Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 16/09/2019, 05:42 AM

Tại sao y cà sa được chắp vá bằng nhiều miếng vải?

Y cà sa hay “Phước Điền Y”, có nghĩa là y phục may với những miếng vá gợi nhớ về những mảnh ruộng làm ra từng miếng cơm mà những Phật tử thí chủ đã cúng dường cho các tu sĩ để có thức ăn nuôi thân để tu hành.

 >>Kiến thức

Những tu sĩ Phật giáo là những người xuất gia không nhà cửa, không gia đình và không còn sở hữu bất kỳ tài sản có giá trị nào. Từ thời nguyên thủy Phật giáo, họ phải đi nhặt từng mảnh vải vụn hay quần áo người ta bỏ đi, đem về giặt và may vá lại thành những y phục. Sau đó, họ đem nhúng vào những nước thuốc màu làm từ vỏ cây để nhuộm thành một màu. Thông thường là màu nâu sòng hay vàng nâu.

Thiền sư Nhất Hạnh có kể lại trong một quyển sách là các thầy thời đó cũng thường tự may y và đem nhuộm trong nước màu làm từ vỏ trái măng cụt, nên cũng cho ra màu y nâu sòng.

Những tu sĩ Phật giáo là những người xuất gia không nhà cửa, không gia đình và không còn sở hữu bất kỳ tài sản có giá trị nào. Từ thời nguyên thủy Phật giáo, họ phải đi nhặt từng mảnh vải vụn hay quần áo người ta bỏ đi, đem về giặt và may vá lại thành những y phục.

Những tu sĩ Phật giáo là những người xuất gia không nhà cửa, không gia đình và không còn sở hữu bất kỳ tài sản có giá trị nào. Từ thời nguyên thủy Phật giáo, họ phải đi nhặt từng mảnh vải vụn hay quần áo người ta bỏ đi, đem về giặt và may vá lại thành những y phục.

Bài liên quan

Còn sự đậm nhạt hay sáng tối của những bộ y không liên quan hay biểu hiện gì về mức độ trang nghiêm hay cấp bậc của những sư thầy hết, kể cả trong thời Đức Phật và thời nay. Ngài Ananda, người anh em họ và là thị giả của Đức Phật đã cắt may y cà sa theo ý của Đức Phật. Những miếng vải vuông hay chữ nhật chấp may thành y thể hiện hình ảnh những miếng ruộng lúa ở vương quốc Ma-kiệt-đà (Magadha). Đức Phật đã đồng ý với thiết kế và ý nghĩa này, nên từ đó y cà sa này trở thành y chuẩn trong giới tu sĩ.

Vì lý do trên, người ta thường gọi y cà sa là “Phước Điền Y”, có nghĩa là y phục may với những miếng vá gợi nhớ về những mảnh ruộng làm ra từng miếng cơm mà những Phật tử thí chủ đã cúng dường cho các tu sĩ để có thức ăn nuôi thân để tu hành.

Lý do Đức Phật chế ra loại y cà sa chấp vá này là, thứ nhất, để phân biệt y của tu sĩ với y phục của Phật tử tại gia. Thứ hai là làm cho không ai còn tham lam lấy trộm và không ai còn lo sợ bị mất y.

Lý do Đức Phật chế ra loại y cà sa chấp vá này là, thứ nhất, để phân biệt y của tu sĩ với y phục của Phật tử tại gia. Thứ hai là làm cho không ai còn tham lam lấy trộm và không ai còn lo sợ bị mất y.

Bài liên quan

Sau này, sự khác nhau đôi chút về màu sắc, ví dụ như ở Thái Lan, những tu sĩ mặc áo màu vàng đậm hơn thường là những người theo tu thiền ở trong rừng, điển hình là những tu sĩ tu thiền theo phái tu của thiền sư Ajahn Chah. Ở miền Nam Việt Nam có những tu sĩ Phật giáo Nguyên thủy cũng thường mặc y có màu sắc hơi đậm như vậy.

Y phục chính thức của những tu sĩ Đại Thừa thì có vẻ sáng màu hơn, thậm chí có những phần màu đỏ như ở các nước Đông Á. Và sau này y của những Phật tử Đại Thừa có may phủ cả hai bên vai của tu sĩ chứ phải không chừa một bên vai như y của Phật tử Nam Tông.

Lý do Đức Phật chế ra loại y cà sa chấp vá này là, thứ nhất, để phân biệt y của tu sĩ với y phục của Phật tử tại gia. Thứ hai là làm cho không ai còn tham lam lấy trộm và không ai còn lo sợ bị mất y. (Vào thời Đức Phật cách đây 2.600 năm vẫn còn có nhiều người còn lấy cắp các y phục để mặc hay để bán).

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hải đảo tự thân

Kiến thức 15:07 28/03/2024

Khi bước vào ngôi nhà của mình, ta có thể thư giãn, trở về với chính mình. Ta cảm thấy ấm cúng, thoải mái, an toàn và hạnh phúc. Nhưng thực sự thì ngôi nhà đích thực của ta ở đâu?

Buông xả là trí tuệ

Kiến thức 15:00 28/03/2024

Ta học xả vì ta biết có cố chấp nắm giữ cũng không thể nào được. Ta xả vì ta biết rằng đó là cách duy nhất làm cho cuộc sống của ta và người thân được an vui hạnh phúc.

Hiểu được nhân duyên 

Kiến thức 14:56 28/03/2024

Thiền sư Dược Sơn Duy Nghiễm từng ở dưới tòa của thiền sư Thạch Đầu Hi Thiên mà được mật chứng tâm ấn. Về sau ở dưới tòa của thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất được triệt ngộ. 

Dùng sợi chỉ để thuyết pháp 

Kiến thức 14:48 28/03/2024

Một Thiền sư thấy một cội tùng già cành lá sum xuê, tán lá như cây dù Ngài liền quyết định nghỉ ngơi ở trên. Về sau lại có rất nhiều chim khách làm tổ xung quanh, thần thái Ngài tự tại hòa thuận rất dễ mến, mọi người nhân đó gọi là Thiền sư Ô Khòa (ổ quạ). 

Xem thêm