Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Bắc Giang: Lễ Lạc thành Chính điện Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng

Mặc mưa như xối xả lũ tràn, hàng trăm tăng, ni, phật tử khắp nơi vẫn cùng nhau vân tập về thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng (huyện Yên Dũng) dự lễ Lạc thành Chính điện và lễ Vu Lan báo hiếu PL.2562 - DL.2018, ngày 29/08/2018.

Sau những nghi thức truyền thống Phật giáo mừng lễ Vu Lan, Thầy Thích Kiến Nguyệt, đại diện tăng chúng thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng chia sẻ về quá trình lạc thành ngôi thiền viện trên núi nơi miền quê Bắc Giang: Thiền viện Phượng Hoàng nằm trên ngọn núi Phượng Hoàng, thuộc dãy Nham Biền, thôn  Minh Phượng, xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.

Theo truyền thuyết, ngày xưa có một vị vua về vùng núi này, trước cảnh sơn thủy hữu tình, mây vờn đỉnh núi, cảnh sắc yên bình, vượng khí lan tỏa, lòng vua hoan hỉ bèn khởi niệm chọn nơi này để xây dựng kinh đô. Bỗng từ đâu một trăm con chim phượng hoàng bay về, mỗi con đậu trên một đỉnh núi, riêng con đầu đàn không còn chỗ đậu, bay lượn vòng quanh rồi vỗ cánh bay đi, cả đàn chim cất cánh bay theo. Nhà vua thở dài nuối tiếc cho vùng đất đẹp mà thiếu duyên xây dựng kinh đô. Nơi ngọn núi cao nhất nhà vua đứng ngắm thế đất và tao ngộ cùng đàn chim phượng hoàng nay gọi là non vua, ngọn núi này nằm phía sau ngọn núi xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng… từ đó, thể theo tâm nguyện của các cấp lãnh đạo và nhân dân trong vùng, thiền viện nay có tên là Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng (Yên Dũng, Bắc Giang).
 
 
 Hàng trăm người hoan hỷ về dự lễ
Việc xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng nhân duyên đến từ… Tây Thiên. Sau khi Thiền viện Trúc lâm Hàm Rồng Thanh Hóa được xây dựng (2010), tháng 07/2011, ông Nguyễn Viết Tuấn, Bí thư huyện Yên Dũng cùng ông Dương Văn Quang, Chủ tịch huyện Yên Dũng lên thăm Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên…, trong câu chuyện, Bí thư Tuấn có chia sẻ cùng chúng tôi “Thầy xây Thiền viện Trúc Lâm ở các nơi mà không về Yên Dũng xây là nhiều phần thiếu sót”. Chúng tôi hỏi “Thiếu sót ở chỗ nào?”. Ông Nguyễn Viết Tuấn cho biết: “Yên Dũng là Trung tâm hành đạo của Tam Tổ Trúc Lâm, là trường Đại học Phật giáo của nước ta ở thế kỷ 13, là nơi đã in Đại tạng Kinh Việt Nam đầu tiên. Hiện nay, Yên Dũng có chùa Vĩnh Nghiêm (chùa Đức La) còn lưu giữ 3.050 Mộc bản Kinh,… nhưng thiền viện thì chưa có để phát triển dòng Thiền Trúc Lâm như các chốn Tổ tu theo Tam Tổ Trúc Lâm. Thầy xây dựng Chùa Lân - Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử là nơi dừng chân đầu tiên, nghỉ qua đêm khi Phật hoàng Trần Nhân Tông lên núi Yên Tử tu hành. Khi ngộ đạo, Ngài khai sáng dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, sau này Tổ Chân Nguyên mới trùng tu, phục dựng lại Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử tại chùa Lân; còn Yên Dũng là Trung tâm hành đạo của Tam Tổ Trúc Lâm, là trung tâm hành chính lớn của Thiền phái Trúc Lâm, là di tích lớn, nói theo thế gian thì Yên Dũng là một vùng hoạt động xuyên suốt của Tam Tổ mà thầy không xây dựng thiền viện, nên tôi nói còn thiếu sót”.

Sau đó, các vị đưa chúng tôi đi tham quan núi Phượng Hoàng chọn đất xây dựng Thiền viện, rồi ngỏ ý mong muốn tổ chức lễ Đặt đá xây dựng Thiền viện nhân ngày giỗ Sơ Tổ Trúc Lâm năm đó, tức ngày 01/11/2012. Với nhiệt tình và quyết tâm cao của huyện ủy, UBND huyện Yên Dũng, chỉ hơn ba tháng đã giải phóng xong mặt bằng và con đường vào đến tận chân núi. Lễ Đặt đá chính thức diễn ra đúng ngày 02/11/2012 (Âm lịch)”. 
 Thầy Thích Kiến Nguyệt đại diện tăng chúng Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng chia sẻ quá trình hình thành, xây dựng Thiền viện
 
Đại diện Thiền viện và lãnh đạo huyện Yên Dũng đón nhận cây Bồ đề do Thủ tướng Chính phủ gửi tặng.


Tại buổi lễ, Thầy Thích Kiến Nguyệt đại diện tăng chúng thiền viện hoan hỷ đón nhận hai cây Bồ đề xuất xứ từ Ấn Độ được mang về Việt Nam trong chuyến thăm chính thức Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng được xây dựng, không những góp phần tạo tiền đề cho phát triển du lịch tâm linh, thúc đẩy phát triển kinh tế huyện Yên Dũng, mà còn góp phần vào việc giáo dục đạo đức cho nhân dân phật tử gần xa, giúp cho bà con hiệu dụng lời Phật dạy để cuộc sống được bình an, hạnh phúc; chia sẻ cùng xã hội gánh nặng giáo dục lớp trẻ để các em tránh được các tệ nạn, sống lành mạnh, góp phần xây dựng xã hội hiện đại, văn minh.

Thường Nguyên
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ngôi chùa đầu tiên tại Hà Nội tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568

Tin tức 14:00 09/05/2024

Sáng ngày 08/05, tức ngày 01/4 AL - ngày đầu tiên của “tháng Phật đản”, hòa trong niềm hân hoan của hàng vạn người con Phật trên khắp hành tinh hướng về ngày đản sinh của Đức Từ Phụ, chư Tăng và Phật tử chùa Vạn Phúc (xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đã trang nghiêm tổ chức lễ Phật đản PL.2568.

Lịch thuyết giảng tại Việt Nam Quốc Tự trong Đại lễ Phật đản PL.2568

Tin tức 10:57 09/05/2024

Trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568, theo phân công của Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, Ban Hoằng pháp TP.HCM đã phổ biến lịch thuyết giảng tại Việt Nam Quốc Tự - nơi đặt lễ đài Phật đản của Phật giáo TP.HCM.

Đà Nẵng: Pháp hội thiền hành kính mừng đại lễ Phật đản PL.2568 tại chùa Tam Bảo

Tin tức 10:20 09/05/2024

Vào hai ngày 7&8/5/2024 (nhằm 29/3 và mồng 1/4 Giáp Thìn) tại Chùa Tam Bảo, ngôi tổ đình Phật giáo Nam Tông tại miền Trung tổ chức chương trình Pháp hội Thiền hành hoa đăng kính mừng đại lễ Vesak Phật đản PL.2568 – DL.2024.

Thiêng liêng lễ Phật đản tại Trường Gautam Buddha

Tin tức 10:18 09/05/2024

Ngày 8/5, sinh viên quốc tế theo học tại Trường Gautam Buddha (thành phố Greater Noida, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ) tổ chức đại lễ Phật đản - kỷ niệm ngày Đản sinh của Đức Từ phụ.

Xem thêm