Ăn rau lang sai cách gây hại ra sao?
Rau lang cung cấp dinh dưỡng tới cơ thể nhiều hơn khi ăn củ khoai lang. Vitamin khi ăn rau lang cao gấp 3 lần khi ăn khoai lang, vitamin C cao hơn 5 lần, riboflavin cao hơn gấp 10 lần... Vậy ăn sao cho bổ dưỡng, chữa bệnh?
Thần dược không độc tố, tốt cho tỳ vị
Bác sĩ Đinh Minh Trí, Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết rau lang là một món rau dân dã, chứa rất nhiều dưỡng chất, nguồn vitamin dồi dào và rất nhiều tác dụng với sức khỏe...
Trong 100g rau lang có các chất dinh dưỡng như: Năng lượng: 22kcal; Nước: 91,8g; Protein: 2,6g; Tinh bột: 2,8g.
Ngoài ra rau lang còn chứa nhiều chất dinh dưỡng như các loại vitamin B, C, E, beta caroten, biotin và các khoáng chất như magie, phốt pho, canxi, kali, mangan, kẽm, đồng...
Rau lang được quan tâm nhờ tác dụng chống oxy hóa, chống ung thư, bảo vệ gan, điều hòa đường huyết và rối loạn mỡ máu...
Lương y Nguyễn Hữu Toàn, Hội Đông y TP Hải Phòng, cho hay trong đông y, rau lang giống một vị thuốc tính dịu không chứa độc tố, tác dụng tốt cho tỳ vị, mật, thận, thị lực và có tác động tốt đến chức năng điều hòa khí huyết cho nam nữ mắc bệnh sản khoa...
Tuy tên gọi là rau lang nhưng khi ăn rau lang thì dinh dưỡng cung cấp tới cơ thể nhiều hơn khi ăn củ khoai lang. Trong phân tích hàm lượng, các nhà khoa học đã thống kê được: Vitamin khi ăn rau lang cao gấp 3 lần khi ăn khoai lang, vitamin C cao hơn 5 lần, riboflavin cao hơn gấp 10 lần.
Đặc biệt trong rau lang có adenin, betain, cholin... và theo Garcia F, trong ngọn rau lang đỏ có chứa một chất gần giống insulin nên rất tốt cho nhiều bệnh, đặc biệt là đái tháo đường.
Nhiều tác dụng đối với sức khỏe nên được tận dụng
Theo bác sĩ Trí, rau lang là một món rau dân dã tốt như thần dược, có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe mà chúng ta nên tận dụng để trị liệu:
- Giảm cân hiệu quả: Rau lang chứa những thành phần dinh dưỡng như canxi, kali, protein, đồng, kẽm, natri,... và đặc biệt chứa ít calo nên bổ sung vào chế độ ăn giảm cân, phòng ngừa huyết áp, tim mạch...
- Giải quyết vấn đề băng huyết sau sinh: Băng huyết sau sinh là một bệnh nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người phụ nữ. Nhưng may thay, rau lang có thể giải quyết được vấn đề đó.
Khi xuất hiện băng huyết, bạn có thể lấy một nắm rau lang tươi giã lấy nước uống để sơ cứu, rồi đưa sản phụ tới bệnh viện để kiểm tra đánh giá tình trạng.
- Cải thiện lượng sữa cho phụ nữ sau sinh: Mất sữa, giảm tiết sữa sau sinh là vấn đề phổ biến của phụ nữ vì những áp lực mệt mỏi trong thời kỳ nuôi con nhỏ. Bạn có thể kích thích khả năng tiết sữa nhờ món ăn rau lang tươi nấu với thịt hoặc rau lang xào thịt.
- Phụ nữ có thai bớt ốm nghén nôn nao: Trong rau lang có chứa vitamin B6 là một chất làm giảm cảm giác buồn nôn cho thai phụ khi bắt đầu bước vào thai kỳ.
Đồng thời vitamin này sẽ kích thích vị giác, tạo cảm giác ngon miệng để mẹ có thể cung cấp đa dạng thực phẩm cho bé lớn khôn.
- Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Đối với tình trạng đường huyết cao, các flavonoid trong lá khoai lang có thể thúc đẩy sự hấp thụ glucose ở mô và tăng cường bài tiết insulin giúp hạ đường huyết.
- Đào thải độc tố thanh lọc cơ thể: Thanh lọc làm sạch cơ thể là công dụng phổ biến của họ nhà rau. Đối với rau lang, diệp lục được ẩn chứa trong từng chiếc là khá cao, giúp máu được thanh lọc và độc tố không may hấp thụ cũng được đào thải ra.
Với tính mát vị ngọt, rau lang có thể làm món ăn cho những ngày nóng hay cơ thể đang bốc hỏa.
- Tăng miễn dịch, chữa viêm mạn tính: Rau lang có chứa hợp chất beta cryptoxanthin có hiệu quả trong việc phòng ngừa những căn bệnh viêm nhiễm mạn tính như viêm khớp,... tăng cường canxi cho xương và cải thiện miễn dịch cho cơ thể.
