Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 28/01/2019, 11:04 AM

Bảo vật lưu lạc của nhà chùa và câu chuyện “đòi chuông”

Nhiều bảo vật của chùa này lưu lạc sang chùa kia với những hành trình thú vị. Đó là những câu chuyện có thật với những tình tiết lưu lạc bất ngờ mà ít ai biết được.

>Những ngôi chùa Việt đặc biệt

Bài liên quan

Một ngày đầu tháng 6, chùa Giáp Đông ở làng Hương Cần (xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế) bất ngờ đón một vị khách nói giọng Bắc ghé thăm chùa làng. Đó là cụ Võ Tam Tư, 80 tuổi, đến từ làng Quán Khái, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng.

Cụ xin vào thăm "chuông chùa làng mình" đang được lưu giữ trong ngôi chùa này. Cụ Tư vô cùng xúc động bởi chiếc chuông sau gần 200 năm biệt tăm khỏi làng mình, nay được thấy tận mắt, sờ tận tay chiếc chuông cổ quý tuyệt đẹp.

Quả chuông cổ quý ở chùa Giáp Đông - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Quả chuông cổ quý ở chùa Giáp Đông - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Lời nguyền oan nghiệt gắn liền với quả chuông

Bài liên quan

Sau khi giới thiệu mình và mối liên quan đến chiếc chuông cổ quý tuyệt đẹp đang là pháp khí của chùa Giáp Đông, cụ Tư xin vào sờ ngắm hiện vật.

Cụ chụp ảnh từng dòng chữ, từng chi tiết hoa văn và xin phép các cụ bô lão của Giáp Đông đánh một hồi chuông để thỏa lòng nguyện ước sau 200 năm vắng tiếng trong làng mình.

Trên chiếu trà trong chùa, cạnh chiếc chuông, cụ Tư được các bô lão chùa Giáp Đông giới thiệu tiếng chuông gắn liền với mọi sinh hoạt văn hóa, tâm linh ở đây như thế nào.

Lúc giao thừa, chuông gióng lên một hồi dài cầu mong an vui và mùa màng tươi tốt trong một năm mới cho toàn thể dân làng. Chuông cũng được ngân lên vào những dịp lễ trọng, xuân tế, thu tế hay ngày sóc vọng hằng tháng.

Hầu hết các gia đình trong giáp khi có hiếu sự, buồn vui hay cầu siêu, cầu an... thường đến chùa gõ chuông hành lễ.

Cụ Võ Tam Tư đã tỏ bày chuyện làng mình liên quan đến chiếc chuông của chùa Giáp Đông. Gần 200 năm trước, năm Giáp Thân 1824, trong làng Quán Khái xảy ra nạn đói, cả làng lúc ấy đi xin ăn khắp nơi.

Cụ Võ Tam Tư (giữa) và các bô lão trong chùa Giáp Đông, đằng sau là chiếc chuông cổ quý - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Cụ Võ Tam Tư (giữa) và các bô lão trong chùa Giáp Đông, đằng sau là chiếc chuông cổ quý - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Trước nỗi lo lắng sợ mất chiếc đại hồng chung cổ quý của chùa, làng đã cùng bàn bạc giấu chuông dưới một ao sâu và có lời nguyền nếu ai báo chỗ để mất chuông thì dòng họ sẽ bị tuyệt diệt.

Thế nhưng dòng họ P. trong làng phạm lời nguyền, đã báo cho vị quan hiệp trấn nơi giấu chuông và nhận được số tiền từ vị quan này.

Sau nạn đói trở về và truy ra vụ việc, dòng họ P. đã bị làng xử hình chết gần hết. May mắn người làm ăn xa xứ là còn sống, về sau mới duy trì nòi giống, đến nay chỉ còn 2 gia đình đang ở trong làng...

Đến Huế lần này, cụ Tư cho biết chỉ là tiền trạm, về sau sẽ cùng đoàn tiếp tục ra vào, xin lại quả chuông.

Theo lời của cụ, ý muốn của làng Quán Khái là đúc một quả chuông tương tự cúng cho chùa Giáp Đông, đồng thời xin đem quả chuông này về lại làng mình để "giải lời nguyền oan nghiệt cho dòng họ P.".

Để làm việc này, làng sẽ có đơn từ, nhờ sự can thiệp của ngành văn hóa Hải Phòng và ngành văn hóa tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Chuông cứu đói

Bài liên quan

Trước đó, câu chuyện quả chuông được chúng tôi đón nhận từ nhà nghiên cứu Hán - Nôm Trần Đại Vinh (Huế) như sau: "Chùa Giáp Đông làng Hương Cần hiện đang dùng chiếc chuông cổ của làng Quán Khái ở Hải Dương (TP Hải Phòng tách ra từ Hải Dương năm 1888).

Trong nạn đói năm Giáp Thân 1824, dân làng đã bán chuông cho ông Nguyễn Kim Bảng, lúc ấy là quan hiệp trấn Hải Dương, để lấy tiền ăn. Ông Nguyễn Kim Bảng mang chuông về Huế tặng cho chùa làng mình".

Nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh cũng cho biết ông Nguyễn Kim Bảng vốn người làng Hương Cần, có tiếng về văn chương, năm 1801 vào Gia Định theo Nguyễn Ánh và thăng tiến dần.

Năm 1820, ông ra làm hiệp trấn Hải Dương, năm 1826 về Bộ Hình, đến năm 1831 làm thượng thư Bộ Binh, sau đó ra Bắc làm tổng đốc Hà Ninh...

Trong lần khảo sát thực địa tài sản Hán - Nôm vùng Huế, ông Vinh rất bất ngờ trước văn khắc trên chuông.

Nội dung bài văn chính viết về công đức đóng góp đúc chuông của một số nhân vật và dòng họ ở Quán Khái để cúng cho chùa Anh Linh trong làng.

Ông đặc biệt ngỡ ngàng ở nội dung khắc thêm dưới thời Minh Mạng:

"... Tháng 8 mùa thu năm Giáp Thân (1824) có dân thôn Thượng làng Quán Khái huyện Vĩnh Lại đến trấn xin đem chuông này đổi lấy tiền 130 quan để qua cơn đói. Đã bồi thường đúng giá, đem về (cúng vào) chùa Giáp Đông làng Hương Cần huyện Quảng Điền. Thời: tháng 4 năm Ất Dậu (1825) kính ghi. Hiệp trấn trấn Hải Dương Nguyễn Kim Bảng và vợ là Lê Thị Xuyến".

Nắm thông tin và tài liệu thú vị nói trên, chúng tôi lên đường tìm về chùa Anh Linh thuộc làng Quán Khái (nay thuộc xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng).

Chùa Anh Linh ở làng Quán Khái, Hải Phòng ngày nay - Ảnh: THÁI LỘC

Chùa Anh Linh ở làng Quán Khái, Hải Phòng ngày nay - Ảnh: THÁI LỘC

Chùa nay gồm hai phần cách nhau bởi con đường nhựa. Thủ từ Vũ Quang Biểng cho biết chùa Anh Linh xưa rất to lớn, lắm vườn tược, có ao "mắt rồng" cùng nhiều mộ tháp, có sư trụ trì và nhiều người tu hành.

Thời thuộc Pháp, chùa bị tàn phá một phần, người ta làm đường cái băng ngang giữa chùa. Trong rất nhiều thông tin về sự mất mát của chùa, ông Biểng cũng đề cập đến chi tiết "dân làng đói, đem chuông đi bán, lấy tiền về chia nhau cứu đói"...

Khó trả chuông

Trở lại Giáp Đông, làng Hương Cần, sau khi nghe câu chuyện và ý định đòi chuông từ cụ Võ Tam Tư, các vị bô lão của làng này nảy rất nhiều tâm tư. Một cụ trong ban khánh tiết Giáp Đông, làng Hương Cần bảo: "Làm sao mà đòi chuông của làng tui được!".

Ông Nguyễn Đức An, quản tự chùa làng, cho rằng không thể có sự đồng thuận của dân làng trong chuyện trả chuông. Nếu hội đồng làng có đồng ý mà dòng họ Nguyễn của cụ Nguyễn Kim Bảng không đồng ý thì cũng chịu thôi.

"Mà tiếng chuông gắn liền với làng cả 200 năm nay, cả mấy thế hệ rồi, làm sao dứt nó, sao đưa chuông ra khỏi chùa làng được!" - ông Nguyễn Đức An nói.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chùa Côn Sơn: Một trong ba trung tâm Thiền phái Trúc Lâm

Chùa Việt 14:07 01/11/2024

Chùa Côn Sơn gắn với Thiền phái Trúc Lâm, cả ba vị Tổ của thiền phái đã từng tu hành và thuyết pháp ở đây. Cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của Thiền phải Trúc Lâm.

Chùa Khôsa Răngsây: Nơi có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi

Chùa Việt 10:58 31/10/2024

Tọa lạc ngay trung tâm Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ), ngôi chùa Khmer mang tên Khôsa Răngsây thu hút du khách hơn 60 quốc gia đến tham quan bởi nhiều nét độc đáo, trong đó có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi. 

Độc đáo ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, lộng lẫy như cung điện ở Sóc Trăng

Chùa Việt 20:32 30/10/2024

Tại xã Viên Bình, H.Trần Đề (Sóc Trăng) có một ngôi chùa Khmer hơn 400 năm tuổi, chính điện được xây dựng nguy nga, lộng lẫy.

Huyền tích chùa thiêng trên đỉnh núi Tà Cú tại Bình Thuận

Chùa Việt 12:30 30/10/2024

Trong hệ thống chùa chiềng tại tỉnh Bình Thuận, có một ngôi chùa thiêng gắn liền với tên tuổi của một nhà sư – người được xem là bậc 'cứu thế độ đời', danh đức của Ngài được người dân Bình Thuận cũng như Phật tử gần xa biết đến và cảm niệm hàng năm…

Xem thêm