Thứ năm, 12/09/2019, 09:56 AM

Ảo giác buông xả "cái tôi"

Ai cũng cho rằng khi sống, sinh mạng mình chính là “tôi”; sau khi chết, thân thể hoại diệt nhưng linh hồn vẫn còn tồn tại, nên từ đó họ lại tiếp tục nghĩ rằng linh hổn kia chính là “tôi”.

 >>Phật pháp và cuộc sống

Nhưng như các bạn biết, chó có linh hồn của chó, mèo có linh hồn của mèo, người có linh hồn của người, thậm chí là linh hồn của người cũng phân biệt linh hồn của nam - nữ. Vì thế, trong các lần luân hồi sinh tử tử sinh, linh hồn cũng không phải là điều gì đó bất biến; chỉ cần linh hồn thay đổi thì tôi cũng thay đổi theo, nên có thể nói không  có điều gì có thể gán cho  nó là “tôi” cả.

Bài liên quan

Người lần đầu tìm hiểu “vô ngã” đều có cảm giác rất sợ. Thực ra, “vô ngã” mới là cách khẳng định “ngã” đúng đắn nhất. Chúng ta hãy nghĩ kĩ xem: “tôi” là gì, là tâm của chúng ta hay là thân? Hay là những sự vật mà thân và tâm sở hữu chúng? Tư tưởng, tài sản, danh  dự, giá trị là “tôi” chăng? Hay chỉ là khái niệm “của tôi” đó chính là tôi? Ví dụ đơn giản, dễ hiểu là, tôi đây tên Thánh Nghiêm, nhưng ở Đài Loan có đến bốn vị xuất gia cùng tên là Thánh Nghiêm. Vì thế, nếu sau này có người nhắc đến Hòa thượng Thánh Nghiêm thì sẽ chỉ vị nào? Hơn nữa, có lần tôi đến Viện bảo tàng Anh quốc xem các kinh điển khai quật ở động Đôn Hoàng (Trung Quốc) cũng có vị hòa thượng tên Thánh Nghiêm. Vị này không những  cùng pháp danh mà trùng cả họ ở đời của tôi là họ Trương nữa, cả tên tục của vị này cũng hoàn toàn giống tôi là Trương Thánh Nghiêm. Trong lịch sử, có rất nhiều người  cùng  họ cùng tên cùng nghề nghiệp, chứng tỏ rằng cái tên gọi tuyệt đối không phải là “tôi”.

Ai cũng cho rằng khi sống, sinh mạng mình chính là “tôi”; sau khi chết, thân thể hoại diệt nhưng linh hồn vẫn còn tồn tại, nên từ đó họ lại tiếp tục nghĩ rằng linh hổn kia chính là “tôi”.

Ai cũng cho rằng khi sống, sinh mạng mình chính là “tôi”; sau khi chết, thân thể hoại diệt nhưng linh hồn vẫn còn tồn tại, nên từ đó họ lại tiếp tục nghĩ rằng linh hổn kia chính là “tôi”.

Bài liên quan

Cũng theo lẽ đó, thân thể của tôi không phải là tôi, họ tên tôi không phải là tôi, tất cả mối quan hệ con người, vật chất đều không phải là tôi. Từ đó chúng ta thấy, cái mà mọi người cho là “tôi” kia đều hư giả, không thực. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người rất sợ “vô ngã” (không có cái tôi thực sự) của đạo Phật. Vì hễ nói đến vô ngã,  họ  liền cảm thấy tất cả giá trị, lập trường, mục tiêu, phương hướng của mình đều tan tành mây khói. Tôi có một đệ tử người Mĩ từng học thiền giữa chừng rồi bỏ về nước với lí do là vị đó sau khi tham thiền và tìm hiểu giáo lí Phật giáo bỗng cảm thấy cuộc đời này càng ngày càng trống rỗng, hư vô.

Tôi hỏi tại sao không học nữa, anh nói:

- Thưa thầy, con càng ngồi thiền càng thấy cuộc đời trống vắng, không còn gì quan trọng nữa. Nhưng con cảm thấy như thế không ổn vì ở nhà con còn có vợ, con sợ rằng một khi khai ngộ, đạt đến “vô ngã” thì con không cần vợ con nữa. Con có thể không cần vợ nhưng con biết vợ rất cần con nên con muốn về nước ạ.

