Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 02/02/2013, 11:34 AM

Bên tách trà ngày ông Công - ông Táo, ngẫm nghĩ chuyện "mượn danh đạo tạo danh đời"...

Lại nữa, những tách trà thanh thản này anh em chúng ta có được là vì trong chúng mình sống, phục vụ đạo pháp mà chưa có đứa nào mơ tưởng sẽ có chức danh này chức danh nọ để lao vào cuộc bon chen như thiên hạ chốn đời thường.

Năm nào cũng vậy, ngày 23 tháng Chạp là thời điểm tất cả kết quả cố gắng cả năm được dừng lại. Cũng nhân đó, anh em chúng tôi biết được tết năm nay sẽ ăn tết ra sao. Hơn năm rồi hoặc thua sút năm qua tất cả cũng là ở đây.

Nhưng trên hết, ngày tiễn đưa ông táo về Trời anh em chúng tôi vẫn có được một tách trà họp mặt ngày cuối năm. Đó cũng là tách trà thấm đậm tình đạo vị, nhọc nhằn, lao tâm khổ trí suốt một năm trường, giờ dành cho nhau phút thư giãn, ngồi tự chiêm nghiệm lại những việc làm của mình.

Nhiều chục năm dài đã qua, anh em chúng ta sống, học tập, tu học trong mọi hoàn cảnh, dù điều kiện gia cảnh chật vật không bằng ai nhưng vẫn kiên trung vững bước trên đường đạo trong rất nhiều lãnh vực, theo từng khả năng chuyên môn của từng người.

 

Và cho dù vẫn chưa tổ chức nổi một bữa tiệc tất niên cho ra hồn, chỉ là những tách trà nóng do chính tự tay anh em chúng ta đem tới và pha lấy. Nhưng mà nhờ vậy nên mùi hương trà ấy cứ lãng vãng theo chúng ta suốt một năm dài, khó có thể phai nhạt.

Lại nữa, những tách trà thanh thản này anh em chúng ta có được là vì trong chúng mình sống, phục vụ đạo pháp mà chưa có đứa nào mơ tưởng sẽ có chức danh này chức danh nọ để lao vào cuộc bon chen như thiên hạ chốn đời thường.

Nhất là anh em cư sĩ Phật tử như chúng ta, việc “đấu tranh” để có được một chức vụ nào đó trong các tổ chức Phật giáo dễ gây hiểu lầm là  mượn danh đạo tạo danh đời để lại tiếng đời mỉa mai, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh chung. Nhất là cánh gọi là những văn nghệ sĩ Phật giáo!

Đây là khu vực gây nhiều tai tiếng nhất, trong khi chính nền tảng văn hóa văn nghệ PG chưa thật sự đóng góp và có kết quả gì khả quan. Vừa rồi có anh bạn hàng xóm, nhận được bằng chứng nhận là một ủy viên Ban gì đó của thành hội PG, liền vội đem về tiền sảnh nhà hàng của mình, cho thợ đóng khung thật đẹp và treo lên ngay giữa. Đó là thứ giấy hộ mệnh giúp anh ta vững bước trên đường…kinh doanh! (thay vì sống dũng tiến và vững bước trên đường đạo).

Lại có một vị từng bị lên ánh  làm ảnh hưởng xấu đến văn hóa văn nghệ PG nay cũng có mãnh bằng chứng nhận đó, giúp vị ấy xóa tan nhanh chóng hết mọi hình ảnh xấu vế cá nhân của mình, và đang tự tại hiệp cùng cấp trên làm…Phật sự!

Đã có đấu tranh, giành giật chức vụ ắt phải có xung đột, bằng nhiểu hình thức, nhưng chung quy cũng là để loại trừ nhau. Thật là buồn đau, khi nhớ lại cách đây chưa lâu, một vị chức sắc cỡ bự của PG chúng ta từng than thở với người viết về tệ trạng này rằng “Anh biết đó! Phật giáo mà”.

Biết rằng con sâu làm rầu nồi canh nhưng ở đây con sâu sao mà thời nào cũng có, lúc nào cũng thấy. Sao nó có thể sống dai đến như vậy cơ chứ? Nói theo ngôn ngữ báo chí hiện hành là đụng đâu thấy đó - rờ đâu sai đó thiệt quả đúng làm sao.

