Giá trị bốn chân lý vĩ đại của Phật giáo: Tứ Diệu Đế

Nghiên cứu, tìm hiểu bố chân lý vĩ đại của Phật giáo để thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc giáo dục đạo đức con người nhằm hướng tới kêu gọi sự thức tỉnh trong mỗi con người, hướng tới một xã hội yên bình, sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc.

 >>Kiến thức

Bài liên quan

Tứ diệu đế hay là bốn chân lý vĩ đại của Phật giáo chính là xương sống hợp thành học thuyết nhân sinh cứu đời. Đó là kết quả suy ngẫm và trải nghiệm thông qua thực tiễn cuộc sống của chính Đức Phật và sự tổng kết những suy tư về cuộc sống chúng sinh được đúc kết lại. Có thể coi mỗi một chân lý của Phật giáo là một chủ đề lớn để nhân loại suy nghĩ, trải nghiệm để đúc rút cho thực tiễn không chỉ quá khứ, hiện tại mà còn ở cả vị lai.

Thành tựu mà Phật giáo đã và đang để lại cho nhân loại không chỉ là Tứ diệu đế mà cả ở nhiều lĩnh vực khác nữa liên quan đến nhiều lĩnh vực mà nhân loại đang hướng tới như vấn đề chiến tranh, hòa bình, môi trường… và cả những vấn đề to lớn hơn như bản thể luận triết học về nguồn gốc thế giới và các loài, vấn đề nhận thức luận và cả vấn đề tư tưởng biện chứng về thế giới mà ngày nay soi chiếu vào nghiên cứu nguồn gốc thế giới.

Tác giả nổi tiếng của thuyết tương đối, E.Eintein sớm thừa nhận: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu được với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo… Cây cầu Phật giáo đã kích thích con người khám phá những tiềm năng lớn lao nằm sâu kín trong chính con người và trong môi trường sống xung quanh. Phật giáo vượt thời gian và mãi mãi có giá trị”.

E.Eintein sớm thừa nhận: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu được với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo… Cây cầu Phật giáo đã kích thích con người khám phá những tiềm năng lớn lao nằm sâu kín trong chính con người và trong môi trường sống xung quanh. Phật giáo vượt thời gian và mãi mãi có giá trị”.

E.Eintein sớm thừa nhận: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu được với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo… Cây cầu Phật giáo đã kích thích con người khám phá những tiềm năng lớn lao nằm sâu kín trong chính con người và trong môi trường sống xung quanh. Phật giáo vượt thời gian và mãi mãi có giá trị”.

Bài liên quan

Đặc biệt những phương thức quan sát và tìm hiểu thế giới đúng như nó có là nội dung chủ yếu của trường phái truyền thông hiện đại, truyền thông tỉnh thức, hầu như đã được Phật tổ thực thi từ rất lâu thời trước công nguyên. Ngày nay, nhìn thấy sự vật đúng như như thật và phản ánh sự kiện đúng như nó xảy ra là nguyên tắc cơ bản, gần như bất biến của truyền thông nhân bản hiện đại.

Xem lại lịch sử, có thể thấy phương pháp thấy sự việc đúng như thật (vipassana) đã được Đức Phật phát hiện từ hàng ngàn năm trước và sử dụng như phương pháp quan sát và tìm hiểu thế giới xung quanh. Điều này đã được nhiều học giả tên tuổi thế giới phát hiện và làm rõ hơn.

Trong cuốn Báo chí trách nhiệm và đạo đức tin tức trong kỉ nguyên số - Một cách tiếp cận Phật giáo, các tác giả Shelton A. Gunaratne, Mark Pearson và Sugath Senarath coi lý thuyết báo chí tỉnh thức gắn liền với Tứ diệu đế trong Phật giáo. Hơn thế, các tác giả trên còn khẳng định: Báo chí tỉnh thức đòi hỏi nhà báo phải hiểu được lý do cho những khổ đau và hạn chế sử dụng nghề nghiệp của mình để gia tăng tham ái và chấp ngã. Và báo chí cần hướng tới mang lại hạnh phúc và hiểu biết chân thực cho mọi người.

Mark Pearson - chuyên gia nghiên cứu về đạo đức truyền thông đề xuất sử dụng Bát chính đạo trong Phật giáo như khung quy chiếu đạo đức cho báo chí hiện đại. Theo ông, nhà báo cần thực hành chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính tinh tấn, chính niệm, chính định trong hoạt động nghề nghiệp hàng ngày của mình. Không chỉ có tác dụng chỉ dẫn hành vi mọi người, các nguyên tắc đạo đức này còn có giá trị định hướng nghề nghiệp của nhà báo.

Phương pháp thấy sự việc đúng như thật (vipassana) đã được Đức Phật phát hiện từ hàng ngàn năm trước và sử dụng như phương pháp quan sát và tìm hiểu thế giới xung quanh.

Phương pháp thấy sự việc đúng như thật (vipassana) đã được Đức Phật phát hiện từ hàng ngàn năm trước và sử dụng như phương pháp quan sát và tìm hiểu thế giới xung quanh.

Bài liên quan

Hơn thế, theo ông trong hoạt động tìm kiếm và phản ánh sự thật, nhà báo cần có chính kiến đúng đắn, hành vi cư xử đúng mực, tránh gây tổn hại đến người khác cả về vật chất và tinh thần. Nhà báo là người có thể tạo ra những ảnh hưởng sâu sắc đến những người liên quan bằng ngôn ngữ của mình, nên cần chú ý thực hành chính ngữ. Truyền thông vì mục đích tốt đẹp, biết nghĩ đến lợi ích của những người liên quan. Dù mục đích thông tin là chủ yếu, song nhà truyền thông cần đạt sự hài hòa giữa mục tiêu phản ánh và phục vụ lợi ích xã hội.

