Đôi điều chia sẻ về kinh nghiệm tu tập chánh pháp
Dựa trên đạo đức về ăn uống theo tinh thần từ bi của nhà Phật, chúng ta chỉ nên thọ dụng thực phẩm khi không thấy thịt chúng sanh trong khẩu phần ăn của mình, không nghe mùi tanh mùi hôi đặc trưng của thịt và bản thân cũng không còn nghi ngờ rằng có thịt chúng sanh trong khẩu phần ăn của mình.
“Lần đầu tiên xuất gia
Phật tìm hai vị Thầy
Ngoại đạo thời bấy giờ
Đã đắc bốn thiền tưởng
Từ không vô biên xứ
Đến phi phi tưởng xứ
Còn có tên gọi nữa
Là bốn thiền Vô Sắc
Nhờ nỗ lực tu hành
Một thời gian không lâu
Ngài đã chứng đắc được
Như Thầy mình không khác
Nhưng khi nhập thiền định
Thân tâm thật an lạc
Thế mà xả thiền ra
Tham, sân, si vẫn còn
Hoàng tử thấy rõ rằng
Tu không diệt tam độc
Thì làm sao làm chủ,
Vượt Sinh, Già, Bệnh, Chết
Và chấm dứt tái sinh?”
(Thích Nguyên Tánh)
Khi đức Phật còn là Thái tử con vua Tịnh Phạn đang sống một cuộc đời Đế Vương như vậy. Nhưng một hôm ra bốn cửa thành Ngài nhận thấy được bốn nỗi khổ của loài người là sinh già bệnh chết. Về hoàng cung Ngài không ăn không ngủ, luôn luôn trăn trở lo âu vì rằng đến một ngày nào đó Ngài cũng như những người mà Ngài đã tận mắt trông thấy ngoài cửa thành không khác. Nghĩa là Ngài vẫn phải chịu già bệnh chết như họ mà thôi; một ngày nào đó thần chết sẽ rước Ngài đi và Ngài sẽ bỏ lại sau lưng tất cả cái mà Ngài hôm nay đang thụ hưởng. Mặc dù vua cha không đồng ý nhưng Ngài đã tìm mọi cách thuyết phục. Cuối cùng vì yêu cầu của Ngài quá cao vua Tịnh Phạn không làm sao đáp ứng được nên nhà vua đành nhượng bộ:
1. Vua cha làm thế nào cho con trẻ mãi không già
2. Vua cha làm sao con sống không có bệnh
3. Vua cha làm sao cho con sống mãi không chết
Thế rồi trong đêm khuya thanh vắng hoàng tử đến bên vợ con nhìn lại lần cuối cùng để giả biệt và hy vọng một ngày nào đó khi tu chứng đạo sẻ về độ vợ con và hoàng tộc. (Sau này khi chứng đạo những bài kinh đức Phật đã để lại nguyên gốc trong kinh trung bộ đó là kinh vương tử, kinh giáo giới La Hầu La đã minh chứng điều đó). Rồi Ngài cùng Sa Nặc lên ngựa thực hành một cuộc xả bỏ vĩ đại nhất trần gian mà từ cổ chí kim chưa có ai giám làm như Ngài, để đạt được nguyện vọng thiết tha nhất luôn cánh cánh bên lòng như đã nói ở trên đó là làm chủ được bốn nỗi khổ trên đời mà không ai dù là con vua cháu chúa như Ngài cũng không thoát được và chấm dứt không còn bị luân hồi chi phối trên cõi đời này nữa.
Chỉ giản đơn có bốn chữ vậy thôi vậy mà con đường để đến đích không giản đơn chút nào. Dù là chuyện khó tin, vì rằng: "Trung ngôn nghịch nhĩ", "Nói thật không nghe, nói dối nghe ầm ầm". Bởi vậy xin mời quý vị kiên nhẫn cùng chúng tôi: "Xem Bụt hãy đi đến chùa"; ''Trăm lần nghe không bằng một lần thấy". Chúng tôi xin chia sẻ cùng quý vị những gì mà có thể nói rằng khi quý vị tìm hiểu, thực hành được rồi thì mọi tài sản trên thế gian này không là cái gì nữa! Đúng như lời của vị hoàng tử đã dạy sau khi tu chứng đạt bốn chân lí:
“Phàm có tài sản gì,
Ðời này hay đời sau,
Hay ở tại thiên giới,
Có châu báu thù thắng,
Không gì sánh bằng được,
Với Như Lai Thiện Thệ,
Như vậy, nơi Ðức Phật,
Là châu báu thù diệu,
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.”
