Chủ nhật, 06/01/2019, 07:38 AM

Lợi lạc của việc tạc tượng Phật, đúc chuông là vô lượng vô biên!

Trong Phật giáo, đúc chuông, tạc tượng Phật vừa là nghệ thuật điêu khắc thể hiện cảm xúc tôn kính đối với Đức Phật, vừa góp phần giữ gìn hình ảnh của Phật giáo cho nhiều đời sau, đồng thời cũng là phước lành rất lớn cho người sở hữu thờ tượng. Cùng tìm hiểu lợi lạc của việc tạc tượng Phật, đúc chuông.

Bài liên quan

1. Tạc tượng Phật trang nghiêm, công đức vô lượng

Việc tạc tượng Phật thể hiện lòng tôn kính thờ cúng của con người với thần linh, với một thế giới siêu nhiên luôn bên cạnh để bảo vệ cho cuộc sống con người. Các bức tượng được tạc thường là: tượng Phật A Di Đà, tượng Phật Bà Quan Âm, tượng Phật Di Lặc...

Mỗi bức tượng lại mang một ý nghĩa khác nhau. Như tượng Phật Di Lặc thể hiện cho niềm hạnh phúc, biến những khổ đau, bất hạnh, giận dữ, buồn phiền thành niềm vui. Tượng Phật Bà Quan Âm được xem là sự từ bi, bác ái, bỏ qua những đau buồn, phiền muộn trong cuộc sống để sống một cách tốt đẹp. Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni sẽ giúp gia chủ tai qua nạn khỏi, không còn buồn đau, giác ngộ và chiếu sáng, soi đường cho con người đi hay làm những điều thiện, điều tốt đẹp cho đời.

Tượng Phật A Di Đà tọa thiền.

Tượng Phật A Di Đà tọa thiền.

Bài liên quan

Về ý nghĩa và công đức của việc tạc tượng, nếu bức tượng được đúc ra đó hảo tướng, trang nghiêm, được nhiều người chiêm ngưỡng, lễ bái cung kính, phát tâm tu hành; hoặc tượng được đặt tại một ngôi chùa có chư tăng ni tu hành chân chính, thu hút được mọi người tề tựu về tu tập rất đông thì công đức của người đóng góp vào bức tượng sẽ rất lớn.

Đầu tiên họ sẽ có duyên lành với Phật pháp hết kiếp này đến muôn kiếp về sau. Dù họ trôi lăn, lạc lối, thậm chí lỡ gây tạo tội lỗi thì vẫn không bị rơi vào đọa xứ bởi thường có người đến nhắc, kéo họ về với Phật pháp.

Hơn nữa, trong tâm người đó tự nhiên xuất hiện quyết tâm tinh tấn mãnh liệt để có thể tu hành khai mở tâm linh. Nếu tiến xa hơn, họ có thể làm người xuất gia đạo cao đức trọng, giáo hóa chúng sinh không ngừng nghỉ, điều đặc biệt là có thân tướng ta rất hoàn hảo, nghiêm trang, không bị khiếm khuyết.

Tóm lại, kim thân của Đức Phật mà tạc đẹp, được đặt ở một nơi linh thiêng, có tăng ni, phật tử tinh tấn tu hành và pho tượng được truyền đời rất lâu thì thường phúc của những người phụ góp vào lớn đến mức phải sinh lên cõi trời. Nếu phải trở lại cõi người, họ luôn là người ở trong ngôi vị tôn quý, có thân tướng tốt đẹp. Thậm chí khi chịu quả báo vì một ác nghiệp nào đó, nếu phải bị tai nạn cơ thể họ sẽ được phục hồi rất nhanh, rồi thân thể lành lặn trở lại. 

Tượng Phật Di Lặc.

Tượng Phật Di Lặc.

2. Đúc chuông giúp tài bảo đẹp đẽ, có tiếng nói trong xã hội

Theo quan niệm của Phật giáo Đại thừa, tiếng chuông chùa là một phương tiện độ sinh không thể thiếu, vừa độ người sống, vừa độ người mất. Trong số những người mất đó, ta lại hết sức quan tâm, ưu tư về những chúng sinh bị đọa đày ở cõi địa ngục. Đó là những người lúc sống đã làm những điều cực ác, họ bướng bỉnh cang cường đến mức không ai can ngăn được. Vì ác nghiệp đó, khi rời bỏ cõi này họ buộc phải đọa xuống địa ngục. Trong địa ngục không có ánh sáng, cực kì hôi hám, nhiệt độ nóng lạnh vượt khỏi sức chịu đựng của chúng sinh ở cõi người, tất cả mọi cảm giác khó chịu đau đớn đều vô cùng dữ dội. Những chúng sinh ở đó rên la kêu van thảm thiết trong vô vọng.

Chuông chùa Vĩnh Nghiêm, quận 3, TP.HCM.

Chuông chùa Vĩnh Nghiêm, quận 3, TP.HCM.

Cho nên, các vị Tổ đã tạo ra chuông chùa với mong muốn tiếng chuông sẽ được chúng sinh ở cõi địa ngục nghe thấu rồi thay đổi tâm hồn mà thoát khỏi cảnh đọa đày. Tiếng chuông ngân vang kết hợp với những lời tụng thỉnh chuông của chư tăng ni gửi gắm vào sẽ được biến thành đại thần chú. Đại thần chú này vang xuống dưới cõi địa ngục, vang cao lên đến những tầng trời và vang ra không gian chung quanh, gần gũi nhất là xóm làng con người.Từng hồi chuông buông xuống không chứa đựng ngôn ngữ, không ít người cho rằng đó chỉ là âm thanh vô nghĩa. Tuy nhiên, kể cả loài cọp nghe cũng được thay đổi tâm hồn, huống hồ con người. Khi nghe ngôn ngữ ta hiểu bằng ý thức. Còn tiếng chuông khi được mang theo thần lực bỗng đi vào sâu trong tiềm thức của ta, làm thay đổi tiềm thức mà chính ta cũng không biết. 

Chúng ta thấy, mỗi khi tiếng chuông vang lên mang theo lời ước nguyện cao quý như thế của người đóng chuông thì tiếng chuông đó vô tri bay tỏa trong không gian. Ta nghe ở từ xa không thấy gì cả, nhưng thần lực được giấu trong tiếng chuông đó đi vào xóm làng, đi vào lòng người, đi vào tâm thức của chúng sinh và thay đổi tiềm thức bí mật của chúng sinh. Cho dù chỉ là cúng dàng một tiếng chuông cũng có đầy đủ năng lực mạnh mẽ giúp bạn tích lũy vô số thiện nghiệp, sống đời sống trường thọ, thành đạt và viên mãn mọi tâm nguyện thế gian. Lợi ích cúng dàng tiếng chuông thật vô lượng vô biên không thể nghĩ bàn!

Ngôi làng nào có chùa, có tiếng chuông khuya, có bài kệ cảm xúc như thế mà được vị thầy chân tu hô chuông thì từ từ cả làng đều tốt lên, cả làng được nhiều may mắn và làng đó từ từ xuất hiện nhiều nhân tài cho đất nước này. Riêng bản thân người đúc chuông cũng sẽ tích lũy vô lượng công đức để có được một giọng nói ấm áp, truyền cảm, một đời sống trường thọ, không ốm đau bệnh tật, được tái sinh trong gia đình danh giá, có tướng mạo đẹp đẽ, nhiều tài bảo và tiếng nói trong xã hội. Vì công đức của việc cúng dàng âm thanh là không thể nghĩ bàn, bạn nên nỗ lực thực hành pháp cúng dàng này.

Niềm say mê tạc tượng Phật, đúc chuông trong Phật giáo rất là lớn. Những người có tình yêu kính đối với Đức Phật lớn lao thì họ lại càng thích tạc tượng Phật để cho mọi người chiêm ngưỡng. Khi bồi tạo tượng Phật, ta buộc phải yêu cầu người nghệ nhân tạc tượng Phật bằng cái nhìn của người Việt Nam ngày hôm nay, không qua trung gian Trung Hoa, Thái Lan, Ấn Độ để tạo ra một gương mặt đức Phật hoàn hảo trong từng chi tiết nhỏ. Có vậy mới giúp chúng sinh dễ dâng lên cảm xúc tôn kính.

Bài liên quan

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?

Kiến thức 09:15 04/12/2024

Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.

Xem thêm