Bài cúng Ông Công Ông Táo năm Quý Mão (mới nhất)
Bài cúng Ông Công Ông Táo về trầu trời. Nam mô thập phương pháp giới thường trụ Tam Bảo tác đại chứng minh!
Ông Công ông Táo theo quan niệm dân gian, là các vị thần linh có quyền lực cai quản việc nấu nướng... tại bếp ăn của gia đình. Với cách nhìn của Đức Phật, thì bất cứ vị trí địa lý nào và bất cứ sự việc gì cũng có sự có mặt của quỷ thần (thần linh): thần đất, thần cai ngày, thần cai đêm, thần cây, thần suối...
Trong kinh Địa Tạng, chúng quỷ vương (thần linh) có bạch Đức Phật rằng: “lũ quỷ vương chúng con, nếu thấy người nào làm việc thiện, thì chúng con sẽ giúp người đó làm thiện hơn, mà thấy kẻ nào làm ác, thì chúng con sẽ khiến kẻ đó làm ác nhiều hơn...”. Đức Phật có dạy cho các quỷ vương (quỷ thần, thần linh) rằng: “nếu thấy người nào làm thiện trong Phật Pháp, thì hãy giúp cho họ” và các chúng quỷ vương đã vâng lời Đức Phật. Đức Phật có dạy cho các thiện nam tín nữ Phật tử, nên thực hành tu thiện tâm, tu Phật Pháp và bố thí đến cho chúng bằng vật thí và phúc báu, để có được sự ủng hộ của chúng.
Người đệ tử Phật, thuận theo phong tục thế gian, ngày cúng ông Công ông Táo, nên thực hành lời Đức Phật dạy, bố thí vật thực đến các vị chư Thiên, chư Thần Linh và tu phúc để hồi hướng cho hết thảy các chúng chư Thiên, chư Thần Linh có duyên tại nơi đất ở của gia đình, cũng như các vị chư Thiên, chư Thần Linh có duyên với gia đình mình, đã hộ trì cho gia đình suốt năm qua, để kết nối thiện duyên trong Phật Pháp với chúng chư Thiên, chư Thần Linh và đây cũng là tu đức tôn trọng, biết ơn của người đệ tử Phật.
Trong phần đất ở của gia đình có rất nhiều chư vị chư Thiên, chư Thần Linh trú ngụ, nên khi cúng lễ chúng ta bạch khấn mời tất cả các vị chư Thiên, chư Thần Linh có duyên với gia đình. Phật tử không nên chỉ mời có ông Công ông Táo hay thổ thần thổ địa.
Phật tử nên sắm lễ cúng bằng hương hoa trà quả thực chay tịnh, cùng cúng dường Tam Bảo tạo phúc lành hồi hướng đến cho chư Thiên, chư Thần Linh có duyên với gia đình, trong ngày cúng lễ ông Công ông Táo.
A. Hướng Dẫn
1. Nội Dung Nghi Thức
Nghi thức gồm có 2 nội dung:
B. I. Dành cho trường hợp cúng lễ, nhưng không có thời gian tụng kinh.
B. II. Dành cho trường hợp cúng lễ, có thời gian tụng kinh.
2. Sắm Lễ – Bày Lễ
Sắm Lễ: Hương, hoa, nước trà, quả, thực.
– Hương: Các loại hương đốt có hương thơm hoặc nếu không dùng hương đốt thì hướng tâm thành cúng lễ (hương tâm)
– Hoa: Các loài hoa có hương thơm (không kiêng về tên hoa và số lượng).
– Trà: Nước trà tỏa hương của sáu vị là đắng, cay, chua, chát, mặn, ngọt là sáu vị nuôi sống tất cả chúng sinh.
– Quả: Số lượng tùy ý không kiêng kị 2 quả hay 4 quả,… Nên cúng quả đã chín vì có hương từ vị để vong linh thọ hưởng, quả xanh chưa có hương thơm của vị (tránh tình trạng biến ban thờ thành chỗ cất đồ).
– Thực: Hiến cúng Phật bày lễ một bát cơm và một cốc nước. Hiến cúng chư Thiên, chư Thần bày lễ một bát cơm và một cốc nước chè. Hiến cúng gia tiên có cơm chay, nếu không có đồ chay thì làm một mâm cơm chay đơn giản bao gồm các đồ thức ăn từ rau củ quả, không có thịt của chúng sinh.
