Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 18/08/2014, 10:47 AM

Bản nguyện Bồ tát Địa Tạng Vương với Phật giáo Việt Nam hiện đại

Sáng ngày 22/07/Giáp Ngọ (17/08/2014), nhân dịp Đại lễ Vu Lan PL.2558, chùa Tân Hải (làng Phương Ngoại, xã Trung Châu, huyện Đan Phượng, Tp.Hà Nội) tổ chức lễ an vị thánh tượng Bồ tát Địa Tạng Vương cùng với lễ phóng sinh, qua đó hồi hướng phúc đức đến với gia đình tổ tiên của phật tử.

Chứng minh và dẫn dắt buổi lễ gồm có ĐĐ.Thích Đạo Tâm (chùa Ngũ Xã), ĐĐ.Thích Thái Thịnh, ĐĐ.Thích Thái Yên (chùa Đông Mỹ), ĐĐ.Thích Đức Thiện (chùa Khuyến Lương), Ni sư Thích Đàm Thu (chùa Tương Mai), cùng với sự hiện diện và tham dự của đại diện chính quyền địa phương cùng hàng trăm phật tử đến từ các đạo tràng chùa Pháp Vân, chùa Tương Mai, CLB Phật tử HN 14 chữ.

Buổi lễ an vị thánh tượng Bồ tát Địa Tạng Vương tại chùa Tân Hải nhân dịp Thắng hội Vu Lan thật ý nghĩa, bởi 24/07 Âm lịch là là dịp mà phật tử Nhật Bản thường tổ chức lễ tưởng nhớ công ơn của Ngài dành cho trẻ thơ, còn ở Phật giáo Việt Nam, phật tử thường tổ chức lễ Vía Ngài vào 30/7 Âm lịch để tri ân đại nguyện từ bi của Ngài.

Bồ tát Địa Tạng Vương đã phát đại nguyện từ bi cứu độ cho hết thảy chúng sinh thoát khỏi địa ngục và khổ đau rồi Ngài mới thành Phật, đã qua vô lượng kiếp quá khứ, từ 4 tiền thân: Ngài trưởng giả dưới thời đức Phật Sư Tử Phấn Tấn Cụ Vạn Hạnh Như Lai, một cô gái dòng Bà La Môn dưới thời đức Phật Giác Hoa Định Tự Tại Vương, vị vua thương dân ở thời đức Phật Nhất Thiết Tri Thành Tựu, thiếu nữ Quang Mục thời Phật Liên Hoa Mục Như Lai.
Ban thờ Địa Tạng Vương Bồ tát
Đặc biệt, theo tín ngưỡng Phật giáo Nhật Bản, Bồ tát Địa Tạng Vương hiện thân để bảo vệ  trẻ em bị ngược đãi, bạo hành trong gia đình và ngoài xã hội; bên cạnh đó, Bồ tát còn thường vỗ về, an ủi vong linh các em yểu mạng nguôi ngoai nỗi nhớ gia đình bằng cách nhặt đá xây thành bên sông Nại Hà, để tích tạo công đức có thể đưa các em qua sông Nại Hà, siêu sinh.

Bởi vậy, phần lớn tranh và tượng thờ của Ngài trong các chùa Nhật Bản thường có biểu hiện giống và liên quan đến trẻ thơ: Tôn nhan của Ngài thánh thiện, trên tay bồng em bé, dưới chân lại có vài em bé khác đang kéo Tăng bào và tích trượng của Ngài.

Đối với Phật giáo Việt Nam, sau Rằm tháng 7, các chùa thường khai kinh Địa Tạng từ ngày 22/07 cho đến đúng ngày 30/07 Âm lịch hàng năm, để tưởng nhớ đại nguyện từ bi quảng đại vì chúng sinh của Bồ tát.

Đại lễ an vị thánh tượng Đại nguyện Bồ tát Địa Tạng Vương tại chùa Tân Hải như một sự động viên lớn lao đối với tâm nguyện hoằng dương chính Pháp lợi lạc quần sinh của ĐĐ.Thích Quảng Hiếu – bản tự trụ trì, đúng như lời Phật dạy:

“Nơi nào chúng sinh cần thì con đến
Nơi nào Phật pháp thì con đi
Không ngại khó khăn, gian nguy”

Thầy trụ trì luôn tinh tấn đi chia sẻ Phật pháp tại chùa ở Hà Nội và còn tại các tỉnh thành khác. Thầy vốn là giáo viên luyện thi đại học từ khi chưa xuất gia cho đến lúc đã thành thầy tu. Từ một thanh niên thành đạt và đủ đầy, qua một nhân duyên hạnh ngộ Phật pháp, thầy đã phát nguyện:

“Con nguyện bán hết niềm vui
Bán cho nhân thế để mua nụ cười
Nụ cười con để tặng người
Tặng cho nhân thế một đời yên vui”

Phải chăng vì thế mỗi giờ giảng của Thầy đều mang lại tiếng cười hỷ lạc cho người nghe? Đó chính là điều kỳ diệu để Thầy cảm hóa được nhiều thanh niên học sinh ở địa phương, và tại các nơi thầy đã đến chia sẻ Phật pháp, các em trở thành những thanh niên phật tử biết “tùy tâm – tùy hỷ - tùy duyên – học Pháp – hiểu Pháp – hành Pháp. Ở những đại lễ Phật giáo lớn của chùa Tân Hải, các bạn sẵn sàng xin phép gia đình và lên chùa chấp tác nhiệt tình và hoan hỷ. 
 Quang cảnh buổi lễ
Nhờ đó, buổi lễ thành tựu viên mãn. Tiếng reo vui của tứ chúng phật tử để mừng “Chư Phật xuất thế, thiên hạ thái bình” khi tấm y vàng kéo xuống để phật tử được chiếm bái tôn tượng Bồ tát; trong niềm hoan hỷ đó chứa đựng biết bao niềm hy vọng rằng gương hạnh Đại nguyện Địa Tạng Vương Bồ tát mãi mãi thắp sáng tâm thức thế nhân.

Để người người biết chăm sóc nhau từ những tấm chăn mỏng mà thầy trụ trì mua tặng các phật tử hộ tự, cũng như hoan hỷ của các bác tổ bếp để phục vụ bữa ăn 120 mâm cơm chay cho phật tử thập phương về dự lễ.

Đặc biệt, các bạn của CLB Phật tử HN 14 chữ tình nguyện đứng ngoài cổng chùa phục vụ trà nước, nhằm gieo duyên an lạc và từ bi đến với khách thập phương giữa cái nóng gay gắt. 

Và tinh thần phục vụ vô ngã còn nhiều biểu hiện phong phú, tinh thần ấy được phát huy mạnh mẽ, thì một ngày nào đó, nó sẽ phát triển thành đại nguyện rộng độ chúng sinh chẳng thoái lui của một bậc Bồ tát.

Giống như những chú chim sẻ sau khi được giải phóng lại quay trở vào trong chính điện đứng hồi lâu dưới chân Bồ tát Hộ pháp, trong tương lai, chúng sẽ trở lại làm người nhờ phúc duyên được Chư tăng và phật tử truyền tam Quy ngũ Giới, để cùng tu học Phật pháp.

Diệu Hòa
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm