Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 05/10/2024, 10:00 AM

Bài phát nguyện và nghi thức phát nguyện vãng sanh Cực Lạc đầy đủ nhất

Có thể áp dụng nghi thức nầy hằng ngày, hoặc một thời, hoặc hai thời, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Nếu nhà không thiết được bàn Phật thì ngồi ngay ngắn trên giường hay trước bàn viết, bàn ăn, chắp tay ngang ngực, quán tưởng như có tượng Phật trước mặt, rồi đọc trọn cả nghi thức dưới đây.

Bài của Ngài Từ Vân Sám Chủ:

Nguyên Văn:

Nhất tâm quy mạng!

Cực LạcThế giới

A Di Đà Phật.

Nguyện dĩ tịnh quang chiếu ngã

Từ thệ nhiếp ngã

Ngã kim chánh niệm

Xưng Như Lai danh

Vị Bồ đề đạo

Cầu sanh Tịnh Ðộ

Phật tích bổn thệ:

"Nhược hữu chúng sanh,

Dục sanh ngã quốc,

Chí tâm tín nhạo,

Nãi chí thập niệm,

Nhược bất sanh giả,

Bất thủ Chánh Giác".

Dĩ thử niệm Phật nhân duyên

Đắc Nhập Như Lai

Đại thệ hải trung

Thừa Phật từ lực

Chúng tội tiêu diệt.

Thiện căn tăng trưởng

Nhược lâm dục mạng chung

Dự tri thời chí

Thân vô bệnh khổ

Tâm bất tham luyến

Ý bất điên đảo

Như nhập Thiền Ðịnh

Phật cập Thánh chúng

Thủ chấp kim đài

Lai nghinh tiếp ngã

Ư nhất niệm khoảnh

Sanh Cực Lạc quốc.

Hoa khai kiến Phật

Tức văn Phật thừa

Đốn khai Phật huệ

Quảng độ chúng sanh

Mãn Bồ đề nguyện.

Dịch:

Một lòng quy kính

Phật A Di Đà

Thế giới Cực Lạc

Nguyện lấy tịnh quang chiếu con

Từ thệ nhiếp con

Con nay chánh niệm

Xưng hiệu Như Lai

Vì đạo Bồ đề

Cầu sanh Tịnh Ðộ.

Phật xưa có thề:"

Nếu có chúng sanh,

Muốn sanh nước ta,

Hết lòng tín niệm,

Dù chỉ mười niệm,

Mà chẳng đặng sanh,

Thề chẳng làm Phật".

Nhờ nhân duyên niệm Phật nầy

Được vào trong biển đại thệ

Của đức Như Lai

Nhờ từ lực Phật

Các tội tiêu diệt.

Căn lành tăng trưởng

Khi thân mạng gần chung

Biết trước giờ chết

Thân không bệnh khổ

Tâm không tham luyến

Ý không điên đảo

Như vào thiền định

Phật và Thánh chúng

Tay nâng kim đài

Đến nghinh đón con

Trong khoảng một niệm

Sanh về Cực Lạc.

Sen nở thấy Phật

Liền nghe Phật thừa

Bừng tỏ Phật huệ

Lui về độ sanh

Tròn nguyện Bồ đề.

Bài của Ngài Đại Từ Bồ Tát:

Nguyên văn:

Thập phương Tam thế Phật

A Di Đà đệ nhất

Cửu phẩm độ chúng sanh

Uy đức vô cùng cực.

Ngã kim đại quy y

Sám hối tam nghiệp tội.

Phàm hữu chư phước thiện

Chí tâm dụng hồi hướng

Nguyện đồng niệm Phật nhơn

Cảm ứng tùy thời hiện

Lâm chung Tây phương cảnh

Phân minh tại mục tiền

Kiến văn giai tinh tấn

Đồng sanh Cực Lạc quốc.

Kiến Phật liễu sanh tử

Như Phật độ nhất thế.

Vô biên phiền não đoạn

Vô lượng pháp môn tu

Thệ nguyện độ chúng sanh

Tổng nguyện thành Phật đạo.

Hư không hữu tận

Ngã nguyện vô cùng

Tình dữ vô tình

Đồng viên chủng trí.

Dịch:

Trong ba đời mười phương

Phật A Di Đà thứ nhất

Chín phẩm độ chúng sanh

Uy đức cao tột bậc.

Con nay nguyện quy y

Sám hối tội ba nghiệp.

Phàm làm được phước thiện

Thảy nhất tâm hồi hướng

Nguyện cùng người niệm Phật

Tùy thời niệm cảm ứng

Khi lâm chung thấy rõ

Cảnh Tây phương trước mắt;

Thấy nghe đều tinh tấn

Đồng sanh về Cực Lạc.

Thấy Phật đoạn sanh tử

Như Phật độ hết thảy.

Dứt vô biên phiền não

Tu vô lượng pháp môn

Độ hết thảy chúng sanh

Đều trọn thành Phật đạo.

Hư không có hạn

Nguyện con không cùng

Hữu tình vô tình

Đều trọn trí giác.

Một bài phát nguyện khác:

Nguyên văn:

Nguyện dĩ thử công đức

Trang nghiêm ư Phật độ

Thượng báo tứ trọng ân

Hạ tế tam đồ khổ

Nhược hữu kiến văn giả

Giai phát Bồ đề tâm.

Tận thử nhất báo thân

Đồng sanh Cực Lạc quốc.

Dịch:

Nguyện đem công đức nầy

Trang nghiêm nơi cõi Phật

Trên đền bốn ơn sâu

Dưới độ ba đường khổ.

Nếu có kẻ thấy nghe

Đều phát lòng Bồ đề.

Khi báo thân nầy mãn

Đồng sanh về Cực Lạc.

