Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 03/03/2024, 15:45 PM

Bà lão vãng sanh để lại xá lợi hình Phật đứng trên đài sen

Câu chuyện của cụ Triệu Vĩnh Phương với rất nhiều những linh ứng nhiệm màu đã trở thành minh chứng hùng hồn cho Phật Pháp, cho pháp môn Tịnh Độ và lời đại nguyện của Phật A Di Đà.

“Năm sau tôi sẽ vãng sinh.”

Mọi người trong nhà đổ dồn ánh mắt về cụ Triệu Vĩnh Phương, ngạc nhiên vài giây, rồi ào ào hỏi:

“Thật hả cụ?”

“Cụ được Phật báo trước à?”

“Cụ đã gặp Phật rồi sao?”

Cụ Phương gật đầu rồi bắt đầu kể, giọng phấn khởi lắm. Khoảng bốn giờ sáng, cụ tỉnh giấc, chuẩn bị vào thời khóa niệm Phật. Cụ ngồi khoanh chân, tay lần chuỗi, miệng niệm rõ ràng từng chữ: “Nam Mô A Di Đà Phật”. Chợt từ đâu xuất hiện luồng ánh sáng chiếu xuống chỗ ngồi. Cụ ngẩng đầu lên, dò theo luồng sáng, thấy nó đến từ trên không trung, chiếu qua cửa sổ, rọi vào mình. Cụ hướng mắt ra ngoài nhìn ngó, phát hiện ra không chỉ có một luồng sáng, mà là cả một vầng hào quang rực rỡ muốn rung động lòng người, đang chiếu rọi bốn phương. Cụ nhìn không chớp mắt.

Từ từ, một vị xuất hiện ngay chính giữa ánh hào quang. Vị đó hiện lên mỗi giây một rõ nét.

“Ôi trời ơi! Là Phật A Di Đà … là Phật A Di Đà!”

Cụ không kìm được lòng, dùng hết tâm lực, reo lên giữa đêm khuya:

“Nam Mô A…Di…Đà…Phật! Nam Mô A…Di…Đà…Phật! Nam Mô A…Di…Đà…Phật!”

Từng từ, từng chữ ngân lên rúng động và kéo dài từ trong cổ họng của cụ. Chưa bao giờ tiếng niệm Phật lại nhiếp tâm đến thế. Và cụ được Phật báo trước năm sau sẽ đón cụ.

Con cháu vây quanh cụ Triệu Vĩnh Phương, từ lâu cũng đều theo cụ quy y Tam Bảo, nghe kể thế, ai nấy một phen tín tâm trào dâng cuồn cuộn. Con trai cụ cũng có mặt ở đó, quay ra ôn tồn hỏi:

- Năm sau phải không ạ?

- Ừ, năm sau mẹ vãng sinh.

Ông khựng lại, trong người cảm thấy vui buồn lẫn lộn, vậy là mẹ ông sắp rời cõi đời này, nhưng không phải là đi về chốn suối vàng như những người khác, mà là về cõi Cực Lạc. Hôm ấy là một ngày cuối năm 1998, cụ Triệu Vĩnh Phương cũng đã 92 tuổi.

Bốn năm trước, cụ mới quy y Tam Bảo ở chùa Liên Phổ với hòa thượng Hạ Như. Lúc ấy cụ bị bệnh tim và bệnh bao tử rất nặng, tưởng đã đi luôn rồi. Cụ nghe giảng về giáo lý Tịnh Độ, từ đấy hết lòng hết dạ niệm Phật cầu vãng sinh Cực Lạc.

Một vị Tăng vãng sanh lưu xá lợi hộp sọ đầu và vô số xá lợi khác

401733092_832284438899424_8294064704246700316_n

Hàng ngày cụ miệt mài niệm Phật, số lượng cứ tăng dần đều cho đến lúc có ngày niệm đến 40.000 câu Phật hiệu. Kì lạ thay, ai cũng nhận ra khuôn mặt cụ ngày càng nhuận sắc, đi lại nhanh nhẹn hơn, chứng bệnh tim và đau dạ dày kinh niên thuyên giảm, sức khỏe tiến triển rõ ràng.

Mấy tháng sau, một ngày cuối tháng 3 năm 1999, mặt trời đã lên cao, vẫn chưa thấy mẹ tỉnh dậy niệm Phật, con trai cụ vào phòng xem xét, thấy cụ vẫn nằm trên giường, trông có vẻ không được khỏe.

- Mẹ sao thế? Mọi ngày mẹ công phu đúng giờ lắm mà?

- Đêm qua mẹ đi đại tiện mấy lần, thành ra mất ngủ.

- Sao lại thế nhỉ, để con đưa mẹ đi viện nhé?

- Mẹ không đi viện đâu, ở nhà niệm Phật tốt hơn.

Thấy mẹ không chịu đi bệnh viện, anh vội vã nhờ bác sỹ tới nhà truyền thức ăn loãng cho cụ, vì mấy hôm nay cụ không ăn uống được mấy, lại đại tiện liên tục, e mất sức. Thế nhưng truyền được bao nhiêu, cụ cũng ói mửa ra hết.

Tình hình cụ Phương yếu đi nhanh chóng, các bạn đồng tu không khỏi lo lắng, đề nghị mở Phật thất trợ niệm cho cụ suốt bảy ngày liền. Từ bảy rưỡi sáng tới sáu giờ tối chuyên niệm Phật, chỉ nghỉ ngơi nửa tiếng buổi trưa. Từ sáu giờ tối tới mười rưỡi tiếp tục tụng kinh Địa Tạng.

Ngày 1/4/1999, khắp tay chân cụ run rẩy, miệng thở phập phùng như cá ngáp trong nước, nước miếng chảy ra từ khóe miệng, bao nhiêu đau đớn dồn nén khiến cụ bức bách tột cùng. Con cháu đều đang tề tựu xung quanh giường. Cụ Phương cố gắng thì thào nói:

- Ta một đời chưa từng sát sinh, thịt cũng chẳng ăn được, chỉ ăn được cá. Có lẽ cũng vì thế mà cuối đời bị báo ứng. Các con nên vì ta mà phóng sinh thật nhiều cá, giúp ta tiêu trừ bớt ác nghiệp này.

Chúng con nhất định sẽ làm như lời mẹ dặn, mẹ yên tâm niệm Phật nhé - con cụ đáp lời.

Khi Phật thất bảy ngày kết thúc, gia đình lập tức tổ chức phóng sinh đúng như ý nguyện của cụ. Tối cùng ngày, cụ Phương lê lết ra trước bàn thờ Phật để sám hối tội nghiệp, nhất là tội ăn cá. Nhờ đó, hai ngày sau, chứng run tay chân hết hẳn.

Có lẽ đã đến lúc các oan gia trái chủ nhiều đời nhiều kiếp của cụ bắt đầu bủa vây đòi nợ. Hết sức khẩn trương, sáng ngày 7/4/1999, gia đình thỉnh sư thầy cử hành pháp hội siêu độ chúng sinh, bao gồm cả oan gia trái chủ của cụ Phương, tại chùa Cao Minh, tỉnh Dương Châu, Trung Quốc, hòng giúp cụ tiêu tan chướng nạn.

Thân thể cụ tiếp tục đau đớn, có một sự bức bách khó chịu chạy khắp người. Nhưng bù lại, tinh thần niệm Phật rất dũng mãnh, kiên cường, bất chấp bệnh khổ ập tới.

Cụ Phương thì thào:

- Mẹ chẳng còn lâu nữa, mẹ sắp đi rồi.

- Mẹ đi đâu? – anh con trai hỏi.

- Giọng cụ chậm rãi, nhưng từng chữ rõ ràng:

- Mẹ đi đến Tây Phương Cực Lạc Thế Giới.

- Mẹ có chắc chắn không?

- Chắc chắn.

Muốn kiểm tra tâm lý của mẹ, con trai cụ hỏi thêm:

Quanh mẹ bây giờ là oan gia trái chủ, yêu ma quỷ quái rất nhiều, họ đang chờ mẹ, mẹ có sợ không?”

- Không sợ.

- Vì sao?

- Đã có Phật A Di Đà.

Cụ Phương dừng lại một lúc nghỉ, rồi nói tiếp:

- Thuốc không cần nữa, thức ăn mẹ cũng không cần nữa.

Tới chiều tối, cụ Phương rút từ trong túi áo ra chiếc máy niệm Phật, cả chiếc khánh nhỏ đem cho con cất giữ, còn xâu chuỗi cụ quấn mấy vòng vào cổ tay. Những thứ đó giờ không dùng đến nữa, rồi hô mọi người niệm lớn tiếng lên.

Trong vườn nhà, từng đóa mẫu đơn đua nhau nở rộ cùng một lúc, chim chóc từ đâu hót líu lo, rộn ràng một góc vườn, hòa lẫn với tiếng niệm Phật bên trong cánh cửa, tấu lên như một bản hòa ca.

Cụ Phương đang yếu ớt, đột nhiên hô lớn, làm ai nấy đều giật mình.

- Tây Phương Tam Thánh tới, các Ngài đẹp quá kìa.

Tất cả con cháu cụ, các bạn đồng tu, hàng xóm láng giềng, dù trước kia có tin Phật Pháp hay không, đồng loạt kích động, đua nhau niệm Phật như sấm rền.

Trong một hôm, cụ thấy Tây Phương Tam Thánh hiện ra bốn lần. Mỗi lần, cụ đều chắp tay, hô to Phật hiệu. Khắp cả căn phòng thoang thoảng một mùi thơm không biết từ đâu bay tới, ánh sáng chan hòa lan tỏa khắp phòng, mặc dù trời đang là buổi tối.