Cách Bày Lễ
– Trước bát hương thờ Phật: quả, một bát cơm, một cốc nước.(Nếu gia đình chưa có bàn thờ Phật thì không sắm lễ cúng Phật, nhưng vẫn đọc phần cúng Phật, khi đọc thì hướng tâm tới Phật, nguyện dâng tất cả lễ đã sắm để cúng Phật, rồi thừa lộc Phật, vẫn hiến cúng được cho chư Thiên, chư Thần và các vong linh).– Trước bát hương thờ thần linh (chư Thiên, chư Thần, thổ công, thần đất…): quả, một bát cơm, một cốc nước.– Trước bát hương thờ gia tiên: quả, một mâm cơm hoặc một bát cơm, một cốc nước và một cốc sữa.
3. Tâm Khi Cúng Lễ:
Dùng ba tâm kính Phật, trọng Thần, hiếu nghĩa với tổ tiên. Biết ơn Phật đã ban bố chỉ dạy pháp diệt khổ cho chúng sinh. Biết ơn và tôn trọng các vị chư Thiên, Thiện Thần đã ủng hộ cho mình làm các việc thiện. Biết ơn tổ tiên, cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục chúng ta, đã tạo duyên cho chúng ta có họ hàng anh em con cái. Khi cúng lễ với nguồn tâm này, thì gia đình sẽ được gia tăng phúc báu và cảm ứng được với thế giới tâm linh.
4. Pháp Khí
Tùy duyên có/không dùng pháp khí: chuông, mõ, khánh.Lưu ý: Các đàn cúng lễ không sát sinh, không đốt tiền vàng, mã, giấy sớ.
B. Nghi Thức Cúng Lễ Ông Công Ông Táo
I. Cúng Lễ Không Tụng Kinh
1. Nguyện Hương
(Quỳ dâng hương hoặc cắm hương trước. Thực hiện 1 trong 2 văn nguyện hương dưới đây)
a. Dùng hương đốt, hương trầm,…
Nguyện đem lòng thành kính
Gửi theo đám mây hương
Phảng phất khắp mười phương
Cúng dường ngôi Tam Bảo
Thề trọn đời giữ đạo
Theo tự tính làm lành
Cùng pháp giới chúng sinh
Cầu Phật từ gia hộ
Tâm Bồ Đề kiên cố
Chí tu đạo vững bền
Xa biển khổ nguồn mê
Chóng quay về bờ giác
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Ma Ha Tát! (3 chuông)
b. Dùng tâm hương
Nguyện ý thành, tâm kínhBiến mãn khắp mười phươngCúng dường ngôi Tam BảoThề trọn đời giữ đạoTheo tự tính làm lànhCùng pháp giới chúng sinhCầu Phật từ gia hộTâm Bồ Đề kiên cốChí tu đạo vững bềnXa biển khổ nguồn mêChóng quay về bờ giácNam mô Hương Cúng Dường Bồ TátNam mô Hương Cúng Dường Bồ TátNam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Ma Ha Tát! (3 chuông)
2. Lễ Tán Phật
(Quỳ hoặc đứng; pháp khí: khánh)
Đại từ đại bi thương chúng sinh,Đại hỷ đại xả cứu hàm thức,Tướng đẹp sáng ngời dùng trang nghiêm.Chúng con chí tâm thành đảnh lễ. (1 chuông)
Chí tâm đảnh lễ: Tất cả chư Phật ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 chuông. 1 lễ)Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Chính Pháp ba đời, tột hư không khắppháp giới. (1 chuông. 1 lễ)Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Tăng bậc Hiền Thánh ba đời, tột hưkhông khắp pháp giới. (1 chuông. 1 lễ)
3. Văn Khấn Ông Công Ông Táo
(Quỳ gối, chắp tay bạch)
Nam mô thập phương pháp giới thường trụ Tam Bảo tác đại chứng minh! Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Con/chúng con kính bạch chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng chứng minh và gia hộ cho con/chúng con. Con/chúng con xin thỉnh chư vị Hộ Pháp, Thiện Thần, Thần Linh chứng giám lòng thành và ủng hộ cho gia đình con/chúng con.