Sự quan trọng của phát nguyện cầu vãng sanh được nhắc trong Kinh điển

Tín, Nguyện, Hạnh là ba tư lương sanh về Tịnh Ðộ. Nếu tư lương không đủ, quyết không được vãng sanh. Vì thế, sự phát nguyện chiếm một địa vị tối quan trọng trong pháp môn tu Tịnh Ðộ.

Tín, Nguyện, Hạnh là ba tư lương sanh về Tịnh Ðộ. Nếu tư lương không đủ, quyết không được vãng sanh. Vì thế, sự phát nguyện chiếm một địa vị tối quan trọng trong pháp môn tu Tịnh Ðộ.

Nghi Thức Phát Nguyện.

Chuẩn bị: Rửa tay, súc miệng, y phục chỉnh tề.

Hành lễ: Đến trước Phật đài đốt hương cúng dường Phật.

Chấp tay trước ngực đọc:

Đại từ, đại bi thương chúng sanh

Đại hỷ, đại xả cứu muôn loài

Tướng tốt rực rỡ tự trang nghiêm

Đệ tử lòng thành xin đảnh lễ.

Nam mô Thập phương thường trú Tam Bảo (lạy 1 lạy)

Đệ tử, pháp danh... nguyện quy y Phật, là Đấng Phước Huệ vô biên. Thề đời đời kiếp kiếp không quy y thiên thần, quỷ vật. (1 lạy)

Đệ tử, pháp danh... nguyện quy y Pháp, là nền Giáo lý vô thượng. Thề đời đời kiếp kiếp không quy y ngoại đạo, tà giáo. (1 lạy)

Đệ tử, pháp danh... nguyện quy y Tăng, là những bậc Thánh hiền thanh tịnh. Thề đời đời kiếp kiếp không quy y tổn hữu, ác đảng. (1 lạy)

Nam mô Sa Bà giáo chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (1 lạy)

Nam mô Tây phương Cực LạcThế giới Đại từ Đại bi A Di Đà Phật (1 lạy)

Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát (1 lạy)

Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát (1 lạy)

Nam mô Thanh Tịnh Ðại Hải Chúng Bồ Tát (1 lạy)

Nam mô Thập Phương Tam Thế Nhất Thiết chư Phật, vô lượng Bồ Tát (1 lạy)

Xong quỳ niệm danh hiệu Phật (càng nhiều càng tốt). Tiếp theo, đọc lời phát nguyện (một trong các bài trên).

Đọc xong lời phát nguyện, đứng dậy, đọc Tam Tự Quy Y và Hồi Hướng:

Tam Tự Quy Y:

Tự quy y Phật, xin nguyện chúng sanh thể nhập đạo cả, phát lòng vô thượng. (1 lạy)

Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sanh, thấm nhuần giáo lý (hay thấu rõ kinh tạng ), trí huệ như biển. (1 lạy)

Tự quy y Tăng, xin nguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, hết thảy không ngại. (1 lạy)

Hồi Hướng:

Nguyện đem công đức nầy

Chung cùng khắp tất cả

Đệ tử và chúng sanh

Đều trọn thành Phật đạo ( vái 3 vái, lui ra)

Có thể áp dụng nghi thức nầy hằng ngày, hoặc một thời, hoặc hai thời, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.

Nếu nhà không thiết được bàn Phật thì ngồi ngay ngắn trên giường hay trước bàn viết, bàn ăn, chắp tay ngang ngực, quán tưởng như có tượng Phật trước mặt, rồi đọc trọn cả nghi thức như trên. (Chỗ nào trong nghi thức có ghi 1 lạy thì thay vào 1 vái).

Điều cốt yếu là phải thật hành đều đều và nhất thiết tránh cho được cái thông bệnh là "thủy cần chung đãi" (trước siêng sau nhác).

Trích từ: Pháp Môn Tịnh Độ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sự sinh hoạt hằng ngày của đời sống ý nghĩa

Kiến thức 12:45 05/10/2024

Quy y là những tín ngưỡng minh chánh, giữ giới là những hành động hiệu lực đối với đời sống ý nghĩa của Phật tử, nhưng đó chỉ là 2 sự thực hành căn bản. Từ căn bản này, người Phật tử muốn thực hiện có hiệu quả đời sống ý nghĩa thì phải làm gì nữa trong hằng ngày và ngay trong tâm niệm?

Phải biết trân quý kinh điển

Kiến thức 11:00 05/10/2024

Ngày nay chỉ bấm một cái nút là kinh sách hiện trên màn hình, thêm một cái nút nữa là in ra hàng loạt. Ngày xưa cả đời mới khắc được một câu kinh. Ngày nay nhà in muốn sản xuất thiên kinh vạn quyển liền có. Nhưng ngày nay không mấy ai minh triết.

Bài phát nguyện và nghi thức phát nguyện vãng sanh Cực Lạc đầy đủ nhất

Kiến thức 10:00 05/10/2024

Có thể áp dụng nghi thức nầy hằng ngày, hoặc một thời, hoặc hai thời, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Nếu nhà không thiết được bàn Phật thì ngồi ngay ngắn trên giường hay trước bàn viết, bàn ăn, chắp tay ngang ngực, quán tưởng như có tượng Phật trước mặt, rồi đọc trọn cả nghi thức dưới đây.

Người trí tuệ luôn biết lắng nghe và nghiền ngẫm

Kiến thức 08:00 05/10/2024

Người trí tuệ hiểu rằng, mỗi câu chuyện đều mang theo một cái nhìn riêng, mỗi người kể đều có lý do và cảm nhận của họ. Sự thật có thể hiện hữu đâu đó trong câu chuyện ấy, nhưng cũng có thể bị làm mờ đi bởi những tình cảm, thành kiến hay trải nghiệm cá nhân của người kể.

Xem thêm