Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 31/01/2023, 21:02 PM

Chùa Chuông (Hưng Yên) - Kinh thành Huế thu nhỏ trong lòng Bắc Bộ

Từ thời xưa, Chùa Chuông đã được mệnh danh là “Phố Hiến - Đệ nhất danh thắng”. Với bề dày lịch sử, kiến trúc đẹp cùng hệ thống các pho tượng cổ độc đáo, ngôi chùa đã trở thành điểm tham quan và du lịch tâm linh hấp dẫn, được ví như Kinh thành Huế thu nhỏ trong lòng Bắc Bộ.

Theo cuốn Đồng khánh dư địa chí, Chùa khởi dựng từ thời Lê (thế kỷ 15) và qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo về sau nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc nghệ thuật thời Hậu Lê (thế kỷ 17).

Tương truyền, vào một năm đại hồng thuỷ, có một quả chuông vàng trên một chiếc bè trôi dạt vào bãi sông thuộc thôn Nhân Dục. Các nơi đua nhau kéo chuông về địa phương mình nhưng không được, các bô lão thôn Nhân Dục lạy trời khấn Phật hô mười nam thanh nữ tú kéo được chuông lên bờ.

Cổng Tam quan chùa Chuông - Ảnh Lương Đình Khoa.

Cổng Tam quan chùa Chuông - Ảnh Lương Đình Khoa.

Cho là vật báu trời ban, dân làng Nhân Dục bèn góp công, của dựng lại chùa cho rộng rãi hơn và xây lầu treo chuông. Mỗi lần thỉnh chuông, tiếng chuông ngân vang xa hàng vạn dặm. Khi ấy vua quan Bắc quốc lo sợ vì mỗi khi tiếng chuông thỉnh, những báu vật mà chúng cướp được sẽ về với chủ cũ nên đóng giả làm cao tăng tìm đến chùa để lấy cắp chuông vàng.

Biết được dã tâm muốn cướp chuông vàng, các Tăng ni đã dấu chuông vàng xuống một chiếc giếng nhỏ. Dần dần những người mang chuông đi dấu đều viên tịch, hậu thế muốn tìm lại chuông nhưng không thấy. Để tưởng nhớ chuông vàng đã từng ở chùa, chùa được đổi tên thành Kim Chung Tự có nghĩa là chùa Chuông Vàng, thường gọi là chùa Chuông.

Ngoài kiến trúc đẹp, bề thế, chùa Chuông còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị về mặt mỹ thuật cũng như lịch sử - văn hóa như: hoành phi, câu đối, chuông đồng, khánh đá…, tiêu biểu là cây cầu đá xanh, cây hương đá được dựng năm 1702, đặc biệt là tấm bia đá “Kim Chung Tự thạch bi ký” được dựng vào năm Vĩnh Thịnh thứ 7 (1711). Qua di vật này, các nhà nghiên cứu đã đoán được có một con đường thiên lý thông thương giữa Thăng Long và Phố Hiến nằm ngay ở cửa chùa.

Cây cầu đá xanh và không gian thiền vị khiến chùa Chuông được ví như kinh thành Huế thu nhỏ trong lòng Bắc Bộ - Ảnh Lương Đình Khoa

Cây cầu đá xanh và không gian thiền vị khiến chùa Chuông được ví như kinh thành Huế thu nhỏ trong lòng Bắc Bộ - Ảnh Lương Đình Khoa

Nét đặc sắc của ngôi chùa cổ kính là hệ thống các pho tượng Phật độc đáo, phong phú. Nổi bật là Bát bộ Kim Cương, 18 vị La Hán, 4 bức tượng Bồ Tát, hai ông Hộ Pháp chạy dọc theo hai dãy hành lang. Các pho tượng được tạo tác rất công phu, điêu luyện, mỗi pho tượng có một tư thế, dáng vẻ riêng và có biểu cảm khác nhau thu hút sự ngạc nhiên thích thú của nhiều du khách.

Đặc biệt, một hệ thống tượng có sắc diện gần gũi với khuôn mặt người Việt tạo nên điểm nhấn vô cùng gần gũi, ấm cúng, bình an cho mỗi người khi chiêm bái.

Chùa còn có các bức phù điêu bằng gỗ, đó là Thập điện Diêm Vương, mô tả cảnh nhục hình mà con người phải trải qua nơi âm giới, khuyên răn mỗi người phải biết tu nhân, tích đức nhiều hơn.

Năm 1992, chùa Chuông được xếp hạng là di tích "kiến trúc - nghệ thuật" cấp Quốc gia và là một di tích tiêu biểu thuộc di tích Quốc gia đặc biệt "Khu di tích Phố Hiến".

Vào các ngày 15/1, 8/4, 15/4, 15/7 âm lịch hàng năm, lễ hội chùa Chuông thành phố Hưng Yên được tổ chức, thu hút nhân dân trong vùng và du khách thập phương về dự.

Trải qua bao thời gian, Phố Hiến đã không còn là thương cảng sầm uất nhưng chùa Chuông vẫn mang trong mình những giá trị văn hóa, tinh thần mãi mãi trường tồn của một đô thị cổ sầm uất và phồn thịnh. Dấu xưa còn đó, nguồn cội tâm linh và nét thâm trầm thành niềm tự hào của người dân Hưng Yên.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thừa Thiên Huế: Diễu hành thuyền hoa trên sông Hương mừng Phật đản PL.2568

Media 09:31 21/05/2024

Tối ngày 13 tháng 4 năm Giáp Thìn (20/5/2024) tại công viên Lê Lợi, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh – Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2568-DL.2024 đã tổ chức khai mạc diễu hành thuyền hoa trên sông Hương.

Ngắm bộ tem Phật in lụa duy nhất trên thế giới

Media 19:04 17/05/2024

Bộ tem Phật do Bưu chính Vương quốc Bhutan phát hành về đề tài Phật giáo, được thiết kế và in trên chất liệu chưa từng có là lụa.

Trang nghiêm Lễ tác pháp An cư kiết hạ tại Học viện Phật giáo Việt Nam TP.HCM

Media 13:15 17/05/2024

Sáng nay, 17-05-2024, tại Học Viện Phật Giáo Việt Nam Tp. HCM cở sở II, chư Tôn đức Hội Đồng Điều Hành, chư tôn đức Ban Quản Viện cùng gần 1000 Tăng Ni sinh tu học nội trú đã vân tập tác pháp an cư kiết hạ PL. 2568.

Bảy đóa sen “nở” trên sông Hương mừng Đại lễ Phật đản PL.2568

Media 17:00 13/05/2024

Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 tại Thừa Thiên Huế đã hạ thủy 7 hoa sen trên sông Hương. Bảy đóa sen “nở” trên sông Hương mang ý nghĩa cung nghinh bảy bước chân thị hiện đản sanh của đức Phật.

Xem thêm