Đệ tử con/chúng con tên là:… Pháp danh (nếu có):… Hiện đang ở tại:…Hôm nay nhân ngày 23 tháng Chạp năm… là phong tục tập quán cúng ông Công, ông Táo của dân tộc Việt Nam hướng tới các chư vị Thần Linh.
Vâng theo lời dạy của Đức Phật, gia đình con/chúng con xin sắm sửa vật thực dâng cúng lên các vị chư Thiên, chư Thần Linh và phát nguyện dâng tịnh tài cúng dường Tam Bảo để hồi hướng phúc báu đến cho chư vị chư Thiên, chư Thần Linh. Con/chúng con xin chư vị chư Thiên, chư Thần Linh chứng giám cho lòng thành của gia đình con/chúng con.
Con/chúng con cũng xin nương oai lực Tam Bảo, hạnh nguyện độ sinh, độ cho vong linh của chư Tăng chùa Ba Vàng, con/chúng con xin thỉnh chư Thiên, thiện Thần, Hộ Pháp đồng gia hộ cho con/chúng con nhất tâm thỉnh mời chư vong linh gia tiên tiền tổ họ… cùng các vong linh trên đất ở của gia đình con/chúng con cùng các vong linh oan gia trái chủ có hữu duyên với gia đình con/chúng con được cùng về đây thọ phần vật thực dâng cúng của gia đình con/chúng con.
Gia đình con/chúng con thành tâm dâng vật thực cúng dường:Thượng: Con/chúng con xin dâng lên cúng dường thập phương chư Phật chứng minh.Trung: Con/chúng con xin cúng dâng lên chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng chứng minh.Hạ: Con/chúng con xin cúng dường cho chư Thiên, chư Thần Linh.Sau: Con/chúng con xin được nương oai lực Tam Bảo, hạnh nguyện độ sinh và độ cho vong linh của chư Tăng chùa Ba Vàng, con/chúng con xin thỉnh mời và hiến cúng cho tất cả các vong linh mà con/chúng con đã thỉnh mời.
4. Tụng Thần Chú Cúng Thực
(Ngồi, pháp khí: mõ)
Biến thực chân ngôn: Nam mô tát phạ đá tha, nga đá phả rô chỉ đế, ám tam bạt ra, tam bạt ra hồng. (7 lần. 1 chuông)Biến thủy chân ngôn: Nam mô tô rô bà ra, đát tha nga đá ra, đát điệt tha, án tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô sa bà ha. (7 lần. 1 chuông)Phổ cúng dường: Án nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhật ra hồng. (7 lần. 1 chuông)
Nguyện cho các vong linhĐược thọ thực no đủNghe kinh giác ngộ PhápSinh lòng kính tín PhậtNương tựa nơi Tam BảoTu hành cầu thoát khổNam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!
5. Bạch Cúng Dường Tam Bảo
(Nếu gia đình không phát nguyện cúng dường Tam Bảo, thì không thực hiện phần này)(Quỳ, chắp tay bạch)
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Nhân duyên ngày lễ ông Công ông Táo của dân tộc, con/chúng con xin thực hành pháp cúng dường Tam Bảo, hộ trì Tam Bảo, hộ độ cho Tăng chúng tu hành tại chùa … (nếu tại chùa Ba Vàng thì đọc: chùa Ba Vàng, phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh), với tâm nguyện cho chư Tăng được tứ sự như ý, phù hợp với việc tu tập, xây dựng chùa chiền lấy chỗ cho nhân dân Phật tử tu tập và hoằng Pháp.
Con/chúng con xin phát nguyện cúng dường Tam Bảo với số tịnh tài (tiền) là:… để hồi hướng phúc báu đến cho các vị chư Thiên, chư Thần Linh. Nguyện cho các vị được tăng phúc, tăng oai lực, luôn giúp cho con/chúng con được mọi sự tốt lành.
Hôm nay là ngày lễ ông Công ông Táo, ngày lễ của chư Thiên, chư Thần Linh, con/chúng con cũng tùy duyên phát nguyện cúng dường Tam Bảo với số tịnh tài là… để hồi hướng phúc đến cho các vong linh mà gia đình con/chúng con đã thỉnh mời trong đàn lễ.Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!
6. Phục Nguyện (Quỳ, chắp tay bạch)
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!Đệ tử con/chúng con xin đem công đức trong đàn lễ cúng chư Thiên, chư Thần Linh, ông Công ông Táo này hồi hướng cho các chư vị chư Thiên, chư Thần, nguyện được tăng trưởng phúc lành, tăng thêm oai lực, kết duyên pháp lữ tu hành với con/chúng con, hộ trì cho gia đình con/chúng con trong các công các việc. Hồi hướng cho các vong linh đã được thỉnh mời, nguyện mong được tăng phúc, giác ngộ Phật Pháp, nương tựa Tam Bảo tu hành mau thoát khổ và gia hộ cho gia đình con/chúng con mọi điều tốt lành.Con/chúng con cũng xin hồi hướng công đức trong đàn lễ cúng chư Thiên, chư Thần Linh, ông Công ông Táo này đến cho gia đình con/chúng con được (đọc mong cầu)… cùng nhau gặp được Chính Pháp, tinh tấn tu hành cho tới ngày liễu thoát luân hồi sinh tử.Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông. 1 lễ)
7. Tam Tự Quy (Quỳ hoặc đứng; pháp khí: khánh)
Tự quy y Phật, xin nguyện chúng sinh hiểu rõ đạo lớn, phát tâm Bồ Đề. (1 chuông. 1 lễ)Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sinh vào sâu kinh tạng, trí tuệ như biển. (1 chuông. 1 lễ)Tự quy y Tăng, xin nguyện chúng sinh thống lý đại chúng, hết thảy không ngại. (3 chuông. 1 lễ)
HẾT
II. Cúng Lễ Có Tụng Kinh
1. Nguyện Hương
(Quỳ dâng hương hoặc cắm hương trước. Thực hiện 1 trong 2 văn nguyện hương dưới đây)
a. Dùng hương đốt, hương trầm,…
Nguyện đem lòng thành kínhGửi theo đám mây hươngPhảng phất khắp mười phươngCúng dường ngôi Tam BảoThề trọn đời giữ đạoTheo tự tính làm lànhCùng pháp giới chúng sinhCầu Phật từ gia hộTâm Bồ Đề kiên cốChí tu đạo vững bềnXa biển khổ nguồn mêChóng quay về bờ giácNam mô Hương Cúng Dường Bồ TátNam mô Hương Cúng Dường Bồ TátNam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Ma Ha Tát! (3 tiếng chuông)
b. Dùng tâm hương
Nguyện ý thành, tâm kính
Biến mãn khắp mười phương
Cúng dường ngôi Tam Bảo
Thề trọn đời giữ đạo
Theo tự tính làm lành
Cùng pháp giới chúng sinh
Cầu Phật từ gia hộ
Tâm Bồ Đề kiên cố
Chí tu đạo vững bền
Xa biển khổ nguồn mê
Chóng quay về bờ giác
Nam mô Hương Tâm Cúng Dường Bồ Tát
Nam mô Hương Tâm Cúng Dường Bồ Tát
Nam mô Hương Tâm Cúng Dường Bồ Tát Ma Ha Tát! (3 chuông)
2. Bài cúng Ông Công Ông Táo
(Quỳ gối, chắp tay bạch)
Nam mô thập phương pháp giới thường trụ Tam Bảo tác đại chứng minh! Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Con/chúng con kính bạch chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng chứng minh và gia hộ cho con/chúng con. Con/chúng con xin thỉnh chư vị Hộ Pháp, Thiện Thần, Thần Linh chứng giám lòng thành và ủng hộ cho gia đình con/chúng con.
Đệ tử con tên là:… Pháp danh (nếu có):… Hiện đang ở tại:…
Hôm nay nhân ngày 23 tháng Chạp năm… là phong tục tập quán cúng ông Công ông Táo, của dân tộc Việt Nam hướng tới các chư vị Thần Linh.
