Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 29/08/2018, 03:45 AM

Gian lận - “ung nhọt” của ngành giáo dục

Cổ nhân từng nói: “Vật dĩ thiện tiểu nhi bất vi, vật dĩ ác tiểu nhi vi chi” - “Đừng thấy việc thiện nhỏ mà bỏ qua, chớ thấy việc ác nhỏ mà cố ý làm”. 

Dù đã ra trường được hơn 10 năm nhưng tôi vẫn nhớ như in 5 điều Bác Hồ dạy - tấm bảng luôn được đặt trang trọng bên cạnh bảng phấn. Nhớ lại hồi tiểu học, một cậu bạn lớp tôi có thói quen ăn cắp vặt, thường hay lấy trộm bút hoặc tẩy của các bạn và giấu vào cặp. Sau này, khi bị phát hiện, cô giáo đã nhẹ nhàng xoa đầu và nói với bạn tôi: “Con hãy đọc lại 5 điều dạy của Bác Hồ, đặc biệt là lời dạy cuối cùng: “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Không phải tự nhiên tấm bảng này lại được đặt ở tất cả các trường tiểu học đâu con à. Các con nên nhớ, đi học không chỉ học con chữ, học đọc, học viết mà quan trọng nhất là các con phải học làm người, phải học để trở thành một con người có đạo đức”.
 
Khi thấy cô không trách mắng mà chỉ dịu dàng, ân cần nhắc nhở, bạn tôi đã nhận thức được hành động xấu của mình và từ đó không bao giờ tái phạm. Thế mới hiểu giáo dục có vai trò rất quan trọng đối với việc hình thành nhân cách của một con người. Nhưng thật đáng buồn và hổ thẹn khi dấu ấn nền giáo dục để lại trong tâm trí người dân thời gian qua chỉ là hai chữ “gian lận”.

Kì thi THPT Quốc gia năm 2018 có lẽ sẽ là một vết nhơ không thể nào quên được đối với ngành giáo dục Việt Nam. Gian lận điểm thi như một “bệnh dịch”, nó khởi nguồn từ tỉnh Hà Giang và bắt đầu “lây lan” tới Sơn La, Hòa Bình. Dư luận đặc biệt quan tâm đến vụ việc này bởi nó được đánh giá là rất nghiêm trọng, tinh vi và xảo quyệt. Trên tất cả, những sai phạm về việc can thiệp sửa điểm bài thi đã làm tổn thương tâm lý của các em học sinh.

Là một thí sinh năm nay cũng dự thi đại học, cháu tôi khi đọc tin về vụ việc đã thấy rất sốc và buồn: “Nếu ai cũng được nâng điểm như vậy thì 12 năm học của cháu có nghĩa lý gì? Công bằng ở đâu cơ chứ?”. Đây có lẽ cũng là tâm lý chung của hơn 900.000 thí sinh dự thi năm nay. Đề thi các môn được nhận định là khá khó nên điểm thi của những em có học lực khá giỏi cũng không quá cao. Có những em vì thấy bất công đã thực hiện những hành động tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe. Tâm sự với thầy cô, các em thấy thất vọng vô cùng khi điểm số của mình còn kém cả những bạn học lực trung bình - đã được can thiệp vào bài thi theo hướng làm tăng điểm để có thể trúng tuyển vào trường đại học tốt. Đổi lại của điểm số là những lợi ích về tiền bạc hoặc chính trị tại địa phương.

Có thể nói, kì thi THPT Quốc gia năm 2018 là vụ việc gian lận điểm số với quy mô rộng lớn nhất từ trước đến nay. Suy cho cùng, mọi vấn đề tiêu cực trong cuộc sống đều khởi nguồn từ lòng tham và sự gian dối của con người. 
 Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Một trong năm giới được quý thầy răn dạy khi làm lễ quy y Tam bảo để trở thành phật tử là không nói dối. Trong kinh có kể: "Tiền thân đức Phật chính là một vị sa môn đang ngồi thiền trong rừng. Khi nhà vua cùng quân lính đi săn, đuổi theo con nai, đến chỗ đức Phật thì lại mất dấu. Họ đến hỏi vị sa môn: “Ông có thấy con nai chạy về hướng nào không?”. Vị sa môn lẳng lặng và không nói. Quân lính nổi giận la hét, sau đó lôi sa môn đến trước mặt nhà vua. Vua lặp lại câu hỏi trên thì vị sa môn đáp: “Thưa đức vua, tôi là một kẻ tu hành, giữ gìn giới luật thì không được nói dối và cũng không được sát sinh. Nếu tôi nói tôi không thấy là tôi nói dối và phạm tội khi quân. Nhưng nếu tôi nói thật để vua giết con nai thì tôi sẽ phạm giới sát sinh. Xin đức vua hãy tha thứ và cho tôi được miễn trả lời câu hỏi này. Nếu đức vua bắt tội tôi thì tôi sẵn sàng chịu chết chứ không thể nào trả lời câu hỏi của người được”.

