Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 21/03/2017, 08:22 AM

Ấn Độ: Đức Đạt Lai Lạt Ma dự khai mạc hội thảo PG quốc tế tại Nalanda

Nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, đức Đạt Lai Lạt Ma tham dự buổi lễ khai mạc “Hội nghị quốc tế Phật giáo trong thế kỷ 21”, một hội nghị của các truyền thống Phật giáo khác nhau tại Trung tâm Hội nghị quốc tế (RICC) tại Rajgr, Birha. Tiến sĩ Mahesh Sharma, Quốc vụ khanh phụ trách về văn hóa, du lịch và và hàng không dân dụng Ấn Độ, lãnh đạo Chính phủ Ấn Độ, Chư tôn đức tăng già và trí thức phật tử khắp nơi trên thế giới đồng tham dự lễ khai mạc trong bầu không khí trang nghiêm trọng thể.

“Hội nghị quốc tế Phật giáo trong thế kỷ 21” do Bộ Văn hóa Ấn Độ và Đại học Nav Nalanda Mahavihara tổ chức sẽ diễn ra trong 3 ngày (17 đến 19/03/2017). Hội thảo mang tính quốc tế này bao gồm các cuộc thảo luận về cách tạo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế, bảo tồn thiên nhiên và môi trường bằng đạo đức thế tục.
Đức Đạt Lai Lạt Ma và Tiến sĩ Mahesh Sharma, Quốc vụ khanh phụ trách về văn hóa, du lịch và và hàng không dân dụng Ấn Độ
“Hội nghị quốc tế Phật giáo trong thế kỷ 21” thu hút sư quan tâm của giới nghiên cứu Phật học trên khắp thế giới. Các cuộc thảo luận sẽ tập trung vào việc cung ứng góc nhìn của Phật giáo về vấn đề nóng lên toàn cầu hiện nay, trách nhiệm của nhân loại trước những thách thức và khủng hoảng; xây dựng nền hòa bình cho nhân loại và sự đóng góp của Phật giáo đồ, bảo vệ môi trường và sự phát triển của tự nhiên dưới góc nhìn Phật giáo; nữ giới và Phật giáo. 
 
Hơn 400 vị lãnh đạo tinh thần, học giả uyên bác, những nhà nghiên cứu Phật học đến từ 30 quốc gia Sri Lanka, Myanmar, Đài Loan, Mông Cổ, Nga, Uganda, Bangladesh và Campuchia… đại diện cho cả truyền thống Sanskrit và Pali.

Trong bài phát biểu, đức Đạt Lai Lạt Ma nói về sự đồng nhất của toàn thể 7 tỷ người và mong muốn vì sự hạnh phúc chung cho nhân loại: “Tất cả 7 tỷ người cùng chung sống trong mái ấm đại gia đình của hành tinh này đều mong muốn hạnh phúc. Hạnh phúc không thể đến từ sự sợ hãi và tức giận. Vì thế, chúng ta rất cần hạt giống từ bi, tình thương yêu để nuôi dưỡng niềm tự tin, đức tự chủ và tin tưởng lẫn nhau”.

Đức Đạt Lai lạt Ma nói về sự hòa hợp tôn giáo và mô tả Ấn Độ là ví dụ điển hình của các truyền thống tôn giáo khác nhau hiện hữu một cách hài hòa. Ngài nói thêm rằng tất cả các truyền thống tôn giáo lớn, bất chấp những khác biệt triết học, tán thành sứ điệp phổ quát về tình yêu thương và có tiềm năng mang lại hòa bình.

Đức Đạt Lai Lạt Ma bày tỏ nỗi buồn của mình với xu hướng bạo lực ngày càng gia tăng trong tôn giáo trên toàn thế giới. Ngài kêu gọi Ấn Độ hãy nỗ lực hơn nữa để quảng bá nền văn hóa độc đáo của họ về sự hòa hợp tôn giáo ở các nơi khác trên thế giới: “Chúng ta đang tận hưởng niềm vui và hạnh phúc tinh thần ngày nay trong hội trường này. Tuy nhiên, vào thời điểm này, mọi người đang chết vì bạo lực tôn giáo ở một vài nơi trên thế giới. Tôn giáo nên là nguồn hạnh phúc và sự mãn nguyện chứ không phải là bạo lực”.
 Những nhà nghiên cứu Phật học đến từ 30 quốc gia đang tham gia hội thảo
Ngài nói bản thân mình như một “người con trai của Ấn Độ” duy trì thức ăn ở Ấn Độ và được giáo dục với kiến thức cổ đại phong phú của Ấn Độ. Đức Đạt Lai Lạt Ma tỏ lòng kính trọng các đạo sư vĩ đại Ấn Độ và tán thán sự nỗ lực của Ấn Độ nhằm khôi phục văn hóa Phật giáo. Ngài khẳng định rằng: “Là một người đã học kiến thức Ấn Độ cổ đại trong 60 năm qua, tôi cảm thấy rằng giáo dục hiện đại không đủ để mang lại hạnh phúc thật sự. Chúng ta nên chú ý hơn đến kiến thức Ấn Độ cổ đại để giải quyết cuộc khủng hoảng tinh thần đang diễn ra trên thế giới. Do đó, Phật giáo có mối liên quan mật thiết trong thế kỷ 21 và chúng ta nên bắt đầu giảng dạy nó như là một môn học chứ không chỉ xem nó là một tôn giáo”.