Vâng theo lời dạy của Đức Phật, gia đình con/chúng con xin sắm sửa vật thực dâng cúng lên các vị chư Thiên, chư Thần Linh và phát nguyện dâng tịnh tài cúng dường Tam Bảo để hồi hướng phúc báu đến cho chư vị chư Thiên, chư Thần Linh. Con/chúng con xin chư vị chư Thiên, chư Thần Linh chứng giám cho lòng thành của gia đình con/chúng con.
Con/chúng con cũng xin nương oai lực Tam Bảo, hạnh nguyện độ sinh, độ cho vong linh của chư Tăng chùa Ba Vàng, con/chúng con xin thỉnh chư Thiên, thiện Thần, Hộ Pháp đồng gia hộ cho con/chúng con nhất tâm thỉnh mời chư vong linh gia tiên tiền tổ họ… cùng các vong linh trên đất ở của gia đình con/chúng con cùng các vong linh oan gia trái chủ có hữu duyên với gia đình con/chúng con được cùng về đây thọ phần vật thực dâng cúng của gia đình con/chúng con.Giờ này con/chúng con xin thỉnh chư vị chư Thiên, chư Thần Linh cùng các vong linh cùng con/chúng con vân tập về nơi pháp hội và thọ hưởng phẩm thực hiến cúng của gia đình con/chúng con. Con/chúng con xin nhất tâm thỉnh mời.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông. 1 lễ)
3. Lễ Phật
(Quỳ hoặc đứng; pháp khí: khánh)
Đại từ đại bi thương chúng sinh,Đại hỷ đại xả cứu hàm thức,Tướng đẹp sáng ngời dùng trang nghiêm,Chúng con chí tâm thành đảnh lễ. (1 chuông)
Chí tâm đảnh lễ: Tất cả chư Phật ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 chuông. 1 lễ)Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Chính Pháp ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 chuông. 1 lễ)Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Tăng bậc Hiền Thánh ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (3 chuông. 1 lễ)
4. Tán Pháp
(Ngồi; khai chuông mõ)
Pháp Phật sâu mầu chẳng gì hơn,Trăm ngàn muôn kiếp khó được gặp.Nay con nghe thấy vâng gìn giữ,Nguyện hiểu nghĩa chân Đức Thế Tôn.Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (3 lần. 3 chuông)
5. Tụng Kinh
(Ngồi, pháp khí: mõ)
Bài Kinh: Nhân Duyên Phước Báo Làm Thiên Chủ
Một thời Thế Tôn trú ở Tỳ Xá Ly (Vesàli), tại Trùng Các giảng đường. Rồi Mahàli, người Licchavi đi đến đảnh lễ và bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có biết Thiên chủ Sakka không?
– Này Mahàli, ta biết Sakka và các Pháp tác thành Sakka. Chính do chấp trì các Pháp ấy, Sakka được địa vị Thiên chủ. Này Mahàli, thuở xưa, khi thiên chủ Sakka còn là người, vị này chấp trì và thực hành bảy cấm giới túc. Thế nào là bảy cấm giới túc? Cho đến trọn đời, tôi hiếu dưỡng với cha mẹ. Cho đến trọn đời, tôi kính trọng các bậc gia trưởng. Cho đến trọn đời, tôi nói lời nhu hòa. Cho đến trọn đời, tôi không nói hai lưỡi. Cho đến trọn đời, với tâm xa lìa cấu uế và xan tham, tôi sống với tâm bố thí; hoan hỷ thí xả, nhiệt tình đáp ứng các nhu cầu, sung sướng phân phối vật bố thí. Cho đến trọn đời, tôi nói lời chân thật. Cho đến trọn đời, tôi không phẫn nộ; nếu tôi phẫn nộ, sẽ mau chóng sẽ dẹp trừ.Nhờ chấp trì bảy cấm giới túc này, Sakka được địa vị Thiên chủ.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 xá)
(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ I, chương 11, phẩm 2, phần Chư Thiên,VNCPHVN ấn hành, 1993, tr.511)
Bài Kinh: Không Chế Ngự
Một thời, rất nhiều Tỷ-kheo trú giữa dân chúng Kosala, tại khu rừng nọ, cống cao, ngạo mạn, ồn ào, lắm miệng, lắm lời, thất niệm, không tỉnh giác, không định tĩnh, tâm tán loạn, các căn không chế ngự.Rồi một vị thiên trú ở khu rừng ấy, vì lòng thương xót, muốn hạnh phúc, muốn cảnh giác, liền đi đến các Tỷ-kheo nói lên bài kệ sau:
Xưa sống thật an lạc,Chúng đệ tử Cù-Đàm,Không tham tìm món ăn,Không tham tìm chỗ trú,Biết đời là vô thường,Họ chấm dứt khổ đau,Nay tự làm ác hạnh,Như thôn trưởng trong làng,Họ ăn, ăn ngã gụcThèm khát vật nhà người,Con vái chào chúng Tăng,Đảnh lễ một vài vị,Vất vưởng, không hướng dẫn,Họ sống như ngạ quỷ,Những ai sống phóng dật,Vì họ, con nói lên,Những ai không phóng dật,Chân thành con đảnh lễ.