(Tiểu Bộ Kinh - tập I, Kinh Tiểu Tụng VI. Kinh Châu Báu)
Nếu như quý vị tinh ý một chút quý vị sẽ suy nghĩ rằng người theo đạo Phật trên thế gian này rất đông vậy mà sao chưa nói người tại gia mà các sư cụ vẫn bị khổ đau như thường, họ vẫn bị bệnh, vẫn đi viện, vẫn bị ung thư.
Quý vị hãy cùng chúng tôi kiên trì nhẫn nại để theo lời dạy của bậc Giác Ngộ quý vị mới rõ biết đâu đúng đâu sai, đâu tà, đâu chánh rồi từ đó quý vị tự nhận xét, tự đánh giá. Còn bây giờ khi chưa chứng đạt chân lý nếu chúng tôi nói rằng chỉ đạo này là đúng còn tất cả sai lầm là chúng tôi đã mang tội làm khổ mình khổ người rồi. Vì trên thế gian này biết bao nhiêu là đạo nếu nói đạo này đúng thì lại đụng chạm đạo kia. Đừng nói gì các đạo khác mà ngay trong đạo Phật cũng không biết bao nhiêu tông phái. Nào là Nam Tông, Bắc Tông; nào là Thiền Tông, Tịnh Độ Tông; Nào là Mật Tông, Pháp Hoa Tông... Trong khi đó kinh Nikaya dạy: "Pháp của ta không có thời gian đến để mà thấy". Nghĩa là ai không học không tu thì thôi mà ai chịu khó học, chịu khó hành là có giải thoát tức thời; Ví dụ có người hay nghiện rượu nay bị bệnh gan có người đệ tử Phật bảo rượu, thịt gây ung thư gan người này bỏ rượu, thịt thế là bệnh gan được phục hồi. Hoặc có người nọ đến vu oan giá họa gây mất đoàn kết người theo đúng kinh sách Nguyên Thủy nhớ lại bài kệ trong kinh:
"Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi "
Ai ôm hiềm hận ấy,
Hận thù không thể nguôi.
"Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi, "
Không ôm hiềm hận ấy,
Hận thù được tự nguôi.
"Với hận diệt hận thù,
Ðời này không có được.
Không hận diệt hận thù,
Là định luật ngàn thu ".
(Tiểu Bộ Kinh tập I, Kinh Pháp Cú, Phẩm Song Yếu)
Khi dùng Chánh Tư Duy trong Bát Chánh Đạo tư duy bài kệ trên như vậy là chúng ta đã vơi đi được rất nhiều cơn sân đang bùng cháy. Sau đó ta quán về nhân quả ba đời lại càng đem đến an lạc cho ta hơn nữa. Vậy quán như thế nào? Quán rằng mọi người trên thế gian này kể cả cha mẹ anh em, con cái thân bằng quyến thuộc, kể cả động vật xung quanh ta đều là có duyên nhân quả nhiều đời nhiều kiếp với nhau , đã từng nợ nần nhau; kiếp này tái sanh trở lại trên thế gian này để mà trả, trả, vay, vay; nếu thuận duyên thì giúp đỡ lẫn nhau, nghịch duyên thì chống trái cãi cọ, thậm chí chém giết nhau; vì vậy ta hãy tùy thuận, nhẫn nhục, bằng lòng để thanh toán cho xong món nợ này.
Đó có phải là: "Pháp ta không có thời gian, đến để mà thấy” phải không quý vị? Như đã nói ở trên hiện nay trên thế gian quá nhiều tôn giáo chẳng biết đâu chánh đâu tà vậy xin mời quý vị hãy nghe vị tiến sỹ Phật học lừng danh thế giới là người đầu tiên được cấp bằng tiến sỹ về luận án dịch từ kinh điển Pali sang tiếng mẹ đẻ Việt Nam mà ai đọc là hiểu được một cách cụ thể rõ ràng chứ không có tính siêu hình, mơ hồ trừu tượng như kinh sách của các học giả mà chắc quý vị đã từng đọc, đã từng tham khảo. Đó chính là Hòa Thượng Minh Châu cùng quê với Chủ Tịch Hồ Chí Minh: "Chúng tôi cũng không có trách nhiệm nêu lên cho độc giả rõ, đoạn nào là nguyên thủy, đoạn nào không phải nguyên thủy. Chỉ có người đọc, sau khi tự mình đọc, từ mình tìm hiểu, tự mình suy tư, tự mình quan sát, tự mìnhchứng nghiệm trên bản thân, mới có thể tự mình tìm hiểu và thấy đoạn nào là thật sự nguyên thủy.
