Phước báo bất ngờ của một lương y có tâm

Phàm đã chọn ngành y thì phải vừa có Tâm vừa có Đức vì có hàng trăm hàng ngàn người bệnh đang chờ họ. Nên dân gian mới có câu: "Lương Y Như Từ Mẫu ". Bệnh nhân họ đã xem lương y, bác sĩ như là cha là mẹ, thì lương y bác sĩ hãy xem bệnh nhân như con em của mình mà cứu giúp tận tâm ắt sẽ được phúc báo...

Phước báo bất ngờ của một lương y có tâm  1
Bệnh nhân họ đã xem lương y, bác sĩ như là cha là mẹ, thì lương y bác sĩ hãy xem bệnh nhân như con em của mình mà cứu giúp tận tâm ắt sẽ được phúc báo...- Ảnh minh họa. 

Thầy thuốc Việt Nam - Hoá thân Đức Dược Sư trong cuộc đời

Bố tôi là một lương y, râu tóc trắng như cước, hay mặc bộ vải Phin ta màu nâu, đi guốc mộc. Cụ mất năm 1972 . Hiện nay cụ vẫn còn một học trò là lương y Thiên Tích, hơn 90 tuổi. Ông đã từng hai khóa làm Chủ Tịch Hội Y Học Cổ Truyền Việt Nam và bốc thuốc cứu người tại Lĩnh Nam - Mai Động - Hà Nội.

Bố tôi vừa dạy chữ Hán, vừa dạy y học dân tộc, vừa bốc thuốc cứu người. Thỉnh thoảng, ông cho tôi ra lớp mài mực Tàu để học trò tập trung nghe giảng bài. Một hôm, ông đang giảng về Y Đức, thì có một người nói là đến khám bệnh xin thuốc.

Bố tôi gọi tất cả học trò và cả tôi ra phòng khám cùng nghe người bệnh kể. Ông rót nước trà sen vào chén hạt mít đưa mời người đến khám bệnh rồi bảo:

- Anh kể bệnh đi!

Bệnh nhân rụt rè, vừa nhấp ngụm nước vừa kể:

- Đáng lẽ đêm qua, chúng con sẽ đến cướp nhà Thầy. Đến miếu cây Đa ở chân đê đầu làng, chúng con dừng lại điểm binh, nhắc lại việc của từng thằng, xem lại khí giới dụng cụ. Bỗng một thằng trong đám chúng con kêu đau bụng xin ở lại....

Tên cầm đầu nổi cáu rít lên:

- Đứa nào ở lại tao sẽ cắt gân cổ chân.

Đêm tối, nhưng chúng con vẫn hình dung ra cái mặt đen sì sì, lông mày sâu róm sếch lên trên, cặp mắt long sòng sọc đỏ như máu của hắn hung ác như thế nào? Tên kia sợ quá van lạy cuống cuồng, xin được nói tiếp:

- Thưa..., thưa đại ca... em nghĩ, thầy lang bốc thuốc chữa bệnh cứu người. Người nghèo như chúng ta Thầy chữa không lấy tiền. Năm nay, người chết đói, chết dịch la liệt, Thầy đã cứu khỏi cho bao nhiêu người thoát chết. Bây giờ, cướp nhà Thầy, chẳng may Thầy chết thì vô ơn bạc nghĩa quá.

Tên cầm đầu quát như rít giữa hai hàm răng:

- Đã ăn cướp còn sợ giết người hả? đã ăn cướp còn nghĩ đến nhân nghĩa hả?

Tên kia cố nói thêm một câu nữa:

- Cướp của người lương thiện, em sợ bị trừng phạt.

Tên cầm đầu nói tiếp:

- "Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan". Chúng ta ...là giặc. Ngừng giây lát, tên cầm đầu nói giọng rất đanh:

- Đi hết ! đứa nào ở lại tao cắt gân cổ chân hết.

Tên cầm đầu này thì nổi tiếng vô cùng ác ôn, nó đã từng cắt gân cổ chân mấy đứa rồi. Chúng con sợ vô cùng, bắt đầu đeo mặt nạ, vác lá chắn, đòn khênh, dây thừng, túi vải... lầm lũi đứa nọ theo sau đứa kia. Trời tối đen như mực. Bỗng một đứa ngã lăn kềnh ra, kêu lên:

- Ôi ! Tôi bị rắn cắn hay sao ấy?

