Báu vật trên núi Nga Mi và bí ẩn xá lợi răng Phật
Núi Nga Mi là một trong bốn thánh địa Phật giáo lớn nhất ở Trung Quốc. Trên ngọn núi này, có một bảo vật được gọi là xá lợi "Răng Phật" cực kỳ quý giá, có lịch sử hàng chục vạn năm.
Theo truyền thuyết, trong chùa Vạn Niên cất giấu một bảo vật được xem là "Răng Phật". Do một vị cao tăng Sri Lanka đã dâng lên bảo vật này. Bảo vật bên ngoài có màu vàng kim dài 42cm, nặng 6,5kg, được xưng là xá lợi răng Phật. Truyền thuyết này khơi dậy hiếu kỳ với giới khoa học, cách đây không lâu, một nhà cổ sinh vật học đã khám phá ra sự thật về bảo vật này, gây xôn xao dư luận.
Theo thông tin đăng tải, chùa Vạn Niên được xây dựng vào năm Long An thứ 5, triều đại Đông Tấn (Năm 401 sau Công Nguyên), nằm dưới nằm dưới chân dãy núi lạc đà thuộc núi Nga Mi, ở độ cao 1.020 mét.
Ban đầu, chùa Vạn Niên được đặt tên là Phổ Hiền, là ngôi chùa lớn nhất và lâu đời nhất ở núi Nga Mi. Thế nhưng theo dòng lịch sử, chùa Phổ Hiền bị phá hủy bởi khói lửa nên được đổi tên thành chùa Bạch Thủy vào năm 876. Sau khi có tên này, chùa còn xây dựng thêm một chiếc ao màu trắng gọi là Bạch Thủy Thu Phong.
Chùa Bạch Thủy có phong cảnh đẹp như tranh vẽ thu hút rất nhiều văn nhân nhiều thế hệ khác nhau đến đây vãn cảnh và làm thơ, trong đó có cả thánh thơ Lý Bạch.
Một năm nọ, Minh Thần Tông cho xây dựng một sảnh đường rộng lớn trong chùa để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 70 của mẹ đồng thời cho khắc tấm bảng vàng ghi chữ "Thánh Thọ Vạn Niên Tự", đặt mười nghìn chiếc đèn lồng ở phía trước của ngôi đền để cầu nguyện cho sự trường tồn của giang sơn.
Kể từ đó, chùa Bạch Thủy cũng đổi tên thành chùa Vạn Niên, trở thành một phần kỳ quan kiến trúc của lịch sử Trung Quốc cổ đại. Đáng nói, trong chùa Vạn Niên cất giấu một bảo vật được xem là "Răng Phật". Bảo vật này dài 42cm, nặng 6,5kg, do một vị cao tăng ở Sri Lanka đem đến cung hiến trong thời vua Gia Tĩnh triều Minh.
Vào thời điểm đó, truyền thuyết nói rằng sau khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni niết bàn và được hỏa táng, toàn thân của ông đã trở thành một thánh tích lưu lại hai viên xá lợi gọi là răng Phật. Bề ngoài của chiếc răng Phật có màu vàng kim với những sọc màu tím nhạt, rất kỳ bí.
Tuy nhiên, sau khi nhà cổ sinh vật học, Giáo sư Dương Chung Kiện kiểm tra kỹ càng đã phát hiện, bảo vật này không phải là một xá lợi Phật mà thực chất là hóa thạch răng của một con voi răng kiếm, sinh vật cổ đại sống cách đây 200.000 năm. Thời cổ đại, báu vật này cực kỳ hiếm thấy nên rất được coi trọng, thậm chí còn nằm trong danh sách "Ba báu vật của núi Nga Mi".
https://dulich.petrotimes.vn/
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tu viện Tsz Shan, chốn thiền tịnh giữa núi rừng
Quốc tế 10:00 25/11/2024Với không gian rộng lớn, nằm giữa núi đồi, tách biệt khỏi thế giới xô bồ và ồn ào, tu viện Tsz Shan là nơi bạn có thể cảm nhận được sự thư thái trong từng bước chân. Tsz Shan xứng đáng là một điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi tới Hong Kong.
Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan
Quốc tế 09:45 21/11/2024Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.
Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới nơi Đức Phật giác ngộ
Quốc tế 08:45 16/11/2024Chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ) là một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ, được biết đến là một trong những Phật tích quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo thế giới. Theo UNESCO, ngôi đền hiện tại có công trình kiến trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vào khoảng thế kỷ thứ 7.
Nghi lễ Xaybath - Lễ cúng dường lớn nhất của người dân Lào
Quốc tế 16:00 15/11/2024Đây là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.
Xem thêm