Trách nhiệm tìm hiểu, chứng nghiệm cá nhân là trách nhiệm của người đọc, không phải của người dịch, vì Ðạo Phật là Ðạo đến để mà thấy chớ không phải Ðạo đến để nhờ người thấy hộ, Ðạo của người có mắt, không phải Ðạo của người nhắm mắt; Ðạo của người thấy, của người biết, không phải là Ðạo của người không thấy, không biết. Nên chỉ có người đọc mới có thể tự mình thấy, tự mình hiểu và tự mình chứng nghiệm. Thật sự chúng ta chỉ có một trách nhiệm, tìm đọc và tìm hiểu những lời Phật dạy thật sự là những lời dạy của đức Phật, và vì trách nhiệm ấy chúng tôi đã cố gắng phiên dịch Kinh Tạng Pàli ra Việt ngữ. Chúng ta chỉ cần đọc, cần suy tư chính chắn và rồi chính chúng ta tự ý thức đâu là những lời dạy trung thực của đức Bổn sư chúng ta.” (trích Lời Giới Thiệu Trung Bộ Kinh - Bản In lần Thứ Nhất Năm 1973, Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch Việt từ tiếng Pali).
Ở đây tác giả không muốn động đến rừng kinh sách của các học giả nên Ngài chỉ gợi ý cho người đọc rằng Ngài là người đã từng phiên dịch nhiều kinh điển của Phật do các học giả biên soạn ra nên Ngài rõ biết kinh nào là "Thật sự Nguyên Thủy", "Những Lời Phật dạy thực sự là của đức Phật" có nghĩa Ngài muốn nhắc độc giả rằng đó mới là kinh gốc của Phật. Hòa Thượng muốn nhấn mạnh bốn chữ: "Thật Sự Nguyên Thủy", "Thực sự là của Phật" chính là Ngài đã gửi gắm đến người đọc hãy tìm kinh thật mà đọc đừng đọc kinh ngụy tạo tốn công vô ích lại còn cho đó là của Phật thuyết thì có phải phỉ báng Phật?. Chắc quý đọc giả đã rõ lời dạy của Hòa Thượng rồi. Bây giờ thì không còn nghi ngờ gì nữa.
Chúng tôi là những hành giả chứ không phải là một học giả hay một giảng sư, một nhà lí luận hay một nhà phê bình kinh sách nào đúng kinh sách nào sai mà chúng tôi muốn nói lên bộ kinh gốc như tác giả đã giới thiệu khi dịch bộ kinh này ngõ hầu hướng đến cho quý vị bất luận là đệ tử Phật hay không phải đệ tử Phật, miễn là ai muốn tìm hiểu đạo Phật chân chánh không còn bị lầm lạc như một thời chúng tôi đã bị lạc vào bát quái trận đồ, vào mê hồn trận suýt nữa bỏ mạng . Sau đó nhờ tu tập theo Chánh Pháp Nguyên Thủy dựa trên 37 Phẩm trợ đạo, sử dụng pháp Như Lý Tác Ý… thì chỉ trong vòng hai mươi ngày cả ổ bệnh trong mình có cả ung thư cổ mà vẫn được đẩy lùi.
Vì lợi ích vô cùng to lớn không thể nghĩ bàn như vậy nên chúng tôi muốn trao đổi những kinh nghiệm của mình, chia vui cùng quý vị mà thôi vì rằng ai ai trên đời này cũng đều không thoát khỏi sanh già bệnh chết mà đức Phật đã khổ công đi tìm kiếm mới chứng được đạo, từ đó chúng ta mới được thừa hưởng tài sản vô giá mà Ngài để lại cho nhân loại; nhưng tiếc thay không ít Tổ Sư để lại kinh mê tín dị đoan của đạo Khổng và đạo Lão làm hao phí bao nhiêu của tiền của nhân loại mà rốt cuộc chỉ được đau khổ mà thôi.
Chúng ta cần dựa trên Bát Chánh Đạo để biết đâu là pháp của Phật đâu là pháp biến tướng theo đạo Khổng, đạo Lão Trung Hoa từ đó dẹp bỏ mê tín dị đoan làm tốn kém tiền bạc của nhân dân vô ích và đặc biệt nguy hiểm hơn cả là làm cho thế hệ trẻ mất hết tự lực bản thân, chuyên tìm cầu tha lực ở Bề Trên, tin vào thuyết định mệnh đã được truyền sang Việt Nam trong 1000 năm Bắc thuộc mà không tin vào đạo đức nhân bản, nhân quả để chuyển ác thành thiện; sa vào đường ác giết cha, giết mẹ, cướp của hại người cũng chỉ vì không thực hành năm điều lành của đạo Phật.