Trong bối cảnh tin tức giả, thông tin giật gân, những phát ngôn gây bất hòa đã và đang sinh sôi trên môi trường truyền thông truyền thống và truyền thông xã hội, truyền thông hiện đại cần phải thực hành đúng và tốt Bát chánh đạo để làm giảm bớt căng thẳng và bức xúc trong xã hội .

Cách tiếp cận như vậy, dường như đã được Đức Phật tiên tri và thực hành từ hàng ngàn năm trước. Điều đó, một lần nữa cho thấy tầm nhìn xa và dự báo tương lai của Phật giáo là vô cùng có ý nghĩa.

Phương Đông nói chung và Ấn Độ nói riêng đã để lại cho nhân loại nhiều tượng đài về đạo đức, Tứ diệu đế của Phật giáo lại xây dựng nên thứ tượng đài vĩ đại đi vào lòng người và có giá trị phổ quát không chỉ cho châu Á, châu Âu mà cả toàn nhân loại. Thực tiễn đã minh chứng, ngày nay Phật giáo được truyền bá rộng rãi đến nhiều nới trên thế giới, trong đó còn lan truyền đến cả các nước phương Tây. Điều đó chứng tỏ ý nghĩa đạo đức nhân sinh vì con người của Phật giáo mà cốt lõi nhất là Tứ diệu đế có sức lay động, lan tỏa sâu sắc vô cùng tận.

Tứ diệu đế với nhiều chân lý vĩ đại mà mỗi chân lý nếu phân tích tìm hiểu kĩ lưỡng sẽ rút ra nhiều điều bổ ích để răn dạy con người hướng tâm đến điều thiện, làm việc thiện vì lợi ích chung của cộng đồng, nhân loại.

Sự từ bỏ ngai vàng, từ bỏ sung sướng của Đức Phật để tự rèn luyện gian khổ để tìm ra con đường diệt khổ cho chúng sinh là tấm gương chói sáng về việc giáo dục đạo đức cho toàn nhân loại.

Sự từ bỏ ngai vàng, từ bỏ sung sướng của Đức Phật để tự rèn luyện gian khổ để tìm ra con đường diệt khổ cho chúng sinh là tấm gương chói sáng về việc giáo dục đạo đức cho toàn nhân loại.

Bài liên quan

Tư tưởng về Ngũ giới có nhiều nội dung rất mới, góp phần giảm bớt chiến tranh, giết chóc, bảo tồn các giống sinh vật trên thế giới, một sinh quyển hòa đồng tương tác qua lại với trí quyển của con người và chỉ con người với trí tuệ trong sáng biết điều chỉnh hành vi của mình hướng về điều thiện là mục đích chung của cả nhân loại đã và đang hướng tới.

Những điều không nên làm của Phật giáo góp phần hạn chế sự mâu thuẫn, thù hận và sự ham muốn thái quá của con người nhằm hướng đến một cuộc sống hòa đồng, hòa bình cho tất cả.

Sự từ bỏ ngai vàng, từ bỏ sung sướng của Đức Phật để tự rèn luyện gian khổ để tìm ra con đường diệt khổ cho chúng sinh là tấm gương chói sáng về việc giáo dục đạo đức cho toàn nhân loại. Một tấm gương sáng có giá trị hơn hàng triệu lời kêu gọi. Tấm gương sáng của Đức Phật và học thuyết Tứ diệu đế của Ngài đã minh chứng sống động cho chân lý trên.

Trước những biến động khôn lường của thế giới hiện nay, bạo động, chiến tranh, chết chóc, môi trường con người bị đe dọa, các hiện tượng thời tiết cực đoan đang diễn ra vô cùng phúc tạp, khó có thể đoán trước. Thiết nghĩ việc nghiên cứu vấn đề này không những chỉ có ý nghĩa học thuật mà còn có gía trị thực tiễn sâu sắc, với mục đích giáo dục đạo đức hướng tới kêu gọi sự thức tỉnh trong mỗi con người trên thế giới nhằm hướng tới một xã hội yên bình, sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc, văn minh, ai cũng được học hành, đảm bảo tốt an sinh xã hội.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Phật giáo thường thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Nghi thức tụng Kinh Vô Lượng Thọ phẩm thứ 6 (Phát đại thệ nguyện)

Phật giáo thường thức 21:13 22/12/2024

Theo Hòa Thượng - Pháp Sư Tịnh Không, đối với những Phật tử bận rộn, không có nhiều thời gian để tụng trọn bộ Kinh Vô Lượng Thọ quá dài trên 2 giờ thì có thể phân ra thời khóa buổi sáng tụng Phẩm thứ 6 (Phát đại thệ nguyện) và buổi tối tụng từ phẩm thứ 32 (Thọ lạc không cùng tận) đến phẩm thứ 37.

Kinh Nhất Thừa là gì?

Phật giáo thường thức 15:45 22/12/2024

Pháp môn nào có thể chứng đắc Phật quả rốt ráo trong một đời sẽ gọi là Nhất Thừa, pháp môn ấy cũng là pháp môn Nhất Thừa, kinh ấy cũng là kinh Nhất Thừa.

Cõi đời phiền não hay là mình phiền não cõi đời?

Phật giáo thường thức 15:12 22/12/2024

Nên biết tất cả sự trói buộc gốc từ mình mà ra, nên bỏ cũng từ mình chớ không phải ở bên ngoài. Cho nên Phật bảo “buông” là buông cảnh, đừng dính với nó. Ta cứ đổ thừa cảnh dính mình, không ngờ mình dính cảnh.

Xem thêm