Thiền niệm ân đức Tam bảo (2)
Giáo Pháp do Đức Thế Tôn thuyết giảng toàn hảo, thiết thực hiện tại, trổ quả tức thời, mời đến để thấy, có khả năng hướng thượng, được bậc thiện trí tự mình chứng biết.
B. Niệm ân Đức Pháp
Giáo Pháp do Đức Thế Tôn thuyết giảng toàn hảo, thiết thực hiện tại, trổ quả tức thời, mời đến để thấy, có khả năng hướng thượng, được bậc thiện trí tự mình chứng biết.
Giảng giải:
- Giáo Pháp do Ðức Thế Tôn thuyết giảng toàn hảo: Toàn thể Giáo Pháp được Ðức Thế Tôn truyền dạy một cách toàn hảo bởi vì toàn hảo ở đoạn đầu, toàn hảo ở đoạn giữa và toàn hảo ở đoạn cuối. Tam tạng Pháp Bảo, từ tạng Luật đến tạng Kinh và tạng Thắng pháp, nếu phân tích từng phần, đoạn nào cũng toàn hảo vì đoạn nào cũng nhằm đưa đến giải thoát.
- Thiết thực hiện tại: Khi đã thực hành đầy đủ giáo pháp, hành giả thấy được kết quả rõ ràng, hiển nhiên, ngay trong hiện tại.
- Trổ quả tức thời: Khi đắc đạo (con đường) rồi thì quả tức khắc trổ liền sau đó.
- Mời đến để thấy: Trong Giáo Pháp nầy, có 10 Chánh pháp gồm: 1 pháp học Chánh pháp và 9 pháp siêu thế (bốn Ðạo, bốn Quả, và Niết Bàn) và có đời sống tuyệt đối trong sạch, vì lẽ ấy xứng đáng mời đến để xem, để quan sát.
- Có khả năng hướng thượng: Pháp dẫn dắt chúng sinh, đưa đến giải thoát tối thượng là Niết Bàn.
- Được Bậc thiện trí tự mình chứng biết: Giáo Pháp được chứng ngộ, thấu hiểu bằng trí tuệ minh sát chớ không phải hiểu biết, lý luận sách vở. Và mỗi cá nhân chỉ có thể tự mình chứng ngộ. Trên đây là những ân đức (guna) của Pháp Bảo. Người nào đã thấu hiểu những đặc tính và thấm nhuần ý nghĩa của Pháp Bảo thì càng ngày càng cảm thấy quý mến, kính mộ, tôn sùng những lời vàng ngọc ấy. Niềm tin của người ấy ngày càng vững chắc. Từ lý trí đến cảm tính, người ấy vững lòng đặt trọn cuộc sống của mình dưới sự hướng dẫn và bảo bọc của giáo Pháp.
C. Niệm ân đức Tăng
Chúng Tăng đệ tử Thanh văn của Đức Thế Tôn là bậc Thiện hạnh; chúng Tăng đệ tử Thanh văn của Đức Thế Tôn là bậc Trực hạnh; chúng Tăng đệ tử Thanh văn của Đức Thế Tôn là bậc Như lý hạnh; chúng Tăng đệ tử Thanh văn của Đức Thế Tôn là bậc Chân chánh hạnh. Chúng Tăng đệ tử Thanh văn của Đức Thế Tôn nếu tính đôi thì có bốn, nếu tính riêng rẽ thì có tám. Chúng Tăng đệ tử Thanh văn của Đức Thế Tôn đáng được thọ lãnh lễ vật, đáng được nghênh tiếp, đáng được cúng dường, đáng được chấp tay chào, đáng là phước điền vô thượng ở trên đời.
Giảng giải:
- Chúng Tăng đệ tử Thanh Văn của Đức Thế Tôn là bậc Thiện Hạnh: Các vị nầy có phẩm hạnh toàn hảo, nhờ các ngài đi vào con đường chân chánh, con đường thẳng tiến không trở lại, con đường thích ứng với Chân Lý, con đường hợp với Giáo Pháp mà Ðức Thế Tôn đã giảng giải một cách toàn hảo.
- Chúng Tăng đệ tử Thanh Văn của Đức Thế Tôn là Bậc Trực Hạnh: vì các ngài đi vào con đường ngay thẳng không quanh co, không xiên vẹo, con đường chánh đáng. Con đường ngay thẳng Trung đạo, lánh xa hai cực đoan lợi dưỡng và khổ hạnh, lánh xa những quanh co xiên vẹo của thân, khẩu, ý. Con đường ấy là chánh đáng vì là con đường của chư vị A-la-hán, dẫn ngay đến giải thoát, Niết Bàn.
- Chúng Tăng đệ tử Thanh Văn của Đức Thế Tôn là bậc Như Lý Hạnh: các Ngài tận lực đi suốt ba giai đoạn Giới, Ðịnh, Tuệ của Con Ðường.
- Chúng Tăng đệ tử Thanh Văn của Đức Thế Tôn là bậc Chân Chánh Hạnh: các Ngài chuyên cần tiến bước trên con đường thoát ra khỏi mọi hình thức đau khổ.
- Chúng Tăng đệ tử Thanh Văn của Đức Thế Tôn. Có 4 Ðạo: Dự Lưu Ðạo, Nhất Lai Ðạo, Bất Lai Ðạo và A-la-hán Ðạo, và có 4 Quả: Dự Lưu Quả, Nhất Lai Quả, Bất Lai Quả và A-la-hán Quả. Nếu tính đôi theo Ðạo và Quả thì có 4 đôi. Nếu tính riêng rẽ thì có 8 bậc.
- Xứng đáng được thọ lãnh lễ vật. Những lễ vật được đề cập đến ở đây là bốn vật dụng cần thiết trong đời sống, tức: vật thực, y phục, thuốc men, và chỗ ở. Chư Tăng là những vị giới đức trong sạch, xứng đáng thọ lãnh các lễ vật mà người dâng có thể đi từ phương xa đến, hoặc đã dày công tạo nên, và dâng cúng một cách thành kính.
- Xứng đáng được nghênh tiếp. Sự tiếp đãi nồng hậu mà người thí chủ thường dành để đón mừng những khách quý hay thân bằng quyến thuộc từ những nơi xa xôi đến, chư Tăng là những vị xứng đáng thọ lãnh sự tiếp đón nồng hậu ấy.
- Xứng đáng được cúng dường. Cúng dường các Ngài tạo nhiều quả phúc.
- Xứng đáng được chấp tay chào vì các Ngài có nhiều đức hạnh thanh cao trong sạch.
- Xứng đáng là phước điền Vô Thượng ở trên đời. các Ngài là ruộng đất vô thượng để mọi người gieo nhân phước báu. Tăng Bảo chắc chắn là nơi nương tựa chu toàn. Khi hiểu rõ như vậy, chúng ta đặt trọn niềm tin và hướng về ngôi Tăng Bảo.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm