Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 31/08/2023, 13:15 PM

Chấp nhận nguy hiểm tính mạng, quyết niệm Phật và Bồ tát Quan Âm đến cùng để giữ con

Tôi thầm cảm ơn chư Phật đã gia hộ, đã cho mẹ con tôi được nắm tay nhau sau những giai đoạn khủng khiếp, những khoảnh khắc tưởng chừng như tuyệt vọng. Đã từng bị chỉ trích, cũng đã từng buồn nhưng tôi nghĩ không ai có thể hiểu những khổ đau của tôi...

Đó là tôi của năm 25 tuổi. Trước sự lựa chọn: Bỏ con để chữa bệnh, hoặc giữ con - bản thân sẽ đối diện với nguy hiểm tính mạng. Tôi đã chọn con mình!

Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi được chọn vào vị trí nhân viên văn phòng. Tôi làm việc say mê, nghiêm túc, tuy công việc chẳng ăn nhập gì so với chuyên môn tôi đã từng học. Cuộc sống yên bình cứ thế trôi qua với một tình yêu đẹp, một công việc ổn định. Khi tôi và bạn trai quyết định tiến đến hôn nhân, cuộc sống với tôi càng trở nên mỹ mãn hơn.

Nhưng rồi cùng lúc tôi đón nhận tin vui, mang trong mình sinh linh bé bỏng, thì tin dữ cũng ập đến. Bác sĩ thông báo tôi bị một khối u nang rất to cần phải phẫu thuật gấp. Nhưng nếu tiến hành phẫu thuật ngay, đồng nghĩa con tôi sẽ gặp nhiều nguy hiểm, phải chiến đấu một mất một còn bởi dự đoán hơn 90% tôi không thể giữ được thai nhi. Và quan trọng, sau khi phẫu thuật, cơ hội mang thai của tôi gần như rất thấp, thậm chí có thể vô sinh. Tôi lo sợ, nghĩ đến chuyện không còn con. Tôi không biết sẽ như thế nào vì tôi cũng khao khát được làm mẹ như bao nhiêu người phụ nữ bình thường khác. Thật sự, những tháng ngày ấy khủng khiếp và bế tắc vô cùng. Lúc ấy, với bản năng một người mẹ, trong đầu tôi chỉ suy nghĩ: chỉ cần có một vệt sáng nho nhỏ cuối đường hầm, tôi vẫn chiến đấu đến cùng.

Câu chuyện có thật về linh hồn những thai nhi uổng tử

0

Lần đầu tiên trong đời tôi biết niệm Phật, niệm danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm. Chính lúc này đây, tôi niệm Phật như một bản năng, với niềm tin lời nguyện cầu của mình sẽ được lắng nghe. Tôi niệm Phật mọi lúc, mọi nơi, cả trong tỉnh thức và những lúc bế tắc, với ý niệm bằng mọi giá tôi phải giữ lại đứa con của mình. Cuối cùng, tôi mạnh mẽ và không chút lo sợ khi đi đến quyết định không phẫu thuật cắt khối u mà chấp nhận “sống chung với lũ”, cứ để nó phát triển song song với thai nhi. Tôi tự trấn an mình rằng chỉ cần tôi nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế đi lại, khối u ấy sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi.

Do đặc thù công việc của chồng tôi là bộ đội, thường xuyên vắng nhà, tôi chỉ có một mình và phải tự xoay xở tất cả. Tôi cố giấu anh ấy về tình trạng bệnh của mình, vì tôi biết nói ra thì anh và người thân sẽ không đồng ý cho tôi mạo hiểm đánh cược như vậy.

Ba tháng đầu thai kỳ như “cơn ác mộng trần gian”, tôi mệt mỏi rã rời vì ốm nghén, phần do khối u nang ngày một to ra rất nhanh.

Lúc ấy, tôi chẳng biết làm gì ngoài cầu nguyện. Mỗi lần bất an, tôi chỉ biết niệm Phật và nghe pháp thoại. Lúc đó, niềm tin tâm linh là cứu cánh, điều tiết tinh thần cho tôi vượt qua sợ hãi, nhờ vậy mà hai từ “bỏ cuộc” chưa bao giờ hiện hữu trong đầu tôi.

Chạm ngõ tháng thứ 4, rồi thứ 5, đến tháng thứ 6, sức khỏe tôi dần khá hơn. Con như hiểu được nỗi lòng của mẹ, hàng ngày qua phương pháp thai giáo, tôi hay tâm sự với con “ai rồi cũng có mảnh ghép riêng của mình”, nhưng con luôn luôn là mảnh ghép trọn vẹn trong cuộc đời của mẹ. Con như thích nghi và tiếp nhận được tình hình bệnh của mẹ. Con vùng dậy và chiến đấu cùng mẹ như một chiến binh thực thụ. Mỗi tháng tôi đều đi thăm khám và kiểm tra tình hình sức khỏe của thai nhi, có những lần mừng rớt nước mắt khi nghe bác sĩ thông báo “em bé phát triển rất tốt, em bé hiếu động lắm, cân nặng bé tăng đều, em yên tâm nhé!”.

Khi đứa con trong bụng tôi được 32 tuần, bác sĩ thông báo cho tôi biết lượng nước ối trong thai nhi còn rất thấp, rất nguy hiểm, em bé của tôi có thể ngừng thở bất cứ lúc nào. Quan trọng thai nhi còn rất non nhưng khối u nang thì rất to. Tôi không thể làm phẫu thuật lấy em bé trong thời gian này và tôi được các điều dưỡng tiêm thuốc trợ phổi cho bé nhanh chóng, truyền dịch liên tục.

Tôi nằm trong trường hợp phải nhập viện dưỡng thai gấp. Hơn một tháng nằm viện, tôi được thăm khám và truyền dịch liên tục, hai cánh tay như tê cứng, bầm tím lên vì phải thay đổi van tiêm truyền dịch. Nhưng đó chỉ như hạt cát giữa sa mạc rộng lớn trong hành trình làm mẹ của tôi. Đến 37 tuần 4 ngày, bác sĩ bắt đầu phẫu thuật lấy em bé, đồng thời cắt luôn u nang. Tôi vẫn nhớ như in khung cảnh trong căn phòng lạnh ngắt, trên bàn mổ, tôi nằm mà chẳng thể nhúc nhích, cử động. Bỗng có tiếng reo lên:

- Con chị là bé trai, nặng 3,2kg. Xin chúc mừng chị!

Tôi như từ quỷ môn quan trở về gặp được thiên thần bé bỏng, trắng trẻo, bụ bẫm. Sau 9 tháng 10 ngày, vật vã với khối u nang, đứa con trai bé bỏng của tôi cũng chào đời một cách an toàn, cuộc phẫu thuật cắt khối u cũng thành công ngoài mong đợi. Tôi như vỡ òa trong hạnh phúc.

Tôi thầm cảm ơn chư Phật đã gia hộ, đã cho mẹ con tôi được nắm tay nhau sau những giai đoạn khủng khiếp, những khoảnh khắc tưởng chừng như tuyệt vọng. Đã từng bị chỉ trích, cũng đã từng buồn nhưng tôi nghĩ không ai có thể hiểu những khổ đau của tôi, hay nỗi kinh hoàng dâng trong lồng ngực nếu người ta không hiểu trái tim của một người mẹ. Tình hình sức khỏe của tôi dần dần phục hồi nhờ sự chăm sóc, yêu thương của chồng và những người thân trong gia đình. Tôi vẫn luôn thầm cầu nguyện bản thân có đủ sức khỏe để chăm sóc và nuôi dạy con trong những tháng ngày chồng tôi vắng nhà.

Tôi vẫn sống theo câu "biết đủ thì sẽ vui vẻ, hạnh phúc". Nếu chỉ còn một ngày để sống, tôi vẫn quyết định bảo vệ con đến cùng cho dù hành trình ấy có vất vả, khó khăn bao nhiêu tôi cũng quyết không đầu hàng bởi không gì có thay thế được tình thiêng liêng mẫu tử, được làm mẹ là điều vô cùng cao quý.

Với tình yêu thương con không sợ hãi, bản thân tôi đã bước ra từ những tuyệt vọng, bế tắc trong cuộc sống để mạnh mẽ theo đuổi những việc làm ý nghĩa, và hơn hết chiến thắng bản thân mình. Điều tôi rút ra từ chính mình, đó là đừng dễ dàng bỏ cuộc, đừng dễ dàng đầu hàng số phận, tất cả chỉ là thử thách mà thôi. Trong hoàn cảnh chông gai, bản thân ta không được phép gục ngã và nếu như thử thách đến với cả con mình thì mình càng phải tiến về phía trước, chiến đấu, bảo vệ con. Niềm tin và tình yêu thương là hai thứ “vũ khí” của tôi. Cũng như đại dương mênh mông sẽ không thể đánh chìm một con tàu nếu nước không tràn vào bên trong nó, những khó khăn sẽ không thể quật ngã bạn nếu bạn không cho phép chúng làm thế.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

“Chánh niệm hơi thở để làm mới tâm trí”

Phật giáo và người trẻ 10:19 26/04/2024

Đây là chủ đề khóa tu "Xuất gia gieo duyên" tổ chức tại thiền viện Phước Sơn (Biên Hòa, Đồng Nai), với sự tham gia của 117 thiện tín, Phật tử phát tâm trải nghiệm đời sống tu sĩ trong thời gian ngắn.

Về chùa Phổ Lại và thương…

Phật giáo và người trẻ 10:01 24/04/2024

Chùa Phổ Lại tọa lạc tại xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây là vùng trung du, đời sống bà con quanh năm gắn liền với đồng ruộng.

Trung thực với chính mình

Phật giáo và người trẻ 11:26 22/04/2024

Lúc mới bắt đầu sự nghiệp Lý thấy mình hiếu thắng lắm. Có thể hình thức mình trông có vẻ dễ thương và trong sáng, nhưng Lý biết mình chả phải vậy lắm đâu.

Tìm hạnh phúc từ bên trong

Phật giáo và người trẻ 09:38 22/04/2024

Harsha Nagaraju là một người Ấn Độ sinh sống ở TP Mysore, không xa đô thị Bangalore lớn nhất ở miền Nam Ấn. Khoảng 15 năm trước, Harsha đã từ bỏ công việc của một kỹ sư hóa học để sống cuộc đời “du mục” sau khóa thiền Vipassana 10 ngày.

Xem thêm