Các vị Tỷ-kheo ấy được vị Thiên cảnh tỉnh, tâm hết sức xúc động.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 xá)
(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ I, chương 9, phần Không chế ngự căn, VNCPHVN ấn hành, 1993, tr.448)
6. Cúng Thực
a. Văn bạch
(Quỳ, chắp tay)
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!Hôm nay gia đình con/chúng con thực hành pháp bố thí cúng dường, thành tâm sắm sửa vật thực, dâng lên cúng dường.
Thượng: Con/chúng con xin dâng lên cúng dường thập phương chư Phật chứng minh.Trung: Con/chúng con xin cúng dâng lên chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng chứng minh.Hạ: Con/chúng con xin cúng dường cho chư Thiên, chư Thần Linh, thổ công, Thổ Địa tại nơi đây.Sau: Con/chúng con xin được nương oai lực Tam Bảo, hạnh nguyện độ sinh và độ cho vong linh của chư Tăng chùa Ba Vàng, con/chúng con xin thỉnh mời và hiến cúng cho tất cả các vong linh mà con/chúng con đã thỉnh mời.
b. Tụng thần chú cúng thực
(Ngồi, pháp khí: mõ)
Biến thực chân ngôn: Nam mô tát phạ đá tha, nga đá phả rô chỉ đế, ám tam bạt ra, tam bạt ra hồng. (7 lần. 1 chuông)Biến thủy chân ngôn: Nam mô tô rô bà ra, đát tha nga đá ra, đát điệt tha, án tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô sa bà ha. (7 lần. 1 chuông)Phổ cúng dường: Án nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhật ra hồng. (7 lần. 3 chuông)
Nguyện cho các vong linh
Được thọ thực no đủ
Nghe kinh giác ngộ Pháp
Sinh lòng kính tín Phật
Nương tựa nơi Tam Bảo
Tu hành cầu thoát khổ
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!
7. Bạch Cúng Dường Tam Bảo
(Nếu gia đình không phát nguyện cúng dường Tam Bảo, thì không thực hiện phần này)
(Quỳ, chắp tay bạch)
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Trong bài kinh “Nhân Duyên Phước Báo Làm Thiên Chủ”, Đức Phật dạy bố thí, tu giới được phúc lớn làm vua trời và trong bài kinh “Không Chế Ngự” các vị chư Thiên, chư Thần luôn giúp đỡ ủng hộ cho những người chăm tu Phật Pháp, tu giới, bố thí… Hôm nay nhân ngày lễ cúng ông Công ông Táo của dân tộc, gia đình con/chúng con xin thực hành pháp cúng dường Tam Bảo, hộ trì Tam Bảo, hộ độ cho Tăng chúng tu hành tại chùa… (nếu tại chùa Ba Vàng thì đọc: chùa Ba Vàng, phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh), với tâm nguyện cho chư Tăng được tứ sự như ý, phù hợp với việc tu tập, xây dựng chùa chiền lấy chỗ cho nhân dân Phật tử tu tập và hoằng Pháp.
Con/chúng con xin phát nguyện cúng dường Tam Bảo với số tịnh tài (tiền) là:… để hồi hướng phúc báu đến cho các vị chư Thiên, chư Thần Linh. Nguyện cho các vị được tăng phúc, tăng oai lực, luôn giúp cho con/chúng con được mọi sự tốt lành.