Đức Đạt Lai Lạt Ma nhấn mạnh thêm lời kêu gọi thực tập thiền định, phân tích và lý luận trong việc theo đuổi các giáo lý Phật giáo, nhắc lại những lời giáo huấn của đức Phật. Ngài nói rằng: “Cũng như bạn mài dũa ngọc và lọc đãi vàng để kiểm tra độ tinh khiết của nó, bạn nên kiểm tra lời nói của tôi trước khi thể hiện sự ngưỡng mộ và tin tưởng”.

Tiến sĩ Mahesh Sharma, Quốc vụ khanh phụ trách về Văn hóa, Du lịch và và Hàng không dân dụng Ấn Độ cảm ơn đức Đạt Lai Lạt Ma vì đã đến tham dự và chia sẻ trong buổi lễ khai mạc hội thảo.

Tiến sĩ Mahesh Sharma cho biết Ấn Độ là quốc gia duy nhất, nơi mà hầu hết các địa điểm thiêng liêng của Phật giáo được đặt và mô tả Ấn Độ là cái nôi cho việc học tập và kho tàng tri thức của Phật giáo.

Tiến sĩ Mahesh Sharma nói: “Đức Đạt Lai Lạt Ma đã cống hiến trọn đời mình cho Phật giáo và vì nhân loại. Tương tự, chúng ta cần vận dụng làm sao để giáo lý Phật giáo được ứng dụng trong đời sống hằng ngày một cách thiết thực hiệu quả đối với nhân loại. Phật giáo rất hiệu quả trong việc chuyển hóa khổ đau nội tại và giúp thế giới hòa bình thịnh vượng”.

Tiến sĩ Mahesh Sharma kêu gọi Phật giáo tham gia vào các hoạt động xã hội và thêm vào buổi thảo luận của các học giả và người nổi tiếng trong hội thảo sẽ mở đường cho Phật giáo tham gia trong những năm tới.

Trong buổi khai mạc hội thảo, đức Đạt Lai Lạt Ma đã phát hành quyển kinh Pali gồm 41 quyển do Đại học Nav Nalanda tái bản và khánh thành khoa mới của đại học Phật giáo.
 Đức Đạt Lai Lạt Ma phát hành quyển sách thứ ba do Đại học Nav Nalanda tái bản
Buổi chiều, đức Đạt Lai Lạt Ma đã tham dự một cuộc thảo luận mở của các nhà lãnh đạo Phật giáo và tăng đoàn từ nhiều quốc gia và truyền thống khác nhau. Các học giả Phật giáo từ Sri Lanka kêu gọi sự tiếp xúc nhiều hơn nữa giữa Phật giáo Tây Tạng và trường Đại học Sri Lanka. Trong khi những nhà lãnh đạo Phật giáo khác kêu gọi cần phải có một bộ kinh điển Phật giáo phổ quát.
Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng Chư tôn đức tăng già, các nhà lãnh đạo tôn giáo từ các truyền thống Phật giáo và quốc gia khác nhau trong cuộc hội thảo
Sau cuộc hội thảo, đức Đạt Lai Lạt Ma đã tham dự một cuộc thảo luận về việc giải quyết sự xung đột và xây dựng hòa bình. Dự kiến sẽ có sự tham dự của Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee vào ngày bế mạc hội thảo.

Vân Tuyền (Nguồn: VP Chính phủ Tây Tạng lưu vong)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan

Quốc tế 09:45 21/11/2024

Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.

Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới nơi Đức Phật giác ngộ

Quốc tế 08:45 16/11/2024

Chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ) là một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ, được biết đến là một trong những Phật tích quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo thế giới. Theo UNESCO, ngôi đền hiện tại có công trình kiến ​​trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vào khoảng thế kỷ thứ 7.

Nghi lễ Xaybath - Lễ cúng dường lớn nhất của người dân Lào

Quốc tế 16:00 15/11/2024

Đây là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.

Bhutan khởi động “thành phố chánh niệm” gần biên giới Ấn

Quốc tế 09:40 13/11/2024

Thành phố chánh niệm Gelephu của Bhutan khuyến khích mọi người đi bộ và đi xe đạp, thúc đẩy giáo dục chánh niệm cùng nhiều trung tâm chăm sóc sức khỏe và thể chất, du lịch sinh thái...

Xem thêm