Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 13/03/2019, 19:30 PM

Tìm hiểu Thiền Quán tử thi - phép tu mạnh mẽ để nhận thức vô ngã tại Thái Lan

Theo tăng sĩ Thái Lan: Mục đích của hình thức thiền Quán tử thi đơn giản “chỉ là giữ tâm thanh tịnh, để rồi khi nhìn vào một người sống, bạn biết rõ rằng bạn đang chỉ thấy các khía cạnh bên ngoài của thân vật lý người ấy mà thôi. Chư tăng ngắm những tấm hình quán tử thi để được chiêm nghiệm.

Thiền định là một pháp thực tập căn bản trong Phật giáo. Có nhiều phương pháp thiền tập, một số kỹ thuật rất đặc biệt còn được lưu giữ trong kinh điển Phật giáo cổ và được truyền thừa từ thầy đến trò trong nhiều truyền thống Phật giáo. Một số ít kỹ thuật thiền truyền thống còn được truyền lưu tại Thái Lan có thể bị cho là quá khắt khe hay nhắc cho tất cả chúng ta lâu nay đã quen tiếp xúc với sự an tĩnh trong pháp thực tập thiền chánh niệm đơn giản, vẫn còn một phương pháp đặc biệt nữa, trực chỉ giúp hành giả thành tựu tuệ giác đối với bản chất tạm thời, vô thường của các pháp hữu vi.  

Quán tử thi được lưu giữ trong kinh điển Phật giáo cổ và được truyền thừa từ thầy đến trò trong truyền thống Phật giáo 1 số nước.

Quán tử thi được lưu giữ trong kinh điển Phật giáo cổ và được truyền thừa từ thầy đến trò trong truyền thống Phật giáo 1 số nước.

Trong khi pháp thực tập Thiền định Quán Tử Thi có thể bị xem là quá khủng khiếp hay rùng rợn, việc thực tập thiền bên cạnh một tử thi đang hủy hoại hay biến dần thành bụi (Pali: asubhakammatthana) vẫn còn khá phổ biến ở nhiều ngôi chùa trên khắp Thái Lan và các nước khác trong khu vực Đông Nam Á. Nhằm mang lại sự hiểu biết sâu sắc hơn về bản chất vô thường và giúp hành giả vượt qua các trạng thái tâm và cảm xúc, chư Tăng phải trải qua sự tu tập sử dụng tử thi của người vừa qua đời làm đối tượng thiền định.

Minh họa của Thượng tọa Phra Malai, thế kỷ 19 về thực tập thiền - Quán Tử thi. From: blogs.bl.uk

Minh họa của Thượng tọa Phra Malai, thế kỷ 19 về thực tập thiền - Quán Tử thi. From: blogs.bl.uk

Bài liên quan

Các hành giả thực tập phương pháp thiền này trực tiếp quán chiếu những điều ghê gớm của tử thi và sự vô thường của xác thịt, xương cũng như các chất lỏng. Trạng thái thiền cao nhất chứng đạt được khi cả hai lực hút và lực đẩy không còn tồn tại. Cách thực tập này được xem là một phương thức mạnh mẽ để nhận thức rõ về vô ngã, ông Justin McDaniel, một Giáo sư nghiên cứu tôn giáo tại Đại học Pennsylvania nói. “Và khi càng có tâm vị tha, bạn càng gần với Niết-bàn hơn”. (The New York Times)

Trong gia đình có em bé hay người lớn bất ngờ qua đời, đôi khi họ sẽ tặng tử thi đến chùa cho mục đích thực tập thiền quán để làm phước, tích thiện đỡ phải đau buồn. Chư Tăng cho rằng những người qua đời trẻ là “những người đại diện tốt nhất của nhân loại”, Giáo sư McDaniel nói. “Họ vô tội – Họ không quá ích kỷ tham lam, hay tham vọng. Nếu một cái gì đó rất đẹp còn có thể hoại diệt, vậy sao các bạn còn tự hào, tự đắc? Thậm chí bạn còn xấu tệ hơn”. (The New York Times)

Tại một số tự viện, như Wat Khao Yai ở tỉnh Pichit của Thái Lan và Wat Hualompong ở Bangkok, xác chết cúng dường được đem treo trên cái móc trước khi hành giả được sự cho phép thực tập pháp thiền quán tử thi hoặc các thiền sinh có thể ngồi thiền trong nghĩa địa, quán sát xác chết ngay trước mặt, trong hoặc sau khi hỏa táng. Những pháp thực tập như vậy đã được mô tả trong nhiều văn bản, tranh tường lâu xa từ nhiều thế kỷ trước và có liên quan đến các nhà Sư Thái Lan nổi tiếng như Ngài Luang Phu Man, Than Achan Taeng, và Somdet To.