Chúng con xúm lại xem, nó bị rắn cắn thật. Tên cầm đầu cúi xuống nói với nó:

- Mày ở lại đây, đi được thì tự về được.

Rồi tên cầm đầu gọi cả bọn chúng con lại và nói:

- Có lẽ trời cản không cho chúng ta cướp nhà Thầy Lang. Bây giờ ta chuyển hướng sang cướp nhà Lý Tham. Nó phân chia việc cho từng người rồi nói:

- Riêng Lý Tham thì phải bắt nó chỉ chỗ mới lấy được vàng, xong thì giết.

Toán cướp chúng con ập vào nhà Lý Tham quá dễ dàng, vì hắn bị bất ngờ. Con túm được hắn, nhưng hắn to béo như con trâu, hất con ngã lăn ra đất.

Tên cầm đầu lao đến nói to:

- Bắt nó chỉ chỗ để lấy vàng.

Tên cầm đầu lao đến, ngờ đâu Lý Tham đã vớ được con dao lúc nào? xỉa một mũi vào bụng tên cầm đầu. Tên cầm đầu hăng máu vung mã tấu phạt ngang cổ Lý Tham. Cả hai đều ngã vật ra đất, nằm cạnh nhau máu tuôn lênh láng. Chúng con lẫn người nhà Lý Tham la hét chạy toán loạn...

Nghe đến đây, bố tôi ra hiệu cho tên cướp ngừng kể, mắt nhìn vào cái đồng hồ quả quýt, rồi lại rót nước trà sen mời tên cướp còn lại uống. Rồi lại đứng lên đi đi, lại lại, mắt nhìn xa xăm. Còn tôi và học trò của ông thì im lặng suy nghĩ về Y Đức.

Thiết nghĩ: Phàm đã chọn ngành y thì phải vừa có Tâm vừa có Đức vì có hàng trăm hàng ngàn người bệnh đang chờ họ. Nên dân gian mới có câu: "Lương Y Như Từ Mẫu ". Bệnh nhân họ đã xem lương y, bác sĩ như là cha là mẹ, thì lương y bác sĩ hãy xem bệnh nhân như con em của mình mà cứu giúp tận tâm ắt sẽ được phúc báo...

Trích "Nhân Quả Tập Truyện" -Tác giả: Thiếu Tướng, Tiến Sĩ Nguyễn Chu Phác.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Quan điểm về ngôn ngữ thời đức Phật

Nghiên cứu 06:35 08/04/2025

Ngôn ngữ là phương tiện kết nối, giúp truyền tải những thông điệp của người nói đến người nghe. Dù trong hoàn cảnh nào, môi trường nào, vị trí nào thì ngôn ngữ vẫn được xem là yếu tố chính yếu để vận hành mọi hoạt động. Giáo lý của Đạo Phật cũng vậy, nhờ những ngôn ngữ truyền tải mà hình thành nên một hệ thống giáo pháp vô cùng sâu mầu.

Quán Thế Âm Bồ tát khuyên người niệm Phật

Nghiên cứu 13:30 04/04/2025

Phía Ðông Bắc thành vua có dãy núi lớn. Trên núi có tượng đức Quan Thế Âm Bồ Tát, hễ ai chí thành cầu nguyện thời thường được thấy Bồ Tát hiện thân. Ngài Thích Huệ Nhựt bèn lên núi kính lạy bảy ngày đêm, rồi tuyệt thực, thệ: Nếu không thấy được Bồ Tát thời thà chết tại chỗ này...

Khổ trong Tứ Diệu đế

Nghiên cứu 09:58 02/04/2025

Đây là đề tài thuyết giảng của ngài Nhị tạng Sayadaw Thitzana và TT.Trí Tịnh trong khóa thiền Minh sát tại một ngôi chùa Việt ở Hoa Kỳ, Phật tử Thy Lâm, tác giả sách “Trọn vẹn từng khoảnh khắc” biên dịch. Phatgiao.org.vn giới thiệu đến bạn đọc.

Thường làm việc này, thầy tướng số giỏi nhất cũng không thể xem đúng cho bạn

Nghiên cứu 22:00 26/03/2025

Triều đại nhà Thanh vào những năm Quang Tự, Hàng Châu có một thầy bói vô cùng nổi tiếng, tên là Trần Thất. Do thuật xem tướng của ông rất linh nghiệm, vì thế mọi người gọi ông với biệt danh “Quỷ Nhãn Thất”.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo