Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 01/08/2024, 11:07 AM

Báu vật hơn 200 tuổi bên trong ngôi cổ tự nổi tiếng ở Long An

Báu vật có tuổi đời hơn 200 năm trong ngôi cổ tự ở Long An là những vật phẩm được chúa Nguyễn ban tặng để ghi nhớ tháng ngày ông nương náu cửa chùa.

Chùa Thiên Mụ ở Long An nổi bật với bức tượng Bồ Tát Quán Thế Âm cao sừng sững. Ảnh: Hà Nguyễn.

Chùa Thiên Mụ ở Long An nổi bật với bức tượng Bồ Tát Quán Thế Âm cao sừng sững. Ảnh: Hà Nguyễn.

Cổ tự mang ý nghĩa “mẹ trời”

Ẩn hiện trong màu xanh của những tán đại thụ, chùa Thiên Mụ (xã Tân Trạch, huyện Cần Đước, Long An) nổi bật với bức tượng Bồ Tát Quán Thế Âm vươn cao sừng sững. Với chiều cao 40m, đây là tượng Phật Bà cao nhất tỉnh Long An.

Ngôi cổ tự đón nhiều lượt khách thập phương, phật tử đến chiêm bái, thưởng ngoạn mỗi ngày. Ngoài tượng Phật khổng lồ, chùa Thiên Mụ còn hấp dẫn khách thập phương bởi những câu chuyện về chúa Nguyễn Ánh trước khi trở thành vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn.

Theo tài liệu lịch sử xã Tân Trạch và tư liệu của chùa, ngôi cổ tự hình thành từ năm 1726. Tuy nhiên, lúc bấy giờ, chùa chỉ là một cái am nhỏ lợp bằng lá.

Sư trụ trì chùa cho biết: “Cái tên Thiên Mụ của chùa có liên quan đến những câu chuyện về chúa Nguyễn Ánh trước khi ông trở thành vua Gia Long. Tên này do chính ông đặt cho chùa”.

Với chiều cao 40m, đây là tượng Phật Bà cao nhất tỉnh Long An. Ảnh: Hà Nguyễn.

Với chiều cao 40m, đây là tượng Phật Bà cao nhất tỉnh Long An. Ảnh: Hà Nguyễn.

Theo sư trụ trì, trong lần ra Phú Quốc, chúa Nguyễn Ánh cùng binh lính đã ghé vào ngôi thảo am ở làng Tân Trạch (xã Tân Trạch ngày nay) tá túc. Tại đây, ông được trụ trì am tiếp đón thịnh tình. Vị trụ trì còn báo tin cho ông Mai Văn Hiến, người đứng đầu làng Tân Trạch, đến giúp đỡ chúa Nguyễn.

Chúa Nguyễn Ánh lưu lại ngôi thảo am cho đến khi gặp giấc mơ lạ. “Truyền thuyết kể lại rằng, một đêm nọ, trong lúc ngủ say, chúa Nguyễn nằm mộng thấy một bà cụ đầu tóc bạc phơ gọi dậy, nói đi về phía Tây.

Chúa Nguyễn thức giấc, lòng lo lắng nên lập tức truyền lệnh cho quân sĩ rời thảo am, vượt sông Vàm Cỏ Đông. Trước khi đi, ông nói, nếu sau này có thể làm vua sẽ đặt tên thảo am là Thiên Mụ và ban kỷ vật", sư trụ trì chùa kể lại.

"Sau khi ổn định lại lực lượng, chúa Nguyễn nhớ lời hứa năm xưa. Ông xưng vương và sắc tứ cho thảo am tên chùa Thiên Mụ với ý nghĩa là mẹ trời, vì 'thiên' là trời, 'mụ' là mẹ. Từ đó, thảo am trở thành chùa Thiên Mụ. Trải qua nhiều đợt trùng tu, chùa có kiến trúc, khuôn viên như bây giờ”, sư trụ trì cho biết thêm.

Ảnh: Hà Nguyễn.

Ảnh: Hà Nguyễn.

Báu vật vô giá

Ths Nguyễn Tấn Quốc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Long An cho biết, theo truyền thuyết và lời kể của các đời trụ trì chùa, ngoài sắc tứ cho ngôi chùa nhỏ mang tên Thiên Mụ, chúa Nguyễn Ánh còn ban tặng một số vật phẩm.

Các vật phẩm gồm: Hai bức tượng Phật bằng đồng đặt trong hai phổ đà bằng gỗ chạm lọng, một mõ, một trống sấm, hai đôi câu đối viết theo lối quán thủ (hai chữ đầu mỗi cặp câu đối ghép lại thành tên chùa).

Chúa Nguyễn Ánh còn ban bài vị thờ ông Mai Văn Hiến và trụ trì thảo am lúc xưa. Truyền thuyết còn kể rằng, trong thời gian tá túc tại ngôi thảo am, chúa Nguyễn Ánh thường nằm trên bộ ván (tấm phản - PV) của chùa. Sau khi ông rời đi, chùa giữ bộ ván nói trên để làm kỷ niệm và xem như báu vật.

Chiếc mõ cổ được chùa bảo quản cẩn thận trong hộp kính. Ảnh: Hà Nguyễn

Chiếc mõ cổ được chùa bảo quản cẩn thận trong hộp kính. Ảnh: Hà Nguyễn

Theo Ths Nguyễn Tấn Quốc, các hiện vật trên được chúa Nguyễn Ánh ban cho chùa trong giai đoạn ông mới xưng vương, chưa xưng đế, chưa trở thành vị vua đầu tiên của triều Nguyễn.

"Thông tin từ lạc khoản ghi trên những hiện vật chúa Nguyễn Ánh ngự ban cho chùa đề niên hiệu “Cảnh Hưng Ngũ Thập Niên” (1790), tức năm xây thành Gia Định, vì lúc này Nguyễn Ánh mới xưng vương chứ chưa xưng đế, chưa đặt niên hiệu, vẫn giữ niên hiệu Cảnh Hưng của vua Lê Hiển Tông", Ths Tấn Quốc cho biết.

Trải qua hơn 200 năm, một số di vật do chúa Nguyễn tặng cho chùa đã thất lạc, không còn. Ngoài tấm bảng Thiên Mụ tự do chúa Nguyễn sắc tứ bằng gỗ đã hư hại, không còn theo thời gian, tượng Phật bằng đồng đặt trong phổ đà cũng thất lạc, được thay thế bằng tượng khác.

Chiếc trống sấm do chúa Nguyễn tặng cho chùa. Ảnh: Hà Nguyễn

Chiếc trống sấm do chúa Nguyễn tặng cho chùa. Ảnh: Hà Nguyễn

Bộ ván tương truyền từng được chúa Nguyễn sử dụng trong thời gian lưu lại chùa cũng hư mục theo thời gian. Hiện, bộ ván này cũng không còn hiện hữu. 

Bài vị của ông Mai Văn Hiến và trụ trì ngôi thảo am ngày trước cũng hư mục, được phục chế vào năm 2001. Trong đó bài vị của ông Mai Văn Hiến được người dân đưa vào thờ trong đình Trạch An ở ngay cạnh chùa.

Hiện nay, chùa còn lưu giữ chiếc mõ, trống sấm gần như nguyên vẹn. Chiếc mõ cổ bằng gỗ ngả màu nâu đen, trạm trổ hoa văn tinh xảo được chùa bảo quản trong hộp 4 mặt bằng kính. Hộp kính được đặt trang nghiêm trên án thờ sau chính điện.

Một góc đình Trạch An, nơi thờ bài vị ông Mai Văn Hiến. Ảnh: Hà Nguyễn

Một góc đình Trạch An, nơi thờ bài vị ông Mai Văn Hiến. Ảnh: Hà Nguyễn

Dù được bảo quản kỹ lưỡng, nhưng chiếc mõ vẫn xuất hiện những dấu tích hư mục sau hơn 200 năm tồn tại. Trong khi đó, chiếc trống sấm được chùa bài trí bên hông chánh điện, đặt trên giá đỡ bằng gỗ quý, trạm trổ họa tiết rồng đẹp mắt, tinh xảo. 

Sư trụ trì cho biết: “Trước đây, trống dài lắm. Bây giờ, trống ngắn lại nhiều vì phải cắt bỏ phần hư, mục ở tang trống sau những lần thay da.

Hiện, chùa không dùng trống này nữa mà chỉ để trưng bày như một kỷ vật, bảo vật. Chúng tôi luôn cố gắng gìn giữ những kỷ vật do chúa Nguyễn ban".

Theo Báo Vietnamnet. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chuyện bà Tấm xây chùa và chùa Bà Tấm

Chùa Việt 11:00 12/11/2024

Không chỉ nổi tiếng hai lần nhiếp chính, Nguyên phi Ỷ Lan còn được xem là người phụ nữ xây nhiều chùa nhất trong lịch sử.

Huyền tích Phù Sơn tự

Chùa Việt 11:16 04/11/2024

Giữa cánh đồng mênh mông bát ngát, từ xa đã nhìn thấy tượng Phật Quan Âm và Phật Di Đà cao chừng 30 m, uy nghi sừng sững. Đó là Phù Sơn tự (còn gọi là Núi Nổi), tọa lạc tại giồng Trà Dên, thuộc xã Tân Thạnh, TX.Tân Châu, An Giang. 

Ngôi chùa nằm giữa lưng chừng trời

Chùa Việt 20:34 03/11/2024

 Ngôi chùa Khmer mang tên Phnom Ta Pa nổi danh bởi vẻ đẹp độc đáo và tọa lạc trên ngọn núi Tà Pạ (xã Núi Tô, H.Tri Tôn, An Giang), với độ cao 45 m so với mặt đất.

Ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nam, nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý giá

Chùa Việt 09:15 03/11/2024

Chùa Bầu tên chữ là Thiên Bảo Tự, tọa lạc tại đường Nguyễn Văn Trỗi, phường Hai Bà Trưng, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam có tuổi đời hơn 1.000 năm tuổi còn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá từ triều Vĩnh Thịnh năm thứ 6.

Xem thêm