Vậy nên anh em chúng ta chớ buồn, tuy năm này vẫn gặp nhau còn nhấm nháp tách trà như mọi năm nhưng sự thanh thảnh có thừa, lòng tự tại vốn dư và sự hãnh tiến luôn giúp ngẩng cao đầu nhìn về phía trước. Hóa ra mình chỉ thua kém thiên hạ một bữa tiệc  dư thừa, màu mè hoa lá hẹ, xong xôi rồi việc. Anh em mình vẫn hơn tất cả.

Không như những anh hàng xóm kia, những người bạn chúng tôi có anh ngay cả đám tang thân mẫu mình mà vẫn không làm phiền Chư tăng ni trụ xứ. Hay như có anh tuy trình độ Phật học có thừa nhưng chưa hề hở mội “lên lớp” hay “gởi thông điệp” với bất cứ ai. Và nữa, có anh  sống khiêm nhường bằng công hạnh cống hiến âm nhạc PG  nhưng trên hết giới thưởng thức rất nể trọng anh bởi  anh rất tôn trọng chữ Tín, hứa với ai  điều gì nhất quyết phải thực hiện cho bằng được. Tuy là giới nhạc sĩ, anh sống bằng chất liệu  đáng quý đó chứ không bằng ánh hào quang huyễn giả của một danh xưng nhạc sĩ Phật giáo!

Anh em chúng tôi thắc mắc những người hàng xóm đó làm điều không phải, chả lẻ bên cạnh họ không có người lớn để khuyên nhủ hay nhắc nhở? Hãy vẫn tin là có để cuộc đời mai này còn niềm tin xán lạn hơn, tươi đẹp hơn.

Hơn nữa cuộc đời, anh em chúng mình vẫn còn ngồi đây bên tách trà ngày cuối năm như thế này là điều hạnh phúc hơn tất cả. Có buồn chăng, cái đáng nên buồn là ngày cuối năm này, thiếu văng  chủ nhân một tách trà mà từ đầu đến giờ nó vẫn còn tràn đầy và vẫn còn đang nghi ngút khói: Quảng Thuận - Nguyễn Văn Trung!

Anh vì sinh kế gia đình, lao nhọc mưu sinh, lâm trọng bịnh và qua đời trong sự thương tiếc của  bạn bè, đạo hữu của anh. Sinh thời, Anh là người luôn đi đầu trong các phong trào vận động  tái thiết chùa chiền và thành lập các Ban Hộ Niệm ở những nơi mà Chư Tăng Ni và chùa không có.

Tiền công nhật phụ hồ của anh dành phần lớn cho việc mua kinh nhật tụng (một người như Anh với thân hình gầy nhom, nghèo khó, khó  tạo được lòng tin  và kêu gọi người ta phát tâm ủng hộ)về tặng lại cho các đạo hữu nghèo. Ngày đưa tang Anh, không có kèn trống  và hoa liễng phúng điếu mà chỉ có những chiếc áo tràng làm  tuy bạc màu theo năm tháng nhưng thành kính đến tiễn đưa Anh đông đảo!

Giờ đây bên tách trà ngày cuối năm, trước  nhiều chuyện trái tai gai mắt, nhìn lại tách trà anh em vẫn rót cúng anh, lòng chúng tôi không chỉ tự hào về một người bạn, một người đạo hữu âm thầm tận tụy cống hiến cho Phật đạo mà không cần bất cứ một bằng chứng nhận nào, chức vụ nào có thề so sánh bằng.

Vâng! Chúng ta hày uống cùng Anh về niềm tự hào ấy để năm mới đây , những anh em còn lại, tiếp tục dấn thân phụng sự chánh pháp BẰNG CHÍNH SỨC MẠNH CỦA GƯƠNG SÁNG ĐỜI ANH mà không cần đến sức mạnh của chức vụ và mảnh bằng chứng nhận sáng chói kia.

Bởi vì, người không phải là đạo hữu với anh em chúng ta.                                               


Tàn niên Nhâm Thìn
Tác giả: Dương Như Tâm

Ghi chú: Bài đã đăng trên một số trang cá nhân, đăng trên phatgiao.org.vn do tác giả trực tiếp gửi tới

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm