Bão số 9 đổ bộ gây mưa to gió lớn áp sát đất liền Đà Nẵng - Phú Yên
Hồi 4 giờ ngày 28/10, vị trí tâm bão ở khoảng 14,4 độ Vĩ Bắc; 110,5 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển ngoài khơi các tỉnh/thành từ Đà Nẵng đến Phú Yên.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (135-150km/giờ), giật cấp 16. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 280km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 120km tính từ tâm bão.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km, đi vào đất liền từ Đà Nẵng đến Phú Yên với sức gió mạnh nhất cấp 12-13, giật cấp 15 sau đó suy yếu dần.
Đến 16 giờ ngày 28/10, vị trí tâm bão ở khoảng 15,0 độ Vĩ Bắc; 107,6 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Tây Nguyên. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.
Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 04 giờ ngày 29/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 15,5 độ Vĩ Bắc; 105,1 độ Kinh Đông, trên khu vực Thái Lan. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8. Sau đó, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây và suy yếu thành một vùng áp thấp.
Khoảng 450.000 người dân các tỉnh miền Trung sơ tán tránh bão số 9
Đêm 27/10, TP. Đà Nẵng đã bắt đầu có mưa, không khí đã lạnh hơn so với nắng ấm ban ngày.
Từ tối cùng ngày, đường sá địa bàn thưa thớt bóng người, các hàng quán chỉ mở đến 20h rồi đóng chốt cài then. Tại các cầu ngã ba Huế, cầu Thuận Phước... rất đông công an chốt chặn không cho người và phương tiện lưu thông qua lại để đảm bảo an toàn.
Trong ngày 28/10, vùng biển phía Tây khu vực Bắc và giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Nam quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 10-11, vùng gần tâm bão cấp 12-13, giật cấp 16; sóng biển cao từ 8-10 m; biển động dữ dội.
Vùng biển ngoài khơi từ Đà Nẵng đến Phú Yên (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn) có gió mạnh cấp 9-11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12-13, giật cấp 15; biển động dữ dội; sóng biển cao từ 6-8 m.
Miền Trung căng mình trước khi bão số 9 đổ bộ
Ở Phú Yên, lúc 6 giờ 40 phút ngày 28/10, bước đầu bão đã làm ngã đổ nhiều cây xanh, nhiều công trình xây dựng bị hư hỏng... Ở các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên-Huế đến Phú Yên đã có mưa to với lượng mưa phổ biến 70-150 mm, tổng lượng mưa phổ biến 200-400 mm/đợt.
Thủ tướng Chính phủ chủ trì họp khẩn cấp đối phó bão số 9
Từ tối 27/10, trên đảo Lý Sơn gió bắt đầu càng lúc càng mạnh, kèm theo mưa lớn khiến cho Lý Sơn mù mịt và sóng biển dâng cao hơn 4m liên tục đánh mạnh vào bờ kè đảo.
Gió trên đảo Lý Sơn đang mạnh lên cấp 8 giật đến cấp 9. Người dân không dám mở cửa ra ngoài. Công tác phòng chống bão số 9 trên địa bàn huyện Lý Sơn đã được triển khai đầy đủ, một số người dân trên đảo Lý Sơn đã đến nơi tránh bão gồm nhà nghỉ công đoàn, nhà nghỉ Thành An, trường học, đồn biên phòng Lý Sơn.
Từ ngày 28-31/10, khu vực Nghệ An đến Quảng Trị có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 200-400 mm/đợt; riêng phía Nam Nghệ An và Hà Tĩnh lượng mưa phổ biến 500-700 mm/đợt. Cấp độ rủi ro thiên tai do bão số 9 là cấp 4.
Phật tử cùng nhau phát nguyện tu tập, nương vào ân đức Tam Bảo và công đức tu tập để hồi hướng cầu nguyện cho đồng bào các tỉnh chịu ảnh hưởng của bão số 9 tai qua nạn khỏi, hoặc có đầy đủ các nhân duyên để hạn chế đến mức tối đa thiệt hại do bão gây ra, cũng như hồi hướng cho việc phát triển hồi sinh nhanh chóng trở lại của các khu vực chịu ảnh hưởng của bão.
Mỗi Phật tử chúng ta cần phải ra sức trồng nhiều nhân thiện, tránh nhân ác, tạo dựng môi trường sống chung quanh trở nên ngày càng xanh tươi, an lạc. Mọi hành động liên quan thiết thực đến vấn đề môi trường, khí hậu môi sinh đều cần làm, cần thực hiện một cách bức thiết, ngoài bản thân ra cần luôn dẫn dắt, giảng giải cho người thân, gia đình hay bạn bè khởi tâm động niệm, nói đi đôi với làm nhằm thúc đẩy bảo vệ môi trường, hạn chế thiên tai, dịch họa, khiến cho miền cực lạc nhân gian không còn là khẩu hiệu hay xa vời mà trở thành hiện thực.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn (TP.HCM) viên tịch
Trong nước 05:45 03/12/2024Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn, viện chủ chùa Phước Thiện (xã Nhị Bình, H.Hóc Môn, TP.HCM) vừa viên tịch.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông chia sẻ về Giới luật Phật giáo cho gần 800 Tăng Ni
Trong nước 14:00 02/12/2024Sáng ngày 02/12, tại trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM (Việt Nam Quốc Tự, quận 10), Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông – Phó Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Cố vấn BTS GHPGVN TP.HCM – đã chủ trì buổi thuyết giảng và thảo luận chuyên đề “Giới luật Phật giáo”.
“Hãy lấy tinh thần phụng sự làm niềm vui trên bước đường đến giác ngộ giải thoát”
Trong nước 12:15 02/12/2024Sáng ngày 02/12/2024, Thượng tọa Thích Quảng Lộc - UV HĐTS, Trưởng BTS kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang đã có buổi thuyết trình chuyên đề “Sinh hoạt Giáo hội” đến với chư hành giả khóa Kiết Đông lần thứ 2.
Tiền Giang: Thành kính tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông (1308-2024)
Trong nước 13:15 01/12/2024Sáng ngày 01/12/2024 (nhằm mùng 1 tháng 11 năm Giáp Thìn), BTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Tiền Giang đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tưởng niệm lần thứ 716 năm, ngày Đức vua Phật Hoàng nhập Niết Bàn 01/11 năm Mậu Thân (1308) – 01/11 năm Giáp Thìn (2024); đồng thời khai mạc khóa tu Kiết Đông lần thứ 2.
Xem thêm