Đức Phật dạy trong Trường Bộ Kinh tập I, Kinh Sa Môn Quả: “Này các Hiền giả, những Tôn giả này làm những điều ác hạnh về thân, lời và ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Này các Hiền giả, còn những chúng sanh nào làm những thiện hạnh về thân, lời và ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến, những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, cõi trời, trên đời này.” Xin quý vị suy ngẫm và thực hành là thoát khỏi hai cửa ngục Bệnh Viện - Nhà Tù mà không hề mất một xu nào hết.
Chúng tôi thực sự tha thiết mong mỏi nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân loại toàn cầu nói chung đặc biệt là những người chưa gặp được chánh pháp sẽ tìm được chánh Pháp. Vì dù rằng chưa chứng được Tứ Thánh Định và Tam Minh nhưng chúng tôi cũng đã giải quyết được ba nỗi khổ đó là đã làm chủ được SINH GIÀ BỆNH (tuổi cao nhưng tâm trí minh mẫn, cơ thể quắc thước, có bệnh thì tác ý đuổi đi), cũng là những người rất hạnh phúc trên thế gian này rồi vì bệnh tật đã chấm dứt, khi có bệnh dùng pháp Phật đẩy lùi chứ không phải đi viện, không dùng thuốc nữa. Đúng như lời Phật dạy:
“Vui thay, chúng ta sống
Không bệnh, giữa ốm đau!
Giữa những người bệnh hoạn
Ta sống, không ốm đau!”
(Tiểu Bộ Kinh tập I, Kinh Pháp Cú, Phẩm An Lạc)
Nếu không gặp được Chánh Phật Pháp rồi hành theo thì chúng tôi đã chết cách đây 11 năm rồi. Là đệ tử Phật chúng tôi không nỡ lòng nào ngồi nhìn nỗi đau của đồng loại đang sống trong cảnh ốm đau bệnh tật, vì vậy còn sống được ngày nào trên thế gian này chúng tôi đều áp dụng pháp Tứ Chánh Cần của đức Phật luôn luôn Ngăn Ác Diệt Ác Pháp và Sanh Thiện Tăng Trưởng Thiện Pháp để không để thời gian qua đi một cách vô ích; chúng tôi luôn tìm mọi cách để ai có duyên là sẵn sàng giúp đỡ họ vì rằng họ chưa được gặp Chánh Pháp như chúng tôi nên bệnh viện càng ngày càng chật ních:
"Không trên trời, giữa biển,
Không lánh vào động núi,
Không chỗ nào trên đời,
Trốn được quả ác nghiệp."
(Tiểu Bộ Kinh tập I, Kinh Pháp Cú, Phẩm Ác)
Phương pháp nữa là quán xét nhân quả ba đời, tức là mọi quan hệ trên đời này kể cả loài người loài vật cũng như thảo mộc đều quan hệ mật thiết với nhau nếu ai có tâm từ bi thương yêu muôn loài chúng sinh và cây cối vạn vật là người ấy chẳng cần tu gì nữa. Nếu chưa có được lòng thương yêu phủ trùm vạn hữu như vậy thì hãy quán xét về nhân quả mà đã là nhân quả thì có hai duyên thuận và nghịch; trường hợp có nghịch duyên, muốn chuyển duyên nghịch thành thuận thì phải áp dụng ba đức đó là TÙY THUẬN, NHẪN NHỤC, BẰNG LÒNG là mọi việc hoàn toàn tốt đẹp. Rồi chúng ta tìm lời ái ngữ khuyên giải miễn làm sao cho đối tượng vui lòng tức là đã chuyển hóa được nhân ác thành nhân thiện. Đó mới là đạo giải thoát chứ.
Nếu chúng ta phạm giới phá giới, tu mà tâm tham chưa xả, còn lợi dụng đạo Phật để làm nghề kinh doanh lấy tiền bất chánh thì bắt buộc luật nhân quả phải thi hành bản án mà từ Thân, Khẩu và Ý của mình tạo ra mà thôi chứ chẳng có số phận định mạng nào can thiệp vào đây cả. Có thờ một mẹ Quán Âm chứ đến trăm ngàn mẹ thì luật nhân quả cũng không tha thứ. Như vậy Đạo Phật mới được gọi là đạo của loài người, mới được gọi là đạo bình đẳng nếu không thì loài người toàn là sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối , uống rượu hết cả mà không có quy luật này xử phạt bằng cách làm cho họ phải chịu bốn nỗi khổ trên thì còn ai tu thiện làm gì cho khổ. Chính nhờ quy luật này mà làm cho người ác mới sáng mắt ra. Nếu không vậy thì thế gian này là thế giới hỗn loạn ai còn sống được nữa?
