Hoà thượng Tịnh Không để lại xá lợi lưỡi - bậc chánh ngữ

Trong nhiều xá lợi thì ấn tượng nhất là xá lợi lưỡi (có thể nói xá lợi Quan Âm – đại diện cho lòng từ của Ngài) và xá lợi hình sư tử là biểu thị Pháp - ngài cả đời hoằng dương không có gì sai biệt và dũng mãnh như “sư tử hống” trong Kinh Phật thường nói.

Trang Facebook 淨空老法師專集網 (trang FB uy tín của Tịnh Tông Học Hội) đăng bài xác định xá lợi của Hoà thượng Tịnh Không. Ngay trong buổi lễ trà tỳ HT Tịnh Không ngày 3/9 khi xem video trực tiếp chúng ta đã thấy rõ rồi, trong đó nét mặt hoan hỉ của Pháp sư Ngộ Hạnh khi vừa lên xe trở về chùa Cực Lạc từ chùa Đại Tiên (trên tay Pháp sư bưng khay đựng xá lợi) và thấy rõ xá lợi mà Pháp sư Ngộ Đạo rước.

Phật pháp có nói “Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh” nên xá lợi mà Hoà thượng Tịnh Không để lại là hình thù và ý nghĩa gì thì tuỳ mọi người có thể tự cảm nhận. Trong nhiều xá lợi thì ấn tượng nhất là xá lợi lưỡi (có thể nói xá lợi Quan Âm – đại diện cho lòng từ của Ngài) và xá lợi hình sư tử là biểu thị Pháp - ngài cả đời hoằng dương không có gì sai biệt và dũng mãnh như “sư tử hống” trong Kinh Phật thường nói.

'Sư tử hống' là gì

Đối với Xá lợi lưỡi, trước kia ngài Cưu Ma La Thập cũng đã phát nguyện để lại để chứng minh kinh do Ngài dịch không sai. Cho nên xá lợi của Hoà thượng Thích Tịnh Không có lẽ có nhiều ý nghĩa, nhưng ý nghĩa quan trọng là Pháp cả đời Ngài giảng dạy và hoằng dương thật sự đúng là chân ngữ thật ngữ chân lý chân như với sự từ bi phổ độ chúng sanh và hùng mãnh trong đời mạt pháp đầy chướng ngại này.

Xá lợi lưỡi của HT Tịnh Không.

Xá lợi lưỡi của HT Tịnh Không.

Nguyện ai nghe ai thấy đều phát lòng tin sâu, tu hạnh giải thoát. 

Khi xưa có một vị Tăng chuyên dịch kinh trước khi viên tịch đã phát nguyện rằng: Nếu tất cả các Kinh điển con đều dịch đúng, và những điều con nói là chân chính thì nguyện cho con lưu lại chiếc lợi xá lợi làm niềm tin cho đời sau tăng khởi tín tâm. Và vì lời nguyện như vậy thì khi hoả thiêu cỡ nào thì chiếc lưỡi của Ngài cũng không hư hoại.

Người nào để lại xá lợi lưỡi thì người đó đích thị là bậc chánh ngữ.

Người nào để lại xá lợi lưỡi thì người đó đích thị là bậc chánh ngữ.

Cho nên những người tu học Phật pháp nói rằng những ai có thể lưu lại xá lợi LƯỠI thì đó là bậc chánh ngữ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Bên trong Phật Quang Sơn - bảo tàng có bức tượng đồng lớn nhất châu Á

Tin tức 15:15 20/12/2024

Cả quần thể công trình kiến trúc đồ sộ của kinh đô Phật giáo nổi tiếng Đài Loan gồm Đại Hùng Bảo Điện, bảo tàng Phật giáo và ngôi tượng Phật A Di Đà bằng đồng, cao 108m tính từ đế đến đỉnh.

Lễ tảo tháp và tưởng niệm Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán tại Huế

Tin tức 13:30 19/12/2024

Sáng 19/12/2024 (19.11 Giáp Thìn) tại khuôn viên Bảo tháp Tổ Liễu Quán (phường An Tây, thành phố Huế); Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ Tảo tháp và Tưởng niệm Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán (1667-1742).

Thái Bình: Hoà thượng Thích Thanh Định viên tịch

Tin tức 10:00 19/12/2024

Sau một thời gian bệnh duyên, Hoà thượng đã thu thần viên tịch vào hồi 21 giờ 30 phút ngày 18/12 (nhằm ngày 18/11/Giáp Thìn) tại chùa Từ Xuyên (TP.Thái Bình).

Lễ vía Phật Di Đà tại chùa Linh Sơn Pháp Ấn

Tin tức 13:30 18/12/2024

Nhân ngày khánh đản Đức Từ phụ A Di Đà, Thượng tọa Thích Minh Tâm, trụ trì chùa Linh Sơn Pháp Ấn (thôn Khánh Thành, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) cùng Tăng chúng bổn tự đã tổ chức khóa tu 3 ngày từ 15 đến 17 tháng 12 năm 2024 (15 đến 17 tháng 11 Giáp Thìn).

Xem thêm