Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 19/01/2024, 12:28 PM

Bài cúng khi không ăn Tết tại nhà cập nhật mới nhất năm 2024

Phatgiao.org.vn xin gửi tới quý Phật tử và các bạn cùng tham khảo bài cúng khi không ăn Tết tại nhà cập nhật mới nhất năm 2024. Cùng với đó là cách chuẩn bị đồ lễ, sắp lễ trong nghi thức cúng sao cho đúng.

Khi bạn không ăn Tết tại nhà (có thể về quê ăn Tết hay lên chùa ăn Tết,...), bạn hãy chuẩn bị đồ lễ, bài cúng trước khi rời đi.

Bài cúng khi không ăn Tết ở nhà dành cho gia chủ.

Bài cúng khi không ăn Tết ở nhà dành cho gia chủ.

Bài cúng khi không ăn Tết tại nhà cập nhật mới nhất

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!

Chúng con kính bạch chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng chứng minh và gia hộ cho chúng con.

Đệ tử con tên là:… Pháp danh (nếu có):… ở tại địa chỉ:… (và hiện đang ở trọ tại…)... là thành phần (nhân dân/Phật tử)...

[- Nếu về quê thì đọc: Gia đình chúng con xin cáo bạch, đến ngày… tháng… năm… chúng con xin phép về quê ăn tết, thăm nom (cha, mẹ, anh em họ hàng…)…, nên tết chúng con không cúng lễ tại nhà được, nên hôm nay

- Nếu lên chùa thì đọc: Gia đình chúng con xin cáo bạch, đến ngày… tháng… năm… gia đình chúng con xin phép lên chùa làm công quả tu tập, đem công đức hồi hướng cho gia đình và các vong linh, vì vậy tết gia đình chúng con không cúng lễ tại nhà được, nên hôm nay]

Chúng con xin thỉnh chư Thiên, chư Thần Linh về đây ủng hộ cho chúng con.

Chúng con xin được nương oai lực Tam Bảo chúng con xin thỉnh mời: tất cả vong linh gia tiên họ… hợp duyên, các vong linh có duyên tại nơi đất ở của gia đình, [các vong linh thai nhi của (tên mẹ)… (nếu có)]... cùng các vong linh oan gia trái chủ có duyên oán kết đang báo oán gia đình chúng con được về đây thọ tài ẩm thực hiến cúng của chúng con.

Thượng: Xin dâng lên cúng dường thập phương chư Phật chứng minh.

Trung: Xin dâng lên cúng dường chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng chứng minh.

Hạ: Xin dâng cúng đến cho chư Thiên, chư Thần Linh.

Sau: Xin hiến cúng cho tất cả các chúng vong linh mà chúng con đã thỉnh mời.

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông. 1 vái) (Tụng. Mõ, chuông)

Biến thực chân ngôn: Nam mô tát phạ đát tha nga đá phả rô chỉ đế ám tam bạt ra tam bạt ra hồng. (3 lần. 1 chuông)

Biến thủy chân ngôn: Nam mô tô rô bà ra đát tha nga đá ra đát điệt tha án tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô sa bà ha. (3 lần. 1 chuông)

Phổ cúng dường: Án nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhật ra hồng. (3 lần. 3 chuông)

Nguyện cho các vong linh

Được thọ thực no đủ

Nghe kinh giác ngộ Pháp

Sinh lòng kính tín Phật

Nương tựa nơi Tam Bảo

Tu hành cầu thoát khổ

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông. 1 vái)

(Chủ sám) Chúng con xin hồi hướng công đức trong khóa lễ cúng này về Vô Thượng Bồ Đề và hồi hướng cho chư vị trong cõi tâm linh mà chúng con đã bạch thỉnh, nguyện cho tất cả chư vị được tăng phước, nương tựa Tam Bảo tu hành, sớm giác ngộ giải thoát. Và chúng con lại xin hồi hướng tất cả các công đức trong khóa lễ này cho gia đình của chúng con được (đọc mong cầu)…

Nam mô Chứng Minh Sư Bồ Tát Ma Ha Tát!

Nam mô Thường Gia Hộ Bồ Tát Ma Ha Tát!

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông. 1 lễ) (Hạ lễ)

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!

Giờ này khóa lễ của chúng con đã xong, chúng con xin hạ lễ. Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 vái)

Đồ lễ và cách sắp lễ để thực hiện bài cúng khi không ăn Tết tại nhà

Đồ lễ: Hương, hoa, nước trà, quả, thực.

– Hương: Các loại hương đốt có hương thơm.

– Hoa: Các loài hoa có hương thơm (không kiêng về tên hoa và số lượng).

– Trà: Nước trà toả hương của sáu vị là đắng, cay, chua, chát, mặn, ngọt là sáu vị nuôi sống tất cả chúng sinh.

– Quả: Số lượng tuỳ ý không kiêng kị 2 quả hay 4 quả. Nên cúng quả đã chín vì có hương từ vị để hương linh thọ hưởng, quả xanh chưa có hương thơm của vị (tránh tình trạng biến ban thờ thành chỗ cất đồ).

– Thực: Hiến cúng Phật bày lễ một bát cơm và một cốc nước. Hiến cúng chư Thiên, chư Thần bày lễ một bát cơm và một cốc nước chè. Hiến cúng gia tiên có cơm chay, không cần nhiều món chỉ cần đơn giản cơm, rau, đậu, lạc, canh rau.

Tâm khi cúng lễ: Dùng ba tâm kính Phật, trọng Thần, hiếu nghĩa với tổ tiên. Biết ơn Phật đã ban bố chỉ dạy pháp diệt khổ cho chúng sinh. Biết ơn và tôn trọng các vị chư Thiên, Thiện thần đã ủng hộ cho mình làm các việc thiện. Biết ơn tổ tiên, cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục chúng ta, đã tạo duyên cho chúng ta có họ hàng anh em con cái.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Văn khấn cúng rằm tháng 10 Âm lịch 2024 tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 11:30 13/11/2024

Rằm tháng 10 được biết đến là ngày Tết Hạ Nguyên. Đây chính là một trong những ngày rằm quan trọng, ngày lễ lớn mang nhiều ý nghĩa tâm linh đối với người dân Việt.

Văn khấn cúng rằm tháng 9 Âm lịch tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 14:45 16/10/2024

Theo quan niệm của người xưa, vào ngày rằm, mặt trăng và mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau, soi chiếu vào mọi tâm hồn. Bởi thế con người trở nên sáng suốt và trong sạch, đẩy lùi được mọi điều đen tối vẩn đục trong lòng. Đây là thời điểm để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên.

Văn khấn rằm tháng 8 - Tết Trung thu chuẩn nhất

Tâm linh Việt 09:55 15/09/2024

Trong ngày Tết Trung thu, mỗi gia đình Việt thường chuẩn bị mâm lễ cúng dâng lên ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó việc chuẩn bị văn khấn ngày rằm tháng 8 âm lịch cũng được nhiều người chú trọng.

Văn khấn mùng 1 hàng tháng tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 06:00 03/09/2024

Vào ngày mùng 1 đầu tháng, người Việt thường thắp hương cúng thổ công và gia tiên theo phong tục truyền thống. Ngoài chuẩn bị các đồ lễ cúng đầy đủ, văn khấn cúng thổ công và gia tiên mùng 1 hàng tháng theo truyền thống cũng là một trong những nghi lễ quan trọng.

Xem thêm