Bên hiếu bên tình
Mẹ vĩ đại biết bao, không biết vì nhân duyên thế nào mà vợ mình đối xử với mẹ như thế? Sang biết vợ nặng tiền bạc nhưng chắc chắn có nhơn duyên sâu xa nào đấy!
Sang vừa ăn vừa kiểm tra tin nhắn thì thấy:
– Anh Ba, mẹ bệnh trở lại, hai chân đau lắm đi không được.
Miếng cơm nuốt chưa trôi, Sang nghe đắng cả lòng mình, thương mẹ lắm nhưng biết làm sao bây giờ? Tháng năm đang bào mòn sức khỏe của mẹ, tuổi già đang từng ngày tiến triển không ngừng. Cái quy luật sinh-lão-bệnh-tử rồi ai cũng phải trải qua… Sang cố gắng tìm hiểu và mua những loại thuốc tốt gởi về cho mẹ. Sống xa quê không mấy khi về được. Cuộc sống cơm áo nặng nợ, nhân duyên ràng buộc… Dù gì thì cũng có chút tiền, thuốc men gởi về cho mẹ, nếu về thì biết sống bằng gì? Không lẽ mẹ con ôm nhau ngồi khóc sao? Sang bảo em gái:
– Em ráng chăm sóc, đỡ đần mẹ. Anh kiếm tiền mua thuốc cho mẹ chứ giờ anh về thì càng khó khăn hơn.
Thủy cũng đồng ý với Sang:
– Anh yên tâm đi, em chăm sóc mẹ được mà.
Mười mấy năm trước Sang lên thành học rồi lấy vợ ở lại luôn. Ai cũng khen:
– Chuột sa chĩnh thóc, lấy vợ trên thành, nhà cửa đầy đủ.
Tình thương của cha mẹ, trời biển cũng không sánh bằng
Ban đầu Sang cũng vui, cũng nghĩ như vậy nhưng chẳng bao lâu thì vỡ mộng. Vợ Sang vốn trùm sò có hạng, lại thô lỗ, ỷ có tiền không coi bên chồng ra gì. Từ ngày Sang ở rể đến giờ, anh chưa một lần đưa mẹ lên nhà chơi lần nào. Anh tha thiết muốn đưa mẹ lên chơi nhưng vợ anh tìm mọi cách cản trở. Vợ anh không muốn mẹ anh đến nhà cô ta.
Sang đau lòng lắm, anh kẹt giữa tình – hiếu hai bên không biết làm sao cả. Cứ cù nhầy mãi đến tận bây giờ. Sang chỉ biết âm thầm tiết kiệm chi tiêu của bản thân để gởi về cho mẹ. Sang thương mẹ muốn làm tròn chữ hiếu nhưng hoàn cảnh thật éo le.
Những buổi tan sở, Sang thường ghé vào ngôi chùa quen thuộc để cầu nguyện cho mẹ, mong Bồ-tát gia hộ cho mẹ. Sang nhớ ngày xưa khi còn ở dưới quê, mẹ vẫn thường đập đầu cá lóc nấu canh, khi thì bẻ cua, tuốt lươn… làm những bữa cơm ngon cho cả nhà.
Sang nghĩ: “Xương cốt mẹ đau vì tuổi già, vì sự suy hao của tứ đại ấy là lẽ thường tình, nhưng biết đâu cũng có phần của nghiệp, những con vật ngày xưa chết oan, chúng tìm đến đòi nợ…”. Sang suy diễn như thế vì nhớ đến câu chuyện của Thế Tôn. Hồi Thế Tôn còn tại thế, Ngài vẫn thường bị nhức đầu. Ngài quán sát thì biết nguyên do trong quá khứ Ngài từng lấy cây gõ đầu một con cá lớn (trong khi ấy, dân làng đang xẻ thịt nó). Tiền nhân thế nào thì hậu quả thế ấy! Sang thương mẹ, chàng thì thầm:
– Mẹ ơi! Vì chúng con mà mẹ giết những con vật ấy để làm thức ăn, bây giờ có thể chúng đòi nợ trên thân mẹ.
Sang hết lòng niệm Phật cầu nguyện cho mẹ. Sang mong hóa giải sự oán kết giữa mẹ với chúng. Cầu nguyện là một việc, mặt khác về thể xác thì tìm thuốc hay để trị, những viên thuốc từ các nước có trình độ khoa học cao đã phần nào có tác dụng. Bệnh khớp của mẹ thuyên giảm chút ít và sau đó thì ngưng lại ở mức độ đi được mặc dù không được nhiều, kể từ đó bệnh cầm chừng không tiến triển nữa. Sang cũng mừng thầm:
– Thuốc tra ma cầu, vậy là cũng có chút hiệu nghiệm đấy!
Sang không về được nhưng mỗi cuối tuần Sang đều gọi điện về cho mẹ, ngồi hàng giờ lắng nghe mẹ tâm sự. Sang cũng khuyên mẹ cố gắng niệm Phật. Mẹ Sang thương con, biết hoàn cảnh ở rể của con, lòng bà xót xa lắm. Láng giềng vẫn thường hỏi:
– Sao bà không lên thành ở chơi với con cháu một thời gian?
Bà đỡ lời cho con:
– Tui già rồi, bệnh tật đau yếu hoài, vả lại ở quê đã quen lên thành chịu không được đâu.
Láng giềng rồi cũng dần quen, không còn ai thắc mắc gì nhưng thực ra trong tâm mọi người vẫn ngờ vực:
– Bà ấy nói thế thôi, thực ra chắc có vấn đề gì ấy trong gia đình. Ai đời có con ở trên thành mà suốt mười mấy năm không hề đưa mẹ lên chơi dù chỉ một lần!
Thủy nghe xóm giềng xì xào như thế và báo cho Sang biết. Lòng Sang nhức nhối và càng thương mẹ hơn. Mẹ hy sinh cả đời cho con, cho đến những lời đàm tiếu của người đời mẹ cũng gánh chịu thay cho con. Mắt Sang cay cay như muốn khóc.
Chiều hôm ấy, Sang vào chùa lạy Phật. Tạ ơn Phật gia hộ cho mẹ. Tạ ơn mẹ suốt một đời nuôi dưỡng hy sinh cho con. Sang thấy mình bất hiếu quá, chỉ vì vợ mà không tròn bổn phận làm con của mình. Mẹ Sang thấu hiểu nên nhiều khi gọi điện về mẹ vẫn nhắc:
– Mẹ già rồi, không muốn đi đâu cả, đừng lo cho việc đưa mẹ lên thành. Dù không có bệnh mẹ cũng không đi. Thi thoảng rảnh rỗi thì chạy về chơi là mẹ vui rồi.
Sang dạ và cố giấu tiếng nấc trong lòng. Mẹ vĩ đại biết bao, không biết vì nhân duyên thế nào mà vợ mình đối xử với mẹ như thế? Sang biết vợ nặng tiền bạc nhưng chắc chắn có nhơn duyên sâu xa nào đấy! Sang đã nghĩ đến chuyện bỏ đi nhưng thương hai đứa con, làm thế thì gây thêm đau khổ, xáo trộn cho hai đứa trẻ vô tội. Mẹ cũng biết tâm sự anh nên nhiều lần khuyên:
– Con đừng bận tâm vì mẹ nhé! Hãy đối xử tốt với vợ và chăm sóc hai cháu cho tốt là mẹ vui rồi.
Vì vậy mà anh từ bỏ ý nghĩ đó đi. Anh sống dằn vặt giữa hai bên, cũng vì việc khổ đau này mà Sang sinh tâm tu học. Anh quay về với Phật pháp, tìm đọc, nghe pháp… thực tập hành thiền, niệm Phật… Thấm thoát hai mươi năm trôi qua. Mẹ anh ngày càng già thêm nhưng bệnh khớp dừng ở đấy không gây đau hay tệ hơn. Có thể một phần từ những viên thuốc Tây kia, cũng có thể oán kết giải được phần nào. Sư phụ dạy anh hồi hướng công đức cho khắp pháp giới, đặc biệt phải chú trọng đến oan gia trái chủ. Bảo cho họ biết giải kết thì đôi bên cùng có lợi, bằng không thì cả hai cùng khổ. Tuần rồi em gái anh lại nhắn tin:
– Em đưa mẹ đi khám bệnh, bác sĩ bảo khớp chân của mẹ ổn định và tương đối tốt.
Sang sung sướng đến nhảy cẫng lên:
– Mẹ! Con cũng chỉ mong thế mà thôi!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Người đàn ông 10 tháng đau đớn vì ung thư, mỉm cười ra đi sau hơn 1 giờ hộ niệm
Phật giáo và người trẻ 16:45 25/11/2024Khi vừa hộ niệm được chừng mấy chục phút, chú Thu bỗng nhiên giơ hai ngón tay lên và nói với mọi người rằng mình sẽ ra đi vào lúc 2h chiều. Tiếp tục hộ niệm tới khoảng 2h kém 15p thì chú ấy tắt thở ra đi một cách rất nhẹ nhàng.
Sự oán hận của vong hồn thai nhi
Phật giáo và người trẻ 20:00 19/11/2024Theo đạo Phật thì ngay từ khi bắt đầu thụ thai, ý thức, thần thức đã xâm nhập vào bào thai. Bào thai đã là một mầm sống, là một sinh linh cần được nâng niu, bảo vệ.
Đi chùa sám hối?
Phật giáo và người trẻ 08:45 15/11/2024Mưa, Long ngồi trên chiếc võng trước cửa nhà, mắt nhìn ra cổng. Chiều nay, Long có hẹn với bạn gái, hai người sẽ đi chùa sám hối. Đó là thói quen mà mỗi tháng hai lần Long cùng với bạn gái đến chùa Vạn Đức.
Quỹ Vicaris gieo hạt hiểu thương đến 2 học sinh ở Gò Quao
Phật giáo và người trẻ 12:05 10/11/2024Quỹ Bảo trợ giáo dục Vicaris vừa bảo trợ 2 học sinh ở huyện Gò Quao, Kiên Giang - Đại đức Thích Tuệ Đạt, Ủy viên Ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, chủ nhiệm Quỹ thông tin với Phatgiao.org.vn.
Xem thêm