Một giờ mười hai phút sáng, thấy hơi thở mẹ thoi thóp, con trai cụ dự đoán sắp tới thời khắc quan trọng, ghé miệng sát vào tai mẹ, nhắc nhở một lần nữa:

Mẹ ơi, mẹ muốn vãng sinh Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, mẹ nhất định phải niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”.

Lời con trai vừa dứt, một ánh hào quang cao hơn 30cm xuất hiện phía đầu giường, rồi dần tỏa ra hai bên. Liền đó, một hơi ấm tỏa lên từ phía dưới mặt đất, khiến không gian ấm áp lạ thường.

Đúng một giờ mười lăm phút, ngày 12/4/1999, cụ Triệu Vinh Phương trút hơi thở cuối cùng, miệng khẽ mỉm cười, hưởng thọ chín mươi tư tuổi.

Con trai cụ không kìm được, reo lên:

- Mẹ đã đi rồi, mẹ đã vãng sinh rồi !!!.

Câu nói của ông khiến tất cả mọi người đều vui mừng. Từ xưa trong cái thôn này, hiếm có tang sự nào lại hân hoan đến thế. Mẹ được vãng sinh, con cháu thì thành tựu đại hiếu.

Hai ngày sau, mọi người phúng viếng hết, gia đình mới đưa di thể cụ Phương vào trong một cái lu lớn, chuẩn bị hỏa táng theo tập tục khi đó tại vùng bản địa. Toàn thân cụ tươi nhuận, các khớp xương mềm mại, khuôn mặt như khi còn sống, không hề có dấu hiệu tái nhợt.

Lúc bắt đầu hỏa thiêu, chợt một ánh hào quang từ phía chiếc lu bay lên, cùng lúc có một luồng ánh sáng từ trên trời phủ xuống, hòa quyện vào nhau, khiến vạn vật bừng sáng, mọi người ai nấy đều hoan hỷ. Ngọn lửa cháy một hồi, từng làn khói bay lên cao, chẳng biết là trùng hợp hay do cảm ứng, cũng bay về phía Tây, cuồn cuộn như những đám mây vờn, đẹp không kể xiết.

Hỏa táng xong, gia đình làm nghi thức mở lu, thu lại tro cốt. Trong khi làm lễ, ai cũng có thể nhìn thấy ở phía Tây dọc theo dãy núi, có một chiếc cầu vồng bảy màu xuất hiện, như tô điểm cho nghi thức thêm phần tráng lệ.

Ngoài phần tro trắng, họ phát hiện có nhiều xá lợi nhiều màu sắc, hình thù khác nhau. Chợt con trai cụ reo lên:

- Ồ, mọi người lại đây mà xem.

- Gì thế?

Tất cả đang làm việc của mình, liền lui tới chỗ anh.

- Xá lợi này đúng là hình Phật mà. Từ đầu, tóc, mặt, cho đến tay và vạt áo đều giống.

Mọi người xúm lại ngắm nghía một hồi, đều công nhận điều đó, hết sức ngạc nhiên và phấn chấn. Một người khác đang lượm tro, cũng hô lên:

- Còn xá lợi này thì đúng là đài sen.

Con trai cụ Phương vội vàng ra khỏi chỗ, cầm theo xá lợi hình tượng Phật tới, ướm thử vào xá lợi hình đài sen thì bất ngờ vừa khít, như thể được tạo ra để dành cho nhau.

Xá lợi hình Phật đứng trên đài sen.

Xá lợi hình Phật đứng trên đài sen.

Hai xá lợi đặc biệt này, sau đó được đặt trang nghiêm, thờ trước di ảnh của cụ Phương ngay tại nhà.

Câu chuyện của cụ Triệu Vĩnh Phương với rất nhiều những linh ứng nhiệm màu đã trở thành minh chứng hùng hồn cho Phật Pháp, cho pháp môn Tịnh Độ và lời đại nguyện của Phật A Di Đà. Cụ Phương dù chỉ chuyên tu trong vài năm cuối đời, nhưng bằng tất cả tâm cung kính, tha thiết, chuyên cần và tin tưởng, cụ đã siêu phàm nhập thánh, chấm dứt vô số kiếp luân hồi mệt nhọc.

Trong tang lễ của cụ, nhiều người khắc sâu trong lòng câu đối liễn được gia đình treo lên, như một lời nhắc nhở chính bản thân mình về mục tiêu lớn trong cả cuộc đời.

“Chín mươi tư năm trường mãi tìm cầu.

Một ngày thời đến ta về Tây Phương.”

Tĩnh Như, viết lại từ video phóng sự vãng sinh của cụ Triệu Vĩnh Phương.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Tư liệu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tư liệu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Tư liệu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Bay qua miền hạnh phúc

Tư liệu 17:30 18/11/2024

Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.

Xem thêm