Thứ năm, 23/11/2023, 10:18 AM

Bàn thờ Phật tại gia: Những điều cần biết để gia đình được bình an

Lập bàn thờ Phật tại gia là việc mà gia đình nào cũng nên làm, dù là Phật tử hay chưa phải Phật tử. Bởi khi thờ Phật, chúng ta sẽ phát sinh thiện căn, thiện tâm; từ đó, phúc lành, may mắn sẽ đến với mỗi người.

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho quý bạn đọc cách lập bàn thờ Phật cũng như một số lưu ý để quý vị có thêm hiểu biết, giúp việc lập bàn thờ Phật được đầy đủ, tốt đẹp nhất.

Cách lập bàn thờ Phật tại gia

Bàn thờ Phật tại gia bao gồm: Bát hương, tôn tượng/tôn ảnh của Đức Phật hoặc các Đức Bồ Tát và một số đồ cúng lễ, cụ thể như sau:

1. Bát hương

- Số lượng: 3 bát hoặc 1 bát.

- Trong bát hương gồm có: Tro (hoặc cát) 

TH1: Nếu gia đình lựa chọn thỉnh 3 bát hương thì sắp xếp như sau:

(1). Bát hương thờ Phật

- Đặt ở vị trí trung tâm, cao hơn 2 bát hương còn lại.

(2). Bát hương thờ Thần linh

- Đặt ở bên phải của bàn thờ.

(3). Bát hương thờ gia tiên

- Đặt ở bên trái của bàn thờ.

TH2: Nếu gia đình chỉ thỉnh 1 bát hương thì đặt bát hương đó ở chính giữa bàn thờ.

Bàn thờ Phật tại gia có 3 bát hương

Bàn thờ Phật tại gia có 3 bát hương

2. Tôn tượng/tôn ảnh Phật

- Chúng ta có thể thờ tôn tượng/tôn ảnh của 1 vị Phật, hoặc 3 vị Phật, hoặc ở giữa là Đức Phật và bên cạnh là 2 Đức Bồ Tát.

- Treo tôn ảnh/tôn tượng Phật cao hơn vị trí đặt bát hương.

Ngoài ra, trên bàn thờ, chúng ta cần chuẩn bị thêm bình bông, đĩa quả, ly nước, cây đèn (hoa, quả, nước, lửa). Tuy nhiên, nếu chúng ta không có điều kiện sắm đầy đủ tất cả đồ trên thì cũng không sao.

Mâm cúng và văn khấn khi lập ban thờ Phật tại gia

Sau khi bài trí xong bàn thờ, chúng ta nên chuẩn bị mâm cơm không sát hại sinh mạng chúng sinh để dâng lên cúng dường Đức Phật hoặc các Đức Bồ Tát.

1. Đồ lễ

– Cúng Phật: Hương, hoa, trà, quả, thực: xôi chè hoặc bát cơm trắng.

– Cúng chư Thiên, Thần Linh: Hương, hoa, trà, quả, thực: xôi chè hoặc bát cơm trắng.

– Cúng vong linh (bày lễ ở bát hương thờ gia tiên): Hoa quả, một mâm cơm (chay: rau, củ, quả; tam tịnh nhục) hoặc một bát cơm, một cốc nước và một cốc sữa.

Lưu ý:

– Đối với các lễ cúng/nghi thức tu tập dài ngày thì ngày đầu sắp lễ cúng theo hướng dẫn trên, các ngày sau tại các nơi thờ lễ cúng là bát cơm trắng, nước chè hoặc nước trắng.

– Hương: tùy duyên dùng hương cây, hương trầm… hoặc không có hương thì dùng tâm hương.

– Hoa: Các loài hoa có hương thơm (không kiêng về tên hoa và số lượng).

– Trà: Nước trà tỏa hương của sáu vị là đắng, cay, chua, chát, mặn, ngọt là sáu vị nuôi sống tất cả chúng sinh. Nếu không có nước trà thì có thể cúng bằng nước trắng.

– Quả: Số lượng tùy ý không kiêng kị 2 quả hay 4 quả,… Nên cúng quả đã chín vì có hương từ vị để vong linh thọ hưởng, quả xanh chưa có hương thơm của vị. (Tránh tình trạng biến ban thờ thành chỗ cất đồ)

– Các đồ lễ, sau khi lễ xong thì thọ thực.

– Cúng Phật và chư Thiên, chư Thần Linh, vong linh cũng có thể cúng lễ chay (rau, củ, quả) hoặc cúng lễ bằng tam tịnh nhục (thịt chúng sinh xuất phát từ ba sự thanh tịnh: không tự mình giết, không xui người giết, không nhìn thấy chúng đó bị giết).

2. Địa điểm bày lễ

– Trường hợp chưa có bàn thờ: Sắp 1 bàn, để 3 cốc gạo, sắm 3 lễ bày trước cốc gạo: cúng Phật, cúng Thần Linh, cúng gia tiên.

– Trường hợp có bàn thờ: 

+ Chỉ có bàn thờ Phật: Đồ lễ cúng Phật, bày lên lễ cúng Phật; sắp thêm 2 cốc gạo bày hai bên cạnh/dưới nơi thờ Phật: 1 cốc để cắm hương bày lễ cúng Thần Linh, 1 cốc để cắm hương bày lễ cúng gia tiên. (Có thể bày cùng ban thờ hoặc nếu ban thờ nhỏ, thì có thể sắp thêm bàn ở gần đó phù hợp với việc lễ cúng.)

+ Chỉ có bàn thờ thổ công: sắp thêm để cúng Phật và vong linh tương tự như trên.

+ Chỉ có 1 bàn thờ vong linh: sắp thêm để cúng Phật và chư Thiên, chư Thần Linh tương tự như trên.

Bàn thờ Phật phải được đặt chỗ trang nghiêm, thanh tịnh

Bàn thờ Phật phải được đặt chỗ trang nghiêm, thanh tịnh

Một số lưu ý về lập bàn thờ Phật tại gia

1. Thờ vị Phật nào để mang lại tốt đẹp cho gia đình?

Chúng ta thờ Phật A Di Đà, Phật Dược Sư, Phật Thích Ca, Quan Âm Bồ Tát, Địa Tạng Bồ Tát… đều tốt đẹp, bởi các Ngài đều là những bậc tối thượng, đáng cung kính.

Chúng ta thờ phụng chư Phật với tâm cung kính, lễ bái, tụng kinh, sám hối… rồi tác phước cúng dường thì sẽ sinh ra công đức phước báu. Có công đức phước báu thì mọi chuyện sẽ được may mắn, tốt đẹp.

2. Ai có thể lập ban thờ Phật tại nhà?

Việc phụng thờ Đức Phật là quyền của mỗi chúng ta, không phải dành riêng cho chư Tăng hay một vị Thầy nào cả. Chúng ta tôn kính ai thì phụng thờ người đó và hoàn toàn có thể tự mình lập bàn thờ, cố gắng thờ cúng với đầy đủ tâm thành kính và đúng nghi thức là được.

3. Địa điểm đặt ban thờ Phật tại gia

Những vị trí mà tâm mình cảm thấy cung kính thì đều có thể lập bàn thờ. Bàn thờ Phật không được để quay ra những chỗ bất tịnh, tối tăm như: nhà xí, nhà tắm, chuồng lợn, chuồng gà, nhà bếp,… hay là đặt trong phòng ngủ của vợ chồng. Hoặc tầng trên là nhà vệ sinh mà đặt bàn thờ ở ngay dưới nhà vệ sinh là không được, mà phải đặt chếch đi.

4. Thờ Phật có được lợi ích gì không?

Chúng ta cố gắng nên lập bàn thờ Phật tại gia, bởi tâm chúng ta còn yếu nên cần phải nương theo tướng của Ngài để tu tập, lễ bái. Vậy nên, các gia đình nên lập bàn thờ Phật để được bày tỏ lòng cung kính một cách trọn vẹn, đầy đủ hơn. Nếu không có tôn tượng/tôn ảnh Phật thì có thể lòng cung kính của chúng ta sẽ không thể phát sinh.

Mong rằng, qua bài viết này, quý bạn đọc sẽ thực hành theo lời hướng dẫn trong bài viết, để nhận được nhiều lợi ích, may mắn.

Tâm khi cúng lễ

– Trường hợp cúng lễ tại gia: Dùng ba tâm kính Phật, trọng Thần, hiếu nghĩa với tổ tiên. Biết ơn Phật đã ban bố chỉ dạy pháp diệt khổ cho chúng sinh. Biết ơn và tôn trọng các vị chư Thiên, Thiện Thần đã ủng hộ cho mình làm các việc thiện. Biết ơn tổ tiên, cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục chúng ta, đã tạo duyên cho chúng ta có họ hàng anh em, con cái. Khi cúng lễ với nguồn tâm này, thì gia đình sẽ được gia tăng phúc báu và cảm ứng được với thế giới tâm linh.

– Trường hợp cúng lễ tại cơ quan, cửa hàng: Dùng ba tâm kính Phật, trọng Thần, thương tưởng các vong linh. Biết ơn Phật đã ban bố chỉ dạy pháp diệt khổ cho chúng sinh. Biết ơn và tôn trọng các vị chư Thiên, Thiện Thần đã ủng hộ cho mình làm các việc thiện. Thương tưởng các vong linh: Họ còn bị đọa lạc và mình làm việc trên chỗ cũng thuộc sở hữu của họ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?

Kiến thức 09:15 04/12/2024

Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.

Xem thêm