Nhất là trong khi Liên Hiệp Quốc đang kêu gọi nhân loại hãy ăn chay, sống xanh, cứu địa cầu; ai ăn thuần chay là anh hùng cứu tinh cầu. Chúng ta nên thấy rõ lợi ích thiết thực của việc ăn trường chay, thực hiện điều đó là tấm gương cho bao nhiêu người noi theo. Nói về cách thọ dụng thực phẩm đối với tu sĩ, cư sĩ cũng như vấn đề Phật tử cúng dường thực phẩm đúng chánh pháp, thì đức Phật đã dạy trong Trường Bộ Kinh, bài kinh Jivaka:
“Này Jivaka, người nào vì Như Lai, hay vì đệ tử Như Lai mà giết hại sinh vật, người ấy chất chứa nhiều phi công đức do năm nguyên nhân. Khi người ấy nói như sau: "Hãy đi và dắt con thú này đến", đó là nguyên nhân thứ nhứt, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Con thú ấy, khi bị dắt đi, vì bị kéo lôi nơi cổ, nên cảm thọ khổ ưu, đó là nguyên nhân thứ hai, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Khi người ấy nói: "Hãy đi và giết con thú này", đó là nguyên nhân thứ ba, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Khi con thú ấy bị giết, cảm thọ khổ ưu, đây là nguyên nhân thứ tư, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Khi người ấy cúng dường Như Lai hay đệ tử Như Lai một cách phi pháp, đó là nguyên nhân thứ năm, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Này Jivaka, người nào vì Như Lai, hay vì đệ tử Như Lai mà giết hại sinh vật, người ấy sẽ chất chứa nhiều phi công đức do năm nguyên nhân này.”
Do vậy, dựa trên đạo đức về ăn uống theo tinh thần từ bi biến mãn khắp chúng sanh của nhà Phật, chúng ta chỉ nên thọ dụng thực phẩm khi không thấy thịt chúng sanh trong khẩu phần ăn của mình, không nghe mùi tanh mùi hôi đặc trưng của thịt chúng trong sanh khẩu phần ăn của mình, và bản thân cũng không còn nghi ngờ rằng có thịt chúng sanh trong khẩu phần ăn của mình!
Chính vì lẽ đó nên chúng tôi xin cố gắng viết lên những dòng này để cho ai hữu duyên được đọc ngõ hầu cứu giúp được người nào tìm về chánh pháp của đức Thế Tôn là quý lắm vậy:
“Cho ăn là cho lực,
Cho mặc là cho sắc,
Cho xe là cho lạc,
Cho đèn là cho mắt.
Ai cho chỗ trú xứ,
Vị ấy cho tất cả,
Ai giảng dạy Chánh pháp,
Vị ấy cho bất tử.”
(Tương Ưng Bộ Kinh, tập I: Thiên Có Kệ - chương I, phần 1. Tương Ưng Chư Thiên, Phẩm Thiêu Cháy, bài kệ “Cho Gì?”).
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nhất tâm niệm Phật
Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.
Nhớ về một người Thầy
Góc nhìn Phật tử 09:12 21/11/2024Trong cuộc sống, ắt hẳn rằng mỗi người ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống thật tốt đẹp và hạnh phúc nhưng đối với tôi một cuộc sống hạnh phúc đã không còn tồn tại vào năm tôi lên ba tuổi khi thần chết đã cướp đi người mẹ mà tôi yêu quý và người cha mà tôi luôn kính trọng.
Những người Thầy khả kính
Góc nhìn Phật tử 21:55 20/11/2024Sự thật thì làm cha mẹ, ai cũng muốn con của mình được sống hạnh phúc, thành công. Họ chấp nhận hy sinh mọi thứ để đánh đổi cuộc đời cho những đứa con thơ, bởi lẽ không có cha mẹ nào mà chẳng thương núm ruột của mình dứt ra.
Đồng tiền có thể tạo ra sự tham lam và sự bất mãn vô tận
Góc nhìn Phật tử 18:30 20/11/2024Trong xã hội hiện đại, đồng tiền đã trở thành một yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống của chúng ta. Không thể phủ nhận rằng tiền bạc mang lại sự tiện ích và tiến bộ, nhưng khi ta bị chi phối quá mức bởi nó, tiền bạc có thể trở thành cơn ác mộng và làm chúng ta trở thành nô lệ.
Xem thêm