi qua, những tràng hoa héo rủ, những ngọn đèn lần lượt cạn dầu rồi tắt ngúm. Chỉ riêng ngọn đèn nhỏ của bà lão nghèo ăn xin vẫn còn cháy sáng.Hiện tượng đó thật kỳ lạ, nên mọi nguời truyền nhau đi xem, ai cũng cho rằng đó là điều hy hữu, xưa nay chưa từng thấy. Một thí chủ giàu sang đến thưa hỏi đức Phật: Tại sao ngọn đèn nhỏ, ít dầu kia vẫn còn cháy sáng?
Đức Phật dạy rằng: Vì đó là ngọn đèn của một thí chủ, tuy nghèo khó, nhưng tâm kính trọng Phật Pháp Tăng và hạnh nguyện cao thượng vượt bực mà cúng đèn.
Tâm của bà lão chỉ cầu mong ánh sáng từ bi và trí tuệ soi sáng đến muôn loài. Vì tâm thành hiền lương thanh tịnh cao tột đó, nên ngọn đèn Phật tâm Phật tánh hiển hiện của bà lão vẫn còn sáng mãi không tắt. Những ngọn đèn khác tuy sang trọng hơn, lớn hơn, nhưng do tâm chúng sanh phàm phu ích kỷ, vì tư lợi mà dâng cúng, và lòng tham mong cầu riêng cho bản thân. Tất cả chỉ cháy sáng trong một thời gian ngắn rồi cũng đều lịm tắt.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nhất tâm niệm Phật
Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.
Nhớ về một người Thầy
Góc nhìn Phật tử 09:12 21/11/2024Trong cuộc sống, ắt hẳn rằng mỗi người ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống thật tốt đẹp và hạnh phúc nhưng đối với tôi một cuộc sống hạnh phúc đã không còn tồn tại vào năm tôi lên ba tuổi khi thần chết đã cướp đi người mẹ mà tôi yêu quý và người cha mà tôi luôn kính trọng.
Những người Thầy khả kính
Góc nhìn Phật tử 21:55 20/11/2024Sự thật thì làm cha mẹ, ai cũng muốn con của mình được sống hạnh phúc, thành công. Họ chấp nhận hy sinh mọi thứ để đánh đổi cuộc đời cho những đứa con thơ, bởi lẽ không có cha mẹ nào mà chẳng thương núm ruột của mình dứt ra.
Đồng tiền có thể tạo ra sự tham lam và sự bất mãn vô tận
Góc nhìn Phật tử 18:30 20/11/2024Trong xã hội hiện đại, đồng tiền đã trở thành một yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống của chúng ta. Không thể phủ nhận rằng tiền bạc mang lại sự tiện ích và tiến bộ, nhưng khi ta bị chi phối quá mức bởi nó, tiền bạc có thể trở thành cơn ác mộng và làm chúng ta trở thành nô lệ.
Xem thêm