Mục đích của hình thức thiền tập truyền thống này đơn giản “chỉ là giữ tâm thanh tịnh, để rồi khi nhìn vào một người sống, bạn biết rõ rằng bạn đang chỉ thấy các khía cạnh bên ngoài của thân vật lý người ấy mà thôi

Mục đích của hình thức thiền tập truyền thống này đơn giản “chỉ là giữ tâm thanh tịnh, để rồi khi nhìn vào một người sống, bạn biết rõ rằng bạn đang chỉ thấy các khía cạnh bên ngoài của thân vật lý người ấy mà thôi

Mục đích của hình thức thiền tập truyền thống này đơn giản “chỉ là giữ tâm thanh tịnh, để rồi khi nhìn vào một người sống, bạn biết rõ rằng bạn đang chỉ thấy các khía cạnh bên ngoài của thân vật lý người ấy mà thôi”. Sư Siripanyo – một vị Tăng đến từ miền Đông Thái Lan nói. “Chúng ta chỉ là một dạng sự sống và lâu nay chúng ta phủ nhận một sự thật rằng tất cả mọi người chỉ là một tập hợp gồm các bộ phận, xương, chất lỏng và chất lỏng. Chúng ta bị ám ảnh bởi những cái bên ngoài. Không ai muốn nhìn thấy phần bên trong cơ thể. Nhưng chúng ta hãy cố gắng quán sát chúng trong ánh sáng trung dung, không thích thú cũng không cự tuyệt bởi những cảnh hấp dẫn hay xấu xa của phần bên trong hay bên ngoài”. (The Washington Times)

Phương pháp thiền - Quán Tử thi nhằm đạt được tuệ giác sâu hơn về sự vô thường, giúp người thực tập vượt qua các trạng thái tâm và cảm xúc. From: dhammawheel.com

Phương pháp thiền - Quán Tử thi nhằm đạt được tuệ giác sâu hơn về sự vô thường, giúp người thực tập vượt qua các trạng thái tâm và cảm xúc. From: dhammawheel.com

“Chư Tăng thường có những tấm hình quán tử thi bên mình, hoặc để trong phòng, cốc, trai đường để khi ăn, ngắm nhìn hay chiêm nghiệm đều được nhắc nhở”, Sư nói. “Đó là việc các tự viện cần có để chúng nhắc nhở chúng ta ý thức rõ về bản chất thật của đời sống luôn hiện diện sự vô thường và phù du vậy”. (The Washington Times)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo

Nghiên cứu 09:45 19/10/2024

Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.

Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội

Nghiên cứu 09:30 06/10/2024

Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.

Vài suy nghĩ về quyền động vật trong kinh, luật Phật giáo

Nghiên cứu 19:05 21/09/2024

Cảnh giới trí tuệ của chư Phật đã thấy và biết như thật rằng “tất cả mọi loài chúng sanh đều có tính Phật”, do đó, họ cần phải được tôn trọng, bảo tồn và thương yêu bình đẳng. Nói cách khác, từ tuệ giác của Đức Phật, Ngài đã thừa nhận “quyền động vật” nói riêng và muôn loài chúng sanh nói chung.

Từ nhân vật Đề Bà Đạt Đa nhận diện “thiện tri thức” trong Kinh Pháp Hoa

Nghiên cứu 16:00 02/09/2024

Thiện tri thức trong Kinh Pháp Hoa không còn bị bó buộc bởi hình tướng Phật, Bồ tát, chư thiên hay những vị ủng hộ đạo pháp mà đến ngay như hình tượng Đề-bà Đạt-đa, chuyên chống phá Phật cũng được nâng lên tầm cao mới trong kiến giải là “thiện tri thức”.

Xem thêm