- Ngừa thiếu máu: Lá khoai lang rất giàu sắt, vitamin A, C và E. Ăn vừa phải có thể bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người trong một ngày và ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
- Giảm nguy cơ loãng xương: Đối với những người phụ nữ sau mãn kinh, do hàm lượng canxi trong xương mất cân bằng nên có thể gây ra các nguy cơ bị loãng xương. Việc bổ sung vitamin K có từ rau lang sẽ giúp cân bằng lại lượng canxi trong xương.
Ngoài ra khi kết hợp vitamin D với vitamin K thì nó có thể giúp người bị gãy xương sẽ mau hồi phục.
- Phòng bệnh táo bón: Không chỉ có củ khoai lang mới có công dụng chữa táo bón mà ăn rau lang cũng có thể giúp chữa táo bón hiệu quả. Phần lá rau lang có chứa nhiều chất xơ và chất nhựa từ lá lang có tác dụng rất tốt để nhuận tràng, ngăn ngừa chứng táo bón.
Lương y Nguyễn Hữu Toàn nhấn mạnh rau lang tính bình, vị ngọt, không độc, quy vào kinh tỳ vị, đại tràng, có tác dụng bổ hư tổn, ích khí lực, kiện tỳ vị, bổ thận âm, dùng chữa tỳ hư, kém ăn, thận âm bất túc.... Lá khoai lang là một vị thuốc trong đông y để chữa nhiều bệnh:
- Chữa cảm sốt mùa nóng: Nấu 60-100g lá tươi ăn cả lá hoặc 30-40g lá khô sắc nước uống. Cũng có thể nấu lá khoai lang trắng với cải bẹ xanh ăn thay cơm để giúp ra mồ hôi, hạ sốt, giải cảm.
- Thận âm hư, đau lưng mỏi gối: Rau lang tươi non 30g, mai rùa 30g, sắc kỹ lấy nước uống.
- Phụ nữ băng huyết: Rau lang tươi một nắm giã nát, lấy nước cốt uống.
- Mụt nhọt: Để hút mủ nhọt đã vỡ, lấy lá rau lang non 50g, đậu xanh 12g, thêm chút muối, giã nhuyễn bọc vào vải đắp.
- Chữa sau khi đẻ thiếu sữa: 250g lá rau lang, 200g thịt lợn. Rửa sạch rau lang, cắt nhỏ. Thịt rửa sạch xắt miếng cho vào nồi nêm gia vị, thêm nước. Lúc đầu đun lửa to cho sôi, sau hầm lửa nhỏ cho thịt nhừ làm canh.
- Chữa đi ngoài khô cứng: 250g lá rau lang tươi, xào cho thêm dầu mè, muối, ăn ngày 2 lần sáng và chiều.
- Chữa vết giời leo: Lá rau lang tươi, chút ít băng phiến, cùng đập nát nghiền nhỏ, đắp vào vết đau.
- Chữa chứng quáng gà: Rau lang xào với gan lợn ăn.
Ăn rau khoai lang mà không biết những điều này thì đang "rước họa vào thân"
Theo bác sĩ Trí, mặc dù rau lang là loại rau bổ dưỡng nhưng cần lưu ý trong những trường hợp sau:
- Không ăn rau khoai lang lúc đói vì điều đó sẽ khiến lượng đường huyết trong cơ thể giảm xuống thấp hơn.
- Muốn nhuận tràng thì nên ăn rau lang tươi luộc chín, không nên ăn rau khoai lang còn sống vì sẽ có tác dụng ngược là chính là gây táo bón.
- Không nên ăn rau lang quá nhiều vì rau lang chứa nhiều canxi có thể gây sỏi thận.
- Nên ăn rau lang xen kẽ với các loại rau khác. Tốt nhất là nên ăn kèm với những thực phẩm có chứa đạm động vật, thực vật để giúp cân bằng thành phần dưỡng chất.
- Khi luộc rau lang để ăn và chữa bệnh, nếu muốn dùng nước thì nên lấy nước thứ 2 vì nước thứ nhất thường có vị chát và hăng.
Hà Linh
(báo Tuổi Trẻ)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ăn chay tốt cho sức khỏe ra sao?
Thuần chay 11:21 25/11/2024Nhiều người lựa chọn ăn chay vì nhiều lý do, trong đó có đem đến lợi ích cho sức khỏe như giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, kiểm soát chỉ số cholesterol.
Cách ăn chay tốt cho sức khỏe tim mạch
Thuần chay 16:50 22/11/2024Chế độ ăn chay có thể tốt cho huyết áp, cải thiện mức cholesterol và duy trì cân nặng khỏe mạnh, tất cả đều giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, nên biết cách ăn chay phù hợp để mang lại những lợi ích sức khỏe.
Chuyên gia chỉ cách lập kế hoạch ăn chay khoa học, tốt cho sức khỏe
Thuần chay 13:30 21/11/2024Ăn chay, sống "xanh" đang dần trở thành xu hướng mới trong lối sống hiện đại. Tuy nhiên, ăn chay sao cho đủ dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe không phải ai cũng có đủ sự hiểu biết và kiên trì để thực hiện.
7 loại rau thơm nên ăn thường xuyên giúp cơ thể sống khỏe
Thuần chay 16:40 20/11/2024Rau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhờ chứa các hợp chất sinh học hoạt tính.
Xem thêm