Bảy đặc tính của Chánh pháp
Bảy đặc tính của chánh pháp được lập đi lập lại trong nhiều kinh thuộc tạng Pali cũng như trong nhiều kinh Hán tạng. Diệu pháp của Đức Thế Tôn có ngần ấy đặc tính mầu nhiệm, cho nên sống với giáo pháp của Đức Thế Tôn thì rất an lạc và hạnh phúc.
> Hạnh nhẫn nhục của bậc tướng quân chánh pháp
Cuộc gặp gỡ giữa vua Ba Tư Nặc và Bụt Thích Ca hồi Ngài còn ba mươi tám tuổi. Bụt đã nói: “Đại Vương, vấn đề giác ngộ không phải là vấn đề thời gian”. Đó là ý nghĩa vượt thoát thời gian, không phải già thì mới giác ngộ mà trẻ thì không giác ngộ được. Tu học không phải là công chuyện chỉ nên làm khi chúng ta lớn tuổi. Trong Minh Tâm Bảo Giám, một cuốn sách mà tất cả các học sinh Việt Nam và Trung Hoa thời xưa học thuộc lòng, có câu:
Mạc đãi lão lai phương học đạo,
Cô phần đa thị thiếu nhiên nhân.
Nghĩa là đừng đợi tuổi già rồi mới học đạo, những nấm mộ cô độc ở ngoài nghĩa địa phần lớn là những nấm mồ của người trẻ.

Tự mình thông đạt, danh từ Hán Việt là “năng tự thông đạt”.
Trong truyền thống Bà la môn giáo ngày xưa, khi còn trẻ ta phải hưởng những thú vui dục lạc, phải cưới vợ, phải lấy chồng, phải sinh con. Đến khi con lớn rồi mới có quyền đi tu. Vua Tịnh Phạn đã hơn một lần trích dẫn quan niệm đó với Thái tử Tất Đạt Đa, nhưng Thái tử đã thưa với vua cha rằng: “Tuổi trẻ với tất cả năng lượng của nó mới có đủ sức để chọc thủng bức màn vô minh và đem lại ánh sáng giải thoát, nếu đợi đến khi già rồi thì làm sao còn có đủ sức để làm chuyện vĩ đại kia được?
Hiện pháp này vượt thoát thời gian, đến để mà thấy, tự mình thông đạt, tự mình có thể giải thoát”. Đến để mà thấy, tiếng Pali là Ehipassiko và tiếng Phạn là Arhipasyikah. Nói rõ ra, giáo pháp này không phải để giới thiệu, để nói, để diễn bày, để hứa hẹn mà có mục đích đến để mà thấy. The dharma said: come and see for yourself! Elle est sans fièvre, elle est indépendante du temps, elle dit: “Venez et voyez par vous même!”. Khi ta thực sự thực tập nghe chuông, thực tập thiền hành, ăn cơm yên lặng v.v… là ta đem thân của ta tới để chứng kiến pháp, để kinh nghiệm pháp, để thấy được pháp. Pháp này không phải là vấn đề quá khứ hay chuyện tương lai. Pháp này là cái ta có thể sờ mó được, kinh nghiệm trực tiếp được trong hiện tại.

Giáo pháp của Bụt có nhiều đặc tính.
Tự mình có thể giác tri, tiếng Pali là Paccatam veditabbo, vĩnnuhìti, tiếng Phạn là Pratyàtmavedaniyo vijnaih; Paccatam tức là mỗi người, Vedi là biết, là hiểu. Veditabbo tức là có thể được biết, có thể được hiểu bởi từng người, còn “vĩnnu” cũng có nghĩa là giác ngộ hiểu biết, mà cũng có nghĩa là giác tri (vijna).
Tự mình thông đạt, danh từ Hán Việt là “năng tự thông đạt”. Chữ tự ở đây có nghĩa là mỗi người, còn thông đạt là hiểu biết, tức là mỗi người phải tự hiểu biết lấy, chứ không nhờ người khác thông đạt giùm được. Người có chánh niệm, có trí tuệ, khi tìm tới giáo pháp thì tự mình có thể hiểu, có thể đạt. Thành ra tự mình thông đạt ở đây đồng nghĩa với tự mình có thể giác tri, nhưng “năng tự thông đạt” là dịch từ tiếng Pali “opanayiko”. Tiếng Phạn là “aupanàyika”, tiếng Pháp dịch là “elle conduit au bon endroit”, có nghĩa là có khả năng hướng thượng, có khả năng đi lên. Tôi dịch là dẫn dạo đi lên. Cho nên tuy bản chữ nho dịch là tự mình thông đạt, nhưng ta có thể sửa lại “Có khả năng dẫn đạo đi lên” để cho gần với nguyên bản hơn.