Hôm nay là ngày lễ ông Công ông Táo, ngày lễ của chư Thiên, chư Thần Linh, con/chúng con cũng tùy duyên phát nguyện cúng dường Tam Bảo với số tịnh tài là… để hồi hướng phúc đến cho các vong linh mà gia đình con/chúng con đã thỉnh mời trong đàn lễ.
8. Phục Nguyện
(Quỳ, chắp tay bạch)
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!
Đệ tử con/chúng con xin đem công đức trong đàn lễ cúng chư Thiên, chư Thần Linh, ông Công ông Táo này hồi hướng cho các chư vị chư Thiên, chư Thần, nguyện được tăng trưởng phúc lành, tăng thêm oai lực, kết duyên pháp lữ tu hành với con/chúng con, hộ trì cho gia đình con/chúng con trong các công các việc. Hồi hướng cho các vong linh đã được thỉnh mời, nguyện mong được tăng phúc, giác ngộ Phật Pháp, nương tựa Tam Bảo tu hành mau thoát khổ và gia hộ cho gia đình con/chúng con mọi điều tốt lành.Con/chúng con cũng xin hồi hướng công đức trong đàn lễ cúng chư Thiên, chư Thần Linh, ông Công ông Táo này đến cho gia đình con/chúng con được (đọc mong cầu)… cùng nhau gặp được Chính Pháp, tinh tấn tu hành cho tới ngày liễu thoát luân hồi sinh tử.Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông. 1 lễ)
9. Hồi Hướng
Công phu công đức có bao nhiêu,Con xin lấy đó hồi hướng về,Nguyện khắp pháp giới các chúng sinh,Thảy đều thể nhập vô sinh nhẫn. (1 chuông)Nguyện tiêu ba chướng sạch phiền não,Nguyện được trí tuệ thật sáng ngời,Nguyện các tội chướng thảy tiêu trừ,Đời đời thường hành Bồ Tát đạo. (1 chuông)Nguyện đem công đức tu hành này,Chan rải mười phương khắp tất cả,Hết thảy chúng con đồng các loài,Đồng được lên ngôi Vô Thượng Giác. (3 chuông)
10. Tam Tự Quy
(Quỳ hoặc đứng; pháp khí: khánh)
Tự quy y Phật, xin nguyện chúng sinh hiểu rõ đạo lớn, phát tâm Bồ đề. (1 chuông. 1 lễ)Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sinh vào sâu kinh tạng, trí tuệ như biển. (1 chuông. 1 lễ)Tự quy y Tăng, xin nguyện chúng sinh thống lý đại chúng, hết thảy không ngại. (3 chuông. 1 lễ)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Văn khấn cúng rằm tháng 10 Âm lịch 2024 tại gia cập nhật
Tâm linh Việt 11:30 13/11/2024Rằm tháng 10 được biết đến là ngày Tết Hạ Nguyên. Đây chính là một trong những ngày rằm quan trọng, ngày lễ lớn mang nhiều ý nghĩa tâm linh đối với người dân Việt.
Văn khấn cúng rằm tháng 9 Âm lịch tại gia cập nhật
Tâm linh Việt 14:45 16/10/2024Theo quan niệm của người xưa, vào ngày rằm, mặt trăng và mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau, soi chiếu vào mọi tâm hồn. Bởi thế con người trở nên sáng suốt và trong sạch, đẩy lùi được mọi điều đen tối vẩn đục trong lòng. Đây là thời điểm để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên.
Văn khấn rằm tháng 8 - Tết Trung thu chuẩn nhất
Tâm linh Việt 09:55 15/09/2024Trong ngày Tết Trung thu, mỗi gia đình Việt thường chuẩn bị mâm lễ cúng dâng lên ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó việc chuẩn bị văn khấn ngày rằm tháng 8 âm lịch cũng được nhiều người chú trọng.
Văn khấn mùng 1 hàng tháng tại gia cập nhật
Tâm linh Việt 06:00 03/09/2024Vào ngày mùng 1 đầu tháng, người Việt thường thắp hương cúng thổ công và gia tiên theo phong tục truyền thống. Ngoài chuẩn bị các đồ lễ cúng đầy đủ, văn khấn cúng thổ công và gia tiên mùng 1 hàng tháng theo truyền thống cũng là một trong những nghi lễ quan trọng.
Xem thêm