Những gì vị ấy làm đều xuất phát từ tâm từ bi nên phải về nước giúp vợ, không muốn học thiền hay khai ngộ nữa. Biết thế, tôi liền bảo:

- Con thật chẳng hiểu biết chút gì về Phật  pháp!  Một khi giác ngộ tuy không còn lòng vị kỉ, tự tư tự lợi nhưng lại có tâm từ bi rộng lớn, có đại trí đại dũng,  mở rộng cái tôi hữu  hạn thành cái tôi vô hạn lượng, khi đó con không những giúp được nhiều điều lợi ích cho vợ mà còn phổ độ chúng sinh thoát khổ sinh tử đến bờ yên vui nữa.

Tuy chúng sinh thường xem Phật như một vị có cái “tôi” thực thụ, như trong kinh Kim Cương, đức Phật Thích Ca thường tự xưng là “ta”, còn trong các kinh iuận khác, Phật thường nói “ta là Phật”, “ta đang thuyết pháp”, “ta đang độ chúng sinh”...

Tuy chúng sinh thường xem Phật như một vị có cái “tôi” thực thụ, như trong kinh Kim Cương, đức Phật Thích Ca thường tự xưng là “ta”, còn trong các kinh iuận khác, Phật thường nói “ta là Phật”, “ta đang thuyết pháp”, “ta đang độ chúng sinh”...

Phật giáo cho rằng hết thảy muôn vật quanh ta từ hữu hình đến vô hình đều đang không ngừng thay đổi; sống trong môi trường như thế, chúng ta vô tình dệt nên mạng lưới sinh tử khổ đau vô tận. Hiếu rõ đạo lí vô ngã giúp chúng ta buông xả ảo giác về cái tôi, của tôi, tích cực tu tập hạnh nguyện Bồ-tát. Tuy chúng sinh thường xem Phật như một vị có cái “tôi” thực thụ, như trong kinh Kim Cương, đức Phật Thích Ca thường tự xưng là “ta”, còn trong các kinh iuận khác, Phật thường nói “ta là Phật”, “ta đang thuyết pháp”, “ta đang độ chúng  sinh”... Tất cả các danh từ tự xưng kia chỉ là “cái tôi giả danh” với mục đích giúp chúng sinh hiểu được pháp mà đức Phật đang nói nên buộc phải nêu lên một đối tượng tạm thời như thế. Thực tế thì từ tự xưng của Phật là “ta” chính là sự vô ngã, bỏ cái tôi phàm phu và chỉ còn lại là đức Phật vô ngã. Đấy mới chính là cái tôi cứu cánh, mới phát  huy  chính pháp trong cõi đời này.

HT Thích Thánh Nghiêm

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Người đàn ông 10 tháng đau đớn vì ung thư, mỉm cười ra đi sau hơn 1 giờ hộ niệm

Phật giáo và người trẻ 16:45 25/11/2024

Khi vừa hộ niệm được chừng mấy chục phút, chú Thu bỗng nhiên giơ hai ngón tay lên và nói với mọi người rằng mình sẽ ra đi vào lúc 2h chiều. Tiếp tục hộ niệm tới khoảng 2h kém 15p thì chú ấy tắt thở ra đi một cách rất nhẹ nhàng.

Sự oán hận của vong hồn thai nhi

Phật giáo và người trẻ 20:00 19/11/2024

Theo đạo Phật thì ngay từ khi bắt đầu thụ thai, ý thức, thần thức đã xâm nhập vào bào thai. Bào thai đã là một mầm sống, là một sinh linh cần được nâng niu, bảo vệ.

Đi chùa sám hối?

Phật giáo và người trẻ 08:45 15/11/2024

Mưa, Long ngồi trên chiếc võng trước cửa nhà, mắt nhìn ra cổng. Chiều nay, Long có hẹn với bạn gái, hai người sẽ đi chùa sám hối. Đó là thói quen mà mỗi tháng hai lần Long cùng với bạn gái đến chùa Vạn Đức.

Quỹ Vicaris gieo hạt hiểu thương đến 2 học sinh ở Gò Quao

Phật giáo và người trẻ 12:05 10/11/2024

Quỹ Bảo trợ giáo dục Vicaris vừa bảo trợ 2 học sinh ở huyện Gò Quao, Kiên Giang - Đại đức Thích Tuệ Đạt, Ủy viên Ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, chủ nhiệm Quỹ thông tin với Phatgiao.org.vn.

Xem thêm