Câu chuyện trên càng khẳng định nhà Phật luôn đề cao sự thật và không cho phép sự dối trá. Chúng ta thường xem nhẹ một lời nói dối, nghĩ rằng nó vô hại và chẳng ảnh hưởng tới ai. Nhưng quên rằng khi nói dối là chúng ta đã không sống thật với bản thân và không sống thật với người khác. Từ đó, chúng ta sẽ chẳng thể nào biết cách tôn trọng sự thật và con đường đi tìm sự chứng ngộ giải thoát, thấu hiểu mọi chân lý sẽ ngày càng xa vời.

Nói một lời dối gian thì phải bịa thêm mười câu không thật nữa để đắp vào, cần gì khổ như vậy?”.

Vụ việc gian lận điểm thi suốt hai tháng qua vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Mới đây, Bộ Giáo dục khẳng định thí sinh gian lận điểm thi sẽ bị buộc thôi học. Thật sự nếu không có sự dũng cảm, lên tiếng của ba thầy giáo về những nghi vấn trong điểm số bất thường ở tỉnh Hà Giang thì sự gian trá, dối lừa ấy sẽ tiếp diễn vào những năm sau.

Từ thế kỷ XIX, Henri Frédéric Amiel, nhà triết học người Thụy Sỹ đã nói rằng: “Xã hội tồn tại nhờ niềm tin và phát triển nhờ khoa học”. Niềm tin đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống xã hội. Ngày nhậm chức, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạn đã nói: “Nhiệm vụ quan trọng của tôi là tạo niềm tin. Chỉ khi xã hội có niềm tin vào giáo dục thì mới thắng lợi. Còn khi chưa có niềm tin vào giáo dục thì vẫn là thất bại”, “niềm tin phải được xây dựng bằng nhận thức. Trước khi làm cho xã hội tin thì người trong ngành phải tin đã”. Thiết nghĩ, cơ sở đầu tiên của niềm tin đó là sự thật. Vậy nên, trước hết ngành giáo dục cần phải nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật về những bất cập, yếu kém để tìm ra nguyên nhân, rút ra những bài học cần thiết trong quá trình tạo dựng niềm tin cho chính mình.

Niềm tin chưa được tạo dựng vững chắc nay lại càng lung lay và mất dần sau vụ việc gian lận điểm thi vừa qua. Đau lòng hơn, khi chính các em học sinh - thế hệ tương lai của đất nước - lại là nạn nhân của sự gian lận trong chính ngành giáo dục. Nơi đáng ra phải đề cao sự thật, nơi dạy con người về đạo đức, lại là nơi dung dưỡng sự gian dối và tham lam. 

Lưới trời thưa nhưng khó lọt, nhân quả vẫn luôn công bằng. Mọi hành động gian trá, phạm pháp cuối cùng cũng sẽ bị phát giác và chịu sự trình phạt thích đáng mà thôi. Trong cuộc đời, thứ gì không phải của mình thì sẽ mãi không thuộc về mình, nhất là khi nó được mua bán, đổi chác bằng tiền bạc thì chẳng thể bền vững. 

Lương tâm là tòa án công bằng nhất của mỗi người, bạn dối người khác được nhưng không bao giờ dối nổi lương tâm của mình”. Nếu sống trong sự dối gian thì cuộc đời của chúng ta sẽ mãi lẩn quẩn và bế tắc.

Cháu tôi đã đỗ vào ngôi trường đại học mình mong muốn, đúng với điểm số được đánh đổi bằng 12 năm cần cù đèn sách. Nhìn cháu hào hứng khoe kết quả với gia đình tôi cũng thấy mừng. Niềm hạnh phúc chân thật này chính là thứ có tiền cũng không thể mua được; bởi nó là thành quả của sự nỗ lực bền bỉ, của những giọt mồ hôi và đôi khi là cả nước mắt của các em học sinh.

Lứa “rồng vàng” sinh năm 2000 quả là đặc biệt khi đã chứng kiến những cột mốc quan trọng của đất nước, nhưng thật tiếc khi đó không phải là một cột mốc “vàng son”...

Tâm Thuần
-
Tham khảo: 
http://www.doisongphapluat.com/giao-duc/tan-bo-truong-giao-duc-nhiem-vu-quan-trong-la-tao-niem-tin-a140724.html

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm