Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 21/02/2020, 10:25 AM

Ba y thời Đức Phật

Mặc y là một trong bốn nhu yếu (tứ sự) căn bản của tăng sĩ Phật giáo, thể hiện đời sống giản dị, ít muốn, biết đủ, thanh tịnh, trang nghiêm, vốn là những phẩm chất hướng đến sự giải phóng các trói buộc.

> Áo cà sa, một báu vật của nhà Phật

Mặc y là một trong bốn nhu yếu (tứ sự) căn bản của tăng sĩ Phật giáo, thể hiện đời sống giản dị, ít muốn, biết đủ, thanh tịnh, trang nghiêm, vốn là những phẩm chất hướng đến sự giải phóng các trói buộc. Ba nhu yếu còn lại mà tăng sĩ phải giữ gìn là (i) Hành khất, (ii) Giường nằm vừa phải, hoặc ngủ dưới gốc cây, (iii) Dược phẩm cần thiết.

Việc sử dụng vải vứt bỏ làm y trong truyền thống Phật giáo thời đức Phật dần dần được thay đổi thành các loại vải có nhiều chất coton bền tốt, trong thời hiện đại. Các ô vải được góp nhặt tự nhiên dần dần trở thành quy cách đều đặn để tạo ra hình tướng của những ô ruộng thật đẹp, giống như các thửa ruộng ở Magadha, biểu tượng cho ruộng phước. Y của tăng sĩ, từ đó, có tên gọi là “y ruộng phước” (paddy-field robe).

Y phục của tu sĩ Phật giáo Nam tông.

Y phục của tu sĩ Phật giáo Nam tông.

Thuật ngữ Hán - Việt “cà-sa” (H. 袈裟) được phiên âm từ tiếng Sanskrit là “kāṣāya” và tiếng Pali là “kasāva”, chỉ chung cho pháp phục Phật giáo nói chung. Thuật ngữ tương đương trong tiếng Pali và Sanskrit là “cīvara” tức y hay pháp y của tăng sĩ Phật giáo, không phân biệt màu sắc.

Pháp phục của tăng sĩ gồm có 3 y (P. tricīvara): y thượng, y trung và y hạ. Tăng sĩ Phật giáo không được vào làng mà thiếu 3 y. Trong ba loại y, y hạ phải mặc thường xuyên, ngay cả trong lúc ngủ, y trung thường được mặc nhiều hơn y thượng.

(i) Y hạ (P. antaravāsaka), tức cái quần không có ống chân (undergarment), giống cái khố (waistcloth) hay cái sarong, mặc từ thắc lưng đến mắc cá, chủ yếu che phần thân dưới (covering the lower body).

(ii) Y trung (P. uttarāsaṅga): Có hai hình tướng khác nhau. Hình tướng một, giống như áo không có ống tay (upper robe, uppermost garment), che phần thân trên (covering the upper body), mặc từ vai đến quá đầu gối, che vai trái nhưng để trống vai phải và cánh tay phải. Được gọi là “y choàng ngoài” hay “y vai trái”. Hình tướng hai, thực chất chỉ là cái áo ngắn, choàng vai trái, hở vai phải, kéo dài xuống nửa đùi.

Áo cà sa Phật giáo Việt Nam.

Áo cà sa Phật giáo Việt Nam.

(iii) Y thượng (P. saṃghāṭi) giống như áo choàng (the outer robe), che phủ y trung và y hạ, được khoác từ vai đến mắc cá, phủ kín toàn thân, trừ đầu và hai bàn chân. Còn gọi là “y hai lớp”. Khi không có nhu cầu đắp trên thân, y thượng thường được xếp lại và đặt trên vai hoặc trên cánh tay trái, ở trước ngực.

Trong truyền thống Phật giáo Đại thừa gồm Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Nam Bắc Triều Tiên, 3 y được hiểu là 3 chiếc y thượng (saṃghāṭi), có hình chữ nhật ngang. Loại y 5 điều gồm 5 ô điều, mỗi ô điều có một ô ngắn và một ô dài gấp đôi. Loại y 7 điều và y 9 điều thì trong mỗi ô điều có một ô ngắn và hai ô dài gấp đôi. Về sau, số lượng điều y được phát triển thành tối đa là 25 điều y, theo mặc định sau đây:

- Tỳ-khưu 01-09 hạ (Đại đức mới): y 5 điều và 7 điều.

- Tỳ-khưu 11-24 hạ (Đại đức cựu): y 9 điều, y 11 điều, y 13 điều.

- Tỳ-khưu 25-39 hạ (Thượng tọa): y 15 điều, y 17 điều, y 19 điều.

- Tỳ-khưu 40-70 hạ (Hòa thượng): y 21 điều, y 23 điều, y 25 điều.

Trong truyền thống Phật giáo Đại thừa gồm Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Nam Bắc Triều Tiên, 3 y được hiểu là 3 chiếc y thượng (saṃghāṭi), có hình chữ nhật ngang.

Trong truyền thống Phật giáo Đại thừa gồm Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Nam Bắc Triều Tiên, 3 y được hiểu là 3 chiếc y thượng (saṃghāṭi), có hình chữ nhật ngang.

Nếu trong Phật giáo truyền thống 3 y thực chất chỉ có một bộ gồm 3 y với 3 chức năng sử dụng thì trong Phật giáo Đại thừa, thì mỗi tăng sĩ, ngoài 3 y với cấu trúc điều nêu trên còn có 3 bộ vạt khách, ba bộ hậu, ba bộ áo tràng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm