Bánh tét yêu thương từ tu viện Khánh An
Mỗi năm, vào những ngày cận Tết Nguyên đán, khuôn viên tu viện Khánh An (quận 12) lại rộn ràng với hoạt động nấu bánh tét - món bánh truyền thống ngày Tết.
Theo lời mời về tu viện gói bánh, từ tờ mờ sáng 27 Tết, các Phật tử đã háo hức trở về cùng với quý thầy gói bánh. Có người đã quá quen thuộc gói những đòn bánh nên thao tác vừa nhanh, vừa chặt và đều bánh. Có người chưa biết gói thì được người trước chỉ lại, những bạn nhỏ cũng tìm cho mình một việc để phụ, như lau lá hay đi xung quanh để gom các đòn bánh lại.
Các thầy, các sư chú thì lo chuyển bánh và chuẩn bị củi lửa nấu bánh ngoài sau vườn. Mỗi người mỗi việc cùng nhau tạo nên bầu không khí thật rộn ràng, vui tươi mà ai cũng háo hức mỗi độ xuân về.
Có lẽ tiếng nói cười có phần khác mọi ngày, tiếng xe kéo bánh ra vườn cũng đã vọng lên thiền thất của Thầy phía trên. Những âm thanh của Tết quyện vào hương mai như để Thầy yên tâm. Trước lúc nhập thất Thầy dặn dò: “Năm Quý Mão đã dần khép, huynh đệ gắng chịu cực gói và nấu nhiều bánh hơn, đủ để trên cúng Phật, cúng Tổ, sau nữa là biếu tặng Phật tử ân nhân, bà con, cho xóm làng thêm chút ấm lòng những ngày cuối năm. Gia đình của người tu chính là Phật tử là xóm làng, hãy nuôi dưỡng và gìn giữ ân tình này”.
Sau một đêm thức trắng, đến 6h sáng 28 Tết, tất cả những nồi bánh tét cuối cùng đều đã chín. Suốt gần 22 tiếng kể từ nồi bánh đầu tiên cho đến nồi cuối cùng thứ 10, có đòn to, đòn nhỏ tính ra đến số hơn 700 đòn bánh.
Những đòn bánh tét xưa không biết đã có từ bao giờ nhưng từ thời nhà Nguyễn, bánh tét đã là chiếc bánh truyền thống qua quá trình tiếp biến văn hóa Việt - Chăm. Bánh tét truyền thống được bọc nhiều lá bên ngoài mong muốn sum vầy của người Việt vào ngày Tết.
Không chỉ vậy, bánh tét xanh nhân đậu màu vàng gợi cho người nông màu xanh của đồng quê, gợi cho ta niềm mơ ước "an cư lạc nghiệp" của một mùa xuân an bình cho mọi nhà.
Hằng năm, cứ vào 27, 28 tháng Chạp, hình ảnh bà đưa con cháu về chùa, các bạn trẻ cũng rủ nhau về để gói những đòn bánh tét xanh, thức khuya canh lửa, vớt bánh cùng tận hưởng không khí và hương vị Tết, ấm tình đạo vị đã hằn sâu trong nếp sống của mỗi người con Phật. Đây cũng là hoạt động giữ gìn và tiếp nối vốn cổ, nét đẹp truyền thống của ông bà, tiên tổ.
Đến chiều 28 Tết, tăng thân tu viện Khánh An đi đến nhà những Phật tử ân nhân và đi vào các ngõ ngách xóm làng, mang theo theo những đòn bánh tét thơm lừng như gói ghém những tình cảm để trao tặng đến bà con, ước nguyện ai cũng có được cái Tết ấm áp, hạnh phúc bên gia đình, người thân.
Nhận bánh trên tay ai nở nụ cười và chắp tay cảm ơn đến tu viện. Món quà nhỏ đơn sơ nhưng cũng đủ cho bà con dâng cúng ông bà trong ba ngày Tết. Đó là tất cả hạnh phúc mà chư Tăng và Phật tử dành trọn tấm lòng trong những ngày qua, trước thềm xuân mới được làm thiện sự - đem Tết đến với xóm làng và gửi niềm tri ân đến những ân nhân yễm trợ tu viện suốt một năm qua thật không gì hạnh phúc hơn.
Một số hình ảnh:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Khai hội Di tích lịch sử quốc gia chùa Hoằng Phúc
Xuân Muôn Nơi 17:47 25/02/2024Lễ khai hội Di tích lịch sử quốc gia chùa Hoằng Phúc (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) lần thứ VI - năm 2024, diễn ra hôm 23/2.
Hơn 12.000 người dự lễ cầu an tại chùa Viên Quang
Xuân Muôn Nơi 10:44 23/02/2024Tối 21/2, chùa Viên Quang (xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn, Nghệ An) tổ chức lễ cầu quốc thái dân an Xuân Giáp Thìn 2024, hơn 12.000 người tham dự.
Lễ hội truyền thống làng Ngọc Trà - chùa Bồng Hinh
Xuân Muôn Nơi 12:29 21/02/2024Lễ hội truyền thống làng Ngọc Trà - chùa Bồng Hinh (xã Quảng Trung, H.Quảng Xương, Thanh Hóa) khai hội hôm 18/2.
Xuân thung dung
Xuân Muôn Nơi 19:15 20/02/2024Nắng vắt hiên Đông, đá mỉm cười/ Chừ Xuân năm mới ghé đây chơi/ Bộn bàng, chuyện cũ chôn hang hốc/ Xơ xác, cành khô nẩy tượt chồi...
Xem thêm