Khẩu nghiệp mắng chửi cha mẹ
Nếu chúng ta dùng lời ác chê bai, mắng chửi, nguyền rủa mọi người thì thọ lãnh quả báo đau khổ vô cùng. Còn ngược lại, chúng ta dùng lời nói thiện, dùng những lời hay ý đẹp để ca ngợi, tán dương, an ủi, giúp đỡ mọi người thì sẽ được quả báo an lạc, hạnh phúc lâu dài.
Vào đời rất xa xưa, vô lượng a-tăng-kỳ kiếp trước, có Đức Phật ra đời hiệu là Tỳ Bà Thi. Vào thời Tượng pháp, có một gia đình nọ, không may người chồng mất sớm để lại người vợ và đứa con thơ. Từ ngày chồng mất, hàng ngày người vợ đi làm vất vả để nuôi con. Mỗi khi đi làm về bà đều đem thức ăn về cho con. Một bữa nọ do vì bận công việc nên bà về trễ, người con ở nhà chờ đợi lâu, đói quá sinh ra tức giận nói rằng:
Mẹ ta ngày nay, không biết vì lẽ gì mà không cho ta ăn, chẳng nhìn ngó đến ta, để ta như thế này?
Vì quá phiền muộn, người con nhắc đi nhắc lại ba lần như vậy, rồi lại nói:
Mẹ ta ngày nay không bằng loài súc sinh. Ta thấy loài súc sinh như con hươu, mỗi khi con nó bị đói khát, lòng nó còn chẳng nỡ rời!
Do vì tội nói mẹ như loài súc sinh mà người con phải thọ quả báo năm trăm đời làm con của hươu.
10 điều về công ơn cha mẹ - con nguyện tìm cách đáp đền

Ảnh minh họa.
Chuyện con đại trùng trong kinh Đại phương tiện Phật báo ân.
Một hôm khi Đức Phật cùng ngài A Nan đi khất thực từ thành Vương-xá trở về, đến ngoại thành thì thấy có một vũng nước lớn và sâu. Vũng nước này rất dơ, bao nhiêu những cống nước thải, những thứ đại tiểu đều đổ vào đấy. Lúc ấy, ở trong vũng nước, có một con đại trùng, hình thù giống như người, nhưng tay chân lại rất nhiều. Con đại trùng từ xa trông thấy Đức Phật liền ngóc đầu lên khỏi mặt nước, nhìn Ngài mà nước mắt tuôn trào. Đức Phật nhìn thấy, lộ vẻ thương xót, liền trở về núi Kỳ-xà-quật.
Bấy giờ Ngài A Nan muốn biết nguồn gốc của con trùng ấy, liền giữa Đại chúng bạch hỏi Đức Phật rằng:
Bạch Đức Thế Tôn! Con trùng trong vũng nước đó đời trước làm nghiệp ác gì mà sinh ở trong vũng nước ấy? Với thời gian là bao nhiêu? Và đến thời nào mới được thoát khỏi thân trùng?
Phật bảo A Nan và Đại chúng rằng:
Đại chúng lắng nghe Ta sẽ giảng nói. Về đời quá khứ lâu xa, có Đức Phật ra đời giáo hóa chúng sanh, sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn, vào thời Tượng pháp có một vị Duy-na ở một ngôi chùa nọ, hàng ngày được Phật tử cúng dường đầy đủ. Một hôm có vị khách Tăng đến xin tá túc, Phật tử thấy bèn làm đồ ngon thiết đãi, trong đó dầu tô là món ngon nhất. Vị Duy-na vì lòng bỏn xẻn nên giấu món dầu tô không cho vị khách Tăng dùng.
Khách Tăng biết được bèn nói rằng:
Sao ngài không đem món dầu tô cúng dường chúng Tăng?
Vị Duy-na đáp:
Vì ông là khách, chúng tôi là thường trụ, vì thế chúng tôi không cúng dường ông.
Tỳ-kheo khách nói:
Đó là vật thực Phật tử cúng dường Tăng hiện tiền.
Lúc ấy, vị Duy-na kia lộ vẻ giận dữ, liền mắng vị khách Tăng:
Sao ông không ăn đồ phẩn giải mà cứ theo tôi đòi món dầu tô đó hoài vậy?
Bởi lời nói ác ấy, cho nên từ lúc đó đến nay, đã trải qua mười ức kiếp, vị Duy-na kia thường phải sinh trong vũng phân.
Nếu chúng ta dùng lời ác chê bai, mắng chửi, nguyền rủa mọi người thì thọ lãnh quả báo đau khổ vô cùng. Còn ngược lại, chúng ta dùng lời nói thiện, dùng những lời hay ý đẹp để ca ngợi, tán dương, an ủi, giúp đỡ mọi người thì sẽ được quả báo an lạc, hạnh phúc lâu dài. Nhất là chúng ta dùng lời hay, ý đẹp mà xưng tán, ca ngợi Tam bảo, cha mẹ, thầy cô thì sẽ được phước báu vô lượng.
Trong kinh thường nói, Đức Phật có ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp. Trong đó có các tướng tốt như: răng bốn mươi hai cái trắng đều và đẹp, lưỡi dài đến tai, miệng tỏa ra hương thơm và thường lưu xuất vị cam lồ ngọt ngào tươi mát. Sở dĩ Đức Phật có được những tướng tốt này là do nhiều đời, nhiều kiếp tu khẩu nghiệp mà được.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm
Kiến thức
Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn
Kiến thức
"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".

Ai là người biết cúng dường Như Lai đúng nghĩa?
Kiến thức
Đức Phật dạy: "Những người tin ta, thương ta, họ sẽ được phước báu nhưng không đủ điều kiện giải thoát. Nhưng những người thực hành giáo pháp, họ sẽ giác ngộ giải thoát". (Vậy muốn được hưởng phước báu hay muốn giải thoát? Quyền nơi bạn.)

Hành trang của người xuất gia: Ðức hạnh và trí tuệ
Kiến thức
Trong Phật pháp có nhiều pháp môn và pháp môn nào cũng được diễn đạt qua các bộ kinh. Người tu Đại thừa thường chọn các bộ kinh lớn như Pháp hoa, Hoa nghiêm, Bát-nhã để lập chí tu hành.
Xem thêm