Thứ tư, 10/11/2021, 08:18 AM

Bản sắc của việc tu

Trừ bỏ nhân-ngã tướng (ý niệm và sự chấp trước vào quan niệm có mình và người) là việc mà người tu phải làm cho thấu. Làm được, đó gọi là công phu thiệt. Nếu không làm được, bạn đi tới chỗ nào, chùa nào tu cũng vô ích.

Trừ bỏ nhân-ngã tướng (ý niệm và sự chấp trước vào quan niệm có mình và người) là việc mà người tu phải làm cho thấu. Làm được, đó gọi là công phu thiệt. Nếu không làm được, bạn đi tới chỗ nào, chùa nào tu cũng vô ích. Tu tới trình độ như vậy, công phu của bạn mới thành tựu.

Chuyện gì cũng là do "tôi, anh", mình, người" tranh chấp, phân tranh mà ra. Xem bạn có khả năng tu tới chỗ không còn "mình, người" chăng?

Cứ nhậm vận mà làm, tùy duyên qua ngày, thì chuyện gì cũng chẳng quấy nhiễu được tâm bạn. Mọi thứ: ăn, uống, ngủ, nghỉ, mặc, ở, thị phi, vinh nhục... hãy lạnh lùng buông bỏ chúng đi. Khi quét sạch được những ngoại duyên ấy, thì trí huệ trong tâm sẽ tự nhiên khai phát.

Tu hành, cần tu cho có tướng mạo từ bi. Tu làm sao để người khác có thể thấy được vẻ hiền hòa, từ bi trong ánh mắt của mình!

Tu hành, cần tu cho có tướng mạo từ bi. Tu làm sao để người khác có thể thấy được vẻ hiền hòa, từ bi trong ánh mắt của mình!

Muốn tu học tinh tấn không nên đổ thừa tập khí

Tâm bình thường chính là Ðạo: Mỗi ngày cứ giữ cho tâm đừng khởi phiền não, âu sầu, cũng không vui vẻ thái quá. Ðối đãi với mọi người thì không tốt cũng không xấu; cứ tùy duyên mà kết mối giao hảo với họ. Song, chớ phan duyên, tức là đừng lợi dụng họ để thủ lợi.

Lúc nào cũng phải chú ý đến sự khởi tâm động niệm, sự suy nghĩ của mình. Khi có ý tưởng xấu thì phải lập tức thức tỉnh, dẹp đi.

Tu hành, cần tu với thái độ vô ngại, ví như con hạc làm tổ vậy. Con hạc không lo lắng gì về ăn uống cả; nó thích chỗ nào thì làm tổ chỗ đó. Khi nào muốn, nó lại tung cánh bay đi nơi khác. Ðó là giống chim tự do, tự tại nhất.

Khi tu, bạn phải có thái độ "vô quái ngại" ở mọi nơi, mọi chốn. Ðược vậy, thì tâm mới an tĩnh, mới như như bất động.

Tu hành, cần tu tới mức không còn quái ngại trong hoàn cảnh động hay tĩnh.

Thế nào là "động và tĩnh không còn quái ngại?" Tức là ở trong hoàn cảnh động mà tâm bạn không động: Bạn không bị hoàn cảnh động bên ngoài ảnh hưởng làm tâm bạn lay chuyển, nghĩ ngợi. Và khi ở trong hoàn cảnh tĩnh lặng, bạn không có ý nghĩ là yên lặng.

Phải dùng tiếng niệm Phật để quét sạch hai trạng thái bụi bặm đó, khiến liên hoa khai mở; như vậy mới đắc chánh niệm. Khi niệm Phật, bạn cần phải chuyển niệm - chuyển hóa, biến ác niệm thành chánh niệm!

Việc gì cũng phải buông bỏ. Buông bỏ chính là công phu.

Có trí huệ mới không tạo ác nghiệp. Do đó, phải tập nuôi dưỡng tâm từ bi và thực hành hạnh Bồ Tát.

Có trí huệ mới không tạo ác nghiệp. Do đó, phải tập nuôi dưỡng tâm từ bi và thực hành hạnh Bồ Tát.

Vị triệu phú Trung Quốc xuất gia tu học từ bỏ mọi tài sản

Bình thường, đối đãi với việc gì cũng buông xả hết; không có vướng mắc, quái ngại vào việc gì. Ðó là để tránh trường hợp lúc lâm chung, giây phút tối hậu, vọng tưởng nổi lên lôi kéo mình vào vòng luân hồi bất tận.

Mục đích việc tu là để lúc chết, bạn không còn vướng bận, không còn quái ngại chuyện gì cả; chỉ thảnh thơi đem theo linh quang (công đức trí huệ sáng suốt) của chính mình mà thôi!

Tu hành, cần phải ở chỗ nào cũng tu như nhau; đâu đâu bạn cũng có thể tự tại. Tu là tu ở chỗ này đây.

Tu hành, cần không để cho ngoại cảnh bên ngoài ảnh hưởng, lôi kéo tâm mình.

Bạn cần chú ý tự tâm: Cần phải có niềm vui khởi dậy từ nội tâm chứ không phải là cái vui do hoàn cảnh tốt đẹp bên ngoài đưa đến. Do đó, bạn phải luôn quan sát tự tâm, xem xét sự suy nghĩ của mình, và đừng chú ý tới ngoại cảnh. Phải tu tới độ "tôi chẳng có gì cả" mới được!

Tu hành là tu ở phước lẫn huệ. Tu tới lúc bạn lớn tuổi, "lão" rồi, thì phước và huệ sẽ đầy đủ; bấy giờ, mọi người sẽ cung kính bạn (đừng tham được cung kính khi còn trẻ, lúc còn thiếu phước huệ).

Khi bạn tu chân thật, đúng đắn, thì dù bạn ở đâu người ta cũng sẽ tìm đến; ai ai cũng vui vẻ muốn cùng bạn đàm đạo.

Cần tu đến chỗ chánh niệm lúc nào cũng hiện tiền. Có chánh niệm thì mới có khả năng phân biệt thế nào là đúng, thế nào là sai; rồi từ đó mà hành động.

Tu hành, là tự mình tu. Tu tới lúc thể ngộ - ngộ cái khổ ở Ta-bà, cái khổ phải luân hồi. Hễ ngộ một việc thì một chút trí huệ xuất hiện.

Tu hành, cần tu tới lúc có trí huệ. Chuyện gì tới tay, bạn đều biết vận dụng nó. Khi nói, cần phải biết nói sao cho viên dung. Khi mình đã đứng vững rồi thì mới có thể khiến cho người khác tin theo và vui vẻ tiếp nhận.

Mỗi ngày cứ giữ cho tâm đừng khởi phiền não, âu sầu, cũng không vui vẻ thái quá. Ðối đãi với mọi người thì không tốt cũng không xấu; cứ tùy duyên mà kết mối giao hảo với họ. Song, chớ phan duyên, tức là đừng lợi dụng họ để thủ lợi.

Mỗi ngày cứ giữ cho tâm đừng khởi phiền não, âu sầu, cũng không vui vẻ thái quá. Ðối đãi với mọi người thì không tốt cũng không xấu; cứ tùy duyên mà kết mối giao hảo với họ. Song, chớ phan duyên, tức là đừng lợi dụng họ để thủ lợi.

Người xuất gia cần chọn môi trường tu học như thế nào?

Có trí huệ mới không tạo ác nghiệp. Do đó, phải tập nuôi dưỡng tâm từ bi và thực hành hạnh Bồ Tát.

Tu hành, cần tu cho có tướng mạo từ bi. Tu làm sao để người khác có thể thấy được vẻ hiền hòa, từ bi trong ánh mắt của mình!

Khi một người tu hành thành tựu thì những kẻ khác sẽ được nhờ phước. Lúc đó, ai ai cũng khởi tâm dũng mãnh, tinh tấn học theo gương người ấy.

Khi ai cũng muốn tu hành thì hãy cùng nhau khuyến khích, cùng nhau tu. Nếu không vậy thì mọi người sẽ khởi chuyện thị phi, sanh lòng đố kỵ, tranh chấp, và trở nên ngu si; bấy giờ, việc tu ở chùa sẽ không còn yên ổn nữa.

Tu cho tốt thì tự nhiên có người ủng hộ; chứ không phải bắt ép người ta mà được.

Ðừng nên hy vọng, mong cầu thí chủ lại cúng dường này nọ. Ðừng ỷ lại vào thí chủ. Bạn chỉ cần nỗ lực tu hành; khi tu thành tựu thì Thiên, Long, Bát Bộ đều tới ủng hộ bạn.

Khi ngồi Thiền, thấy cảnh giới tốt hay xấu đều đừng chấp trước; cũng đừng nói về nó.

Phật Pháp thì không dính mắc, ngưng trệ nơi cảnh giới Lạc, Minh và Không.

Khi thân khinh an, nhẹ nhàng, thì tâm sẽ hoan hỷ (Lạc); khi trong lòng ít vọng niệm thì tâm sẽ sáng suốt (Minh); và khi chẳng có một ý nghĩ hay vọng niệm sanh khởi thì đạt tới trạng thái không.

Nếu bạn vướng mắc ở cảnh giớ Lạc thì đọa và Dục-giới Thiên, chấp trước vào cảnh giới Minh thì kẹt trong Sắc-giới Thiên, và bám chặc vào cảnh giới Không thì mắc ở Vô-sắc-giới Thiên.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Những trải nghiệm đêm phải thử một lần trong đời tại núi Bà Đen, Tây Ninh

Media 23:29 20/12/2024

Lễ dâng đăng diễn ra vào các buổi tối thứ 7 hàng tuần và show nhạc nước ứng dụng các công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới – đó là vài trong các trải nghiệm đêm hấp dẫn du khách tại núi Bà Đen, Tây Ninh.

Chùm ảnh những người bạn sen "Cực Lạc" hội ngộ trong đêm hoa đăng khánh đản Đức Phật A Di Đà

Media 19:15 19/12/2024

Đêm hoa đăng tại chùa Vạn Đức - TP.Thủ Đức được chư Tăng tại trú xứ tổ chức với tinh thần truyền đăng tục diệm, tiếp nối dòng chảy Đạo tràng Cực lạc Liên hữu, nhằm tạo động lực để hành giả niệm Phật có đủ bi, trí, dũng mang ánh sáng tình thương cùng sự hiểu biết của mình làm lợi ích cho tự thân và tha nhân.

Thiêng liêng lễ hoa đăng vía Đức Phật A Di Đà tại chùa Quốc Ân Khải Tường

Media 12:45 18/12/2024

Ngày 17/12/2024 (nhằm 17/11 Giáp Thìn), tại chùa Quốc Ân Khải Tường, tỉnh Đồng Nai, lễ hoa đăng kính vía Đức Phật A Di Đà đã diễn ra trong không khí trang nghiêm và thiêng liêng.

Hội đồng Chứng minh Đại nghị lần thứ II và trang nghiêm Lễ tưởng niệm chư vị Pháp chủ

Media 16:01 10/12/2024

Sáng 10-12, tại Văn phòng Đức Pháp chủ - Việt Nam Quốc Tự (TP.HCM), Hội đồng Chứng minh GHPGVN đã tổ chức Đại nghị lần thứ II dưới sự chủ trì của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Pháp chủ GHPGVN.

Xem thêm