Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Bài học từ anh thợ mộc và truyền thông Phật giáo

Những ngày này đặc biệt với quý tăng  ni  và anh chị em làm truyền thông Phật giáo, những người con Phật và những người làm báo của một tôn giáo lớn - ngày báo chí Việt Nam.

Trên FB của tôi, đọc được cảm xúc của “họ”: Cô Ngochon từ Tây Nguyên bồi hồi lục lại những bức ảnh cũ ghi kỷ niệm khi các cây bút Phật giáo ấm áp bên nhau trong những sự kiện Phật giáo hay những lần tập huấn, cảnh núi đồi Quảng Ninh hay đô thị hoa lệ Sài Gòn… Chị viết: Những khi chúng tôi bên nhau… Có tôi trong một bức ảnh, bồi hồi… Tôi và chị ấy gặp ở Nội tăng viện Chùa Ba Vàng khi cùng tham gia khóa học truyền thông phật giáo, rồi ở khóa thứ hai, cà phê ở quận 3 Sài Gòn; cùng ăn chay ở nhà hàng trước Vĩnh Nghiêm tự… Chị có chiếc máy ảnh rất chuyên nghiệp, to kềnh và tay máy cự phách đấy. Tôi đã gửi cho chị một thiệp chúc mừng giống như đã gửi cho anh chị em làm báo chuyên nghiệp của nhật báo Tuổi Trẻ TP HCM hay các báo khác.

Sư cô trụ trì Tăng Phúc Tự ngoài Hà Nội là TS Thích Đồng Hòa, vị ni mà tôi vinh dự diện kiến mấy lần, cũng đưa lên dòng thời gian FB cách riêng nhân ngày 21/6: Ảnh tốt nghiệp báo chí của đệ tử ở trường đại học.

Ngày nay Tăng ni Phật tử, anh chị em làm báo Phật giáo cả nước bồi hồi nhìn lại, có lẽ mong ước được gặp nhau chia sẻ tách trà, nắm tay nhau cảm thông an ủi động viên, chúc mừng…. Họ không như làm báo “ngoài đời”, người được đào tạo, người không; chung  sự chia sẻ niềm tin tôn giáo và đam mê như một cái nghiệp.

Tôi nhớ lại: Khi còn ở Chùa Ông Bổn miệt vườn Cà Mau mấy năm trước, những ngày kỷ niệm báo chí như vầy, nhận được cánh thư của Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, có câu khó quên: Sức mạnh của chúng ta nằm ở chỗ nói thật. Câu đấy, theo tôi, hay. Nói thật là đạo đức nói chung, giao cắt của mọi quan điểm đạo đức và là nguyên tắc sinh tử của nghề báo. Ông Đức Hải giờ không còn ở nhất báo Tuổi trẻ, nhưng mỗi khi ai đấy nhắc đến ông, tôi nhớ ngay “dữ liệu” ấy.

Cũng ở Chùa Ông Bổn, tôi quen một anh thợ mộc thường được thuê khi có việc cần ở Chùa, anh ấy làm phông cho hội trường và nhiều thứ khác, khéo tay, tỉ mỉ và lành nghề. Nhưng tôi không để ý chuyện nghề, nhớ ý bên lề khi trò chuyện với anh. Quán sát người thợ thực hiện công đoạn dung mảnh sợi nhỏ căng và đánh dấu trên gỗ bằng mực tàu rất chi chính xác, anh nói: thẳng mực tàu thì đau lòng gỗ! Không gì trực quan sinh động hơn thế, không riêng chuyện mộc. Ở đời, có lắm sự thực bị che giấu kỹ, lời thẳng lời thực hiểm nguy vì “đau lòng gỗ”, mích lòng người. Thành ngữ này cổ xưa, sống động trong đời sống đời – đạo hôm nay. Nói thực, viết thực đụng chạm, xót xa, nguy hiểm..

Sự minh bạch đang được đề cao như yêu cầu sinh tử với quốc gia, làm báo dù ở ngoài đời hay trong đạo, vẫn như ông Phạm Đức Hải viết ngày nào: sức mạnh ở chỗ nói thực. Không nói thực, không tìm ra sự thực, ai nghe, ai đọc, ai tin? Làm báo, nôm na, nói sự thực. Đau lòng gỗ hay lòng người, phải chịu, nghề nó vậy. Mà đạo Phật coi trung thực, nói thực là giới hẳn hoi trong “ngũ giới” khởi đầu: Không được nói dối, nói hai lời….

Những ngày này, nghĩ nhiều về truyền thông Phật giáo, một ngành mới lắm ngổn ngang nhưng đã có  nhiều thành tựu cho xã hội và đạo. Đời sống Giáo hội lan tỏa trong hệ thống Phật giáo và bên ngoài, nhiều “khó nói” liên quan nhiều tu sĩ và cơ sở Phật giáo đã được nói, nhiều tâm huyết đã bộc bạch…

Cám ơn chư tôn đức, các bậc tôn túc đã nâng đỡ công tác truyền thông Phật giáo, cám ơn quý Tăng ni và anh chị em đã chia sẻ công việc khó này. Và cám ơn anh thợ mộc ở ngôi chùa miệt cuối đất với minh họa sống động: thẳng mực tàu, đau lòng gỗ.

 Nghề, nghiệp nó vậy, biết làm sao?

 Phật tử Nguyễn Thành Công (Bạc Liêu)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Doanh nhân thiền tập cùng Ni sư Thích nữ Huệ Dâng

Tin tức 18:21 24/04/2024

Trong không gian xanh mát, an lành của Siramarg garden (TP.Thủ Đức), vị Ni sư Phó Phân ban Ni giới Trung ương kiêm Trưởng Tiểu ban Hướng dẫn Phật tử thuộc Phân ban Ni giới Trung ương hướng dẫn hàng chục doanh nhân tập thiền.

Tăng Ni sinh Học viện PGVN tại Huế gia cố các cánh sen chuẩn bị Phật đản PL.2568

Tin tức 12:10 24/04/2024

Mùa Phật đản PL.2568 sắp trở về, thời gian qua tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế (phường An Tây, thành phố Huế); Tăng Ni sinh Học viện đã thi công cắt dán các cánh sen hồng trên khung sườn có sẵn để chuẩn bị cho việc lắp ráp, hạ thủy và gia cố 7 hoa sen giữa dòng Hương.

Nghỉ lễ 30/4: Chơi cả ngày không chán tại núi Bà Đen với loạt trải nghiệm “độc nhất vô nhị”

Tin tức 20:12 23/04/2024

Không tốn vé máy bay, khí hậu mát lạnh giữa mùa hè, và có quá nhiều trải nghiệm độc đáo không giống bất cứ nơi nào, đó là lý do khiến Núi Bà Đen, Tây Ninh thành điểm đến cực hấp dẫn với người dân Nam bộ trong kỳ nghỉ lễ 30/4 năm nay.

Thái Lan: Lễ cúng dường 10.000 chư Tăng trong nước và quốc tế tại giảng đường Wat Phra Dhammakaya

Tin tức 11:00 23/04/2024

Sáng ngày 22/4/2024, chư Tôn đức Tăng Phật giáo trên khắp mọi miền của đất nước Thái Lan, đại diện các tổ chức Phật giáo đến từ nhiều quốc gia cùng vân tập về Đại giảng đường Wat Phor Dhammakaya, Thái Lan để tham dự lễ Trai Tăng.

Xem thêm