Đặc tính của chánh pháp được lập đi lập lại trong nhiều kinh thuộc tạng Pali cũng như trong nhiều kinh Hán tạng
“Tôi nay đang an trú trong hiện pháp. Lìa bỏ được những ngọn lửa phiền não đốt cháy. Hiện pháp này vượt thoát thời gian, đến để mà thấy, có khả năng đẫn dạo đi lên, tự mình có thể giác tri”.
Như vậy theo bài tụng bằng tiếng Pali, giáo pháp của Bụt có nhiều đặc tính.
Đặc tính thứ nhất là thiện thuyết, tiếng Pali là Svàkkhàto, tiếng Phạn là Svàkhyàta. Thiện thuyết tức là khéo trình bày, giáo lý của Đức Như Lai đã được khéo trình bày.
Đặc tính thứ hai là hiện chứng hay là hiện thân thọ chứng. Tiếng Pali là Sandithiko, tiếng Phạn là Sàmdrstiko tức là một cái gì rất hiện thực, mình có thể chứng nghiệm bằng chính cái thân thể này của chính mình, mình có thể sờ mó được, chứ không phải chuyện mơ tưởng.
Đặc tính thứ ba là vượt thoát thời gian (Akalika).
Đặc tính thứ tư là đến để mà thấy (Ehipassiko).
Đặc tính thứ năm là dẫn đạo đi lên (Opanayiko).
Đặc tính thứ sáu là tự mình có thể giác tri (Paccatam veditabbo vĩnnuhiti).

Diệu pháp của Đức Thế Tôn có ngần ấy đặc tính mầu nhiệm, cho nên sống với giáo pháp của Đức Thế Tôn thì rất an lạc và hạnh phúc.
Sáu đặc tính của chánh pháp được lập đi lập lại trong nhiều kinh thuộc tạng Pali cũng như trong nhiều kinh Hán tạng. Trong các chùa Nam Tông ngày nào cũng tụng các đặc tính này của chánh pháp cả. Vì vậy ta nên đem bài này vào trong Nghi Thức Tụng Niệm của Bắc Tông cho thống nhứt. Tuy vậy ta nên thêm vào một đặc tính nữa của chánh pháp mà bài này thiếu, đó là không có phiền não, vô chư nhiệt não.
Câu trả lời này thầy Samiddhi lấy trực tiếp từ trong những kinh Bụt dạy mà thầy đã học thuộc lòng. Sau khi nói xong câu đó, thầy tiếp: Này thiên nữ, đó gọi là bỏ cái lạc thú phi thời, để đạt tới cái lạc thú hiện tại. Diệu pháp của Đức Thế Tôn có ngần ấy đặc tính mầu nhiệm, cho nên sống với giáo pháp của Đức Thế Tôn thì rất an lạc và hạnh phúc. Vì vậy không thể nói rằng tôi bỏ cái an lạc trong hiện tại để đi tìm cái an lạc không phải thời ở tương lai.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Phổ Môn giải thoát
Kiến thức
Phẩm Phổ môn trong kinh Pháp Hoa thường được các chùa Bắc truyền dùng trong thời khóa tụng kinh, nhất là tụng thời Tịnh Độ hoặc vào dịp lễ cầu an, nhưng không phải ai cũng hiểu được những giá trị tư tưởng cao quý thâm sâu, cũng vận dụng được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm
Kiến thức
Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn
Kiến thức
"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".

Ai là người biết cúng dường Như Lai đúng nghĩa?
Kiến thức
Đức Phật dạy: "Những người tin ta, thương ta, họ sẽ được phước báu nhưng không đủ điều kiện giải thoát. Nhưng những người thực hành giáo pháp, họ sẽ giác ngộ giải thoát". (Vậy muốn được hưởng phước báu hay muốn giải thoát? Quyền nơi bạn.)
Xem thêm