Bệnh “âm” có thật không?
Tôi là người có niềm tin sâu sắc vào Phật pháp. Thời gian gần đây tôi mắc một căn bệnh, tuy bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại rất khó chữa. Trong cơn khốn đốn, tôi đã đi xem bói thì được thầy bói cho biết rằng bệnh của tôi một phần do “dương” và một phần do “âm”.
Rằng tôi có căn quả nhưng vì không biết thờ phụng nên bị quấy nhiễu như vậy. Tôi đang phân vân không biết chuyện này có thật không? Nếu thật, có cách nào để hóa giải bệnh nghiệp này không?
(NGUYỄN TÙNG, hprocket1992...@gmail.com)
Trả lời:
Bạn Nguyễn Tùng thân mến!
Là một Phật tử tin hiểu Chánh pháp thì cần xác định rằng, những bệnh tật của mình trong hiện tại là kết quả của nghiệp nhân gây nên bệnh trong quá khứ (xa và gần). Và dĩ nhiên, muốn hết bệnh thì phải chuyển hóa nghiệp.
Để chuyển hóa bệnh nghiệp, trước hết nên đi đến các bệnh viện chuyên khoa để khám chữa bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ. Kế đến, cần tham vấn các nhà chuyên môn để biết những nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ hiện thực đời sống của mình như ăn, ở, công việc, sinh hoạt, vui buồn v.v… nhằm tự điều chỉnh và khắc phục. Ví dụ như hàng ngày uống ít nước quá thì uống thêm, uống nhiều rượu quá thì bớt lại, ăn mặn quá thì lạt bớt, nhiều đường quá thì giảm bớt, thức khuya quá thì nên ngủ sớm hơn…
Đã bệnh thì nên tìm đến bác sĩ, Tây y không bớt thì chuyển sang Đông y, kết hợp với ý thức tự điều chỉnh lối sống có lợi cho sức khỏe thì may ra mới bớt bệnh. Trong trường hợp đã cố gắng chạy chữa bằng nhiều cách nhưng bệnh ít thuyên giảm, người Phật tử nên phát nguyện lễ Phật sám hối nghiệp chướng tiền khiên. Nghiệp nhân chủ yếu ở những đời trước khiến đời này chịu nhiều tật bệnh nan y khó chữa là sát hại chúng sanh, không lo phóng sanh cứu mạng. Do đó, song hành với sám hối nghiệp chướng thì phóng sanh và làm phước là những thiện nghiệp nên làm.
Người Phật tử khi bị bệnh tuyệt không nên tìm đến thầy bói vì thầy bói mà khám bệnh thì chắc chắn chỉ chẩn đoán ra một loại bệnh “âm” mà thôi. Hiện trong dân gian vẫn còn một số người tin theo bệnh “âm” vì nhiều lý do khác nhau. Nói chung bệnh “âm” chỉ tồn tại với những ai tin nó theo lời thầy bói. Theo Phật giáo, tin vào bất cứ thứ gì mà ta không hiểu, không có căn cứ, mù mờ về nó mà vẫn tin đó là mê tín. Do vậy, không nên tin theo việc thờ cúng thần linh nhằm chữa bệnh để khỏi “tiền mất, tật mang”.
Chúc bạn tinh tấn!
Báo Giác Ngộ
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sám hối thay cho ba mẹ có nên không?
Hỏi - Đáp 20:00 15/11/2024Trong trường hợp ba tôi nghiệp báo sâu dày và tôi muốn lạy sám hối thay cho ba mẹ thì phải hành trì như thế nào? Tôi mong được làm tròn chữ hiếu với ba mẹ theo đúng tinh thần của đạo Phật.
Vì sao “không cần tha thứ cũng tha thứ”?
Hỏi - Đáp 14:35 15/11/2024Có câu hỏi của một thiền sinh, làm sao để buông xuống, tha thứ cho người đã gây ra lỗi lầm, khổ đau cho mình?
Từ trong nội tâm phát nguyện làm một người tốt mới là chân sám hối
Hỏi - Đáp 15:05 14/11/2024Cách sám hối như thế nào vậy? Trước đây, đối với vấn đề này tôi đã từng thỉnh giáo qua với đại sư Chương Gia là phải lạy mấy bộ kinh sám hối phải không? Hay cầu xin Phật Bồ-tát tha thứ? Đại sư Chương Gia lắc đầu, nói: “Không phải như vậy!”.
Vì sao khi phá thai, trách nhiệm nhân quả của người mẹ nặng hơn?
Hỏi - Đáp 09:00 13/11/2024Hỏi: Xin hỏi về tội phá thai, vì sao tất cả tội lỗi đều đổ lên thân của người mẹ? Lẽ nào người làm cha không chịu chút nhân quả nào?
Xem thêm