Vì sao “không cần tha thứ cũng tha thứ”?
Có câu hỏi của một thiền sinh, làm sao để buông xuống, tha thứ cho người đã gây ra lỗi lầm, khổ đau cho mình?
Câu trả lời đó là không buông không tha thứ gì hết!
Vì sao vậy? Vì khi mà còn muốn tha thứ nghĩa là cái điều xấu, không dễ thương mà người đó đã làm cho mình mình đang giữ lại trong tâm.
Mà nếu mình còn giữ lại trong tâm thì người đầu tiên buông điều đó là mình.
Thành ra không tha thứ gì hết là rất đúng, còn mình muốn tha thứ lại không tha thứ được.
Cách hay nhất đó là mình buông điều đó xuống. "Buông những lỗi lầm của người ta mà mình đang giữ trong tâm mình".
Khi nhận ra được điều này rồi thì sao mình phải giữ lỗi lầm của người ta, mà khi mình không muốn giữ lỗi lầm của ai nữa thì mình không cần phải tha thứ mà nó sẽ được chuyển hóa.
Buông lỗi lầm của người ta mà mình đang giữ trong tâm mình thì tự nhiên không cần tha thứ cũng tha thứ.
Trong nhà mình có 1 cái két sắt, mình thường để gì trong đó?
Tiền, vàng, hột xoàng, kim cương...mình đựng cái gì giá trị nhất, quý giá nhất.
Thì cơ thể con người mình,cái đầu mình nó y hệt cái két sắt.
Vậy ta nên chứa cái gì?
Chứa bình an, hạnh phúc, chứa cái gì làm cho cuộc đời mình vui. Chứ ai có két sắt mà đem đi đựng rác, vỏ kẹo, gai góc...
Bạn phải biết sống trong giây phút hiện tại. Trong giây phút hiện tại thì tất cả chúng ta đều là những con người mới mẻ và tinh khôi. Tất cả những gì ở quá khứ không còn dính nữa. Những khổ đau ở quá khứ là do mình mời nó lên và gặm nhắm nó mà thôi.
Tha thứ hay không tha thứ thì trước hết con hãy bình an
Có một lần Đức Phật đi khất thực thì có một người cứ chạy tới la mắng chửi bới, dùng những lời, ngôn ngữ không dễ thương với Ngài mà Ngài vẫn đứng im,rồi nhìn vào người đang chửi mình và không nói gì hết.
Người đó chửi một hồi rồi Ngài hỏi ông chửi tôi xong chưa? Người đó mệt quá không chửi được nữa mới nói xong rồi.
Đức Phật mới nói vậy thì tôi đi nhé và không nói gì thêm.
Khi Ngài đi trong bình an tĩnh lặng như vậy thì người đàn ông đó bắt đầu thấy hối hận.
Ngài dễ thương như vậy mà sao mình nỡ dùng những lời lẽ mắng giết cay độc xấu xa đó nói với Ngài.
Thành ra ngày hôm sau ông ta canh đến giờ Đức Phật đi qua đứng đó đợi sẵn,nhưng lần này không phải để chửi bới nữa mà để xin lỗi, sám hối và xin tha thứ.
Đức Phật đã nói với ông ta là không cần phải xin lỗi ,sám hối đâu cũng không cần ta tha thứ cho ngươi đâu vì ta chưa từng giận ngươi.
Cái người mà ngươi chửi ngày hôm qua không phải là cái người đứng đây ngày hôm nay.Và cái người chửi ta ngày hôm qua cũng không phải cái anh đang sám hối ngày hôm nay.
Đó là nguyên lý của sự sống ,sự sống luôn trôi chảy và mới mẻ tinh khôi từng khoảnh khắc.
Chỉ có tâm trí phàm phu của mình, tâm trí dính mắc của mình nó lưu lại chứa đựng những đau khổ đó. Còn thân tại hiện tiền này nó luôn mới luôn tinh khôi.
Vậy nên chỉ buông xuống bằng trí tuệ thì mới buông được, phải nhận ra điều này thì mới buông được và lập tức mình bắt đầu cuộc đời mới.
Và hãy luôn luôn nói với chính mình rằng tôi là người xứng đáng nhận được hạnh phúc ,những gì tốt đẹp nhất sẽ tới với cuộc đời tôi và tôi trân quý cái đầu của tôi vì đó là két sắt, tôi không thể bỏ rác vào trong đó để mà khóa lại mà tôi đã biết dọn dẹp rác dưới thân tâm tức là những niềm đau nỗi khổ và đưa vào đó những niềm vui, bình an hạnh phúc, những cảm xúc tuyệt vời thăng hoa ấm áp,những sự khai sáng...
Hãy giữ nó thật chặt, khóa nó vào đây để rồi lúc nào đó trong cuộc sống ta phải đối diện với niềm đau nỗi khổ, với những vướng mắc, những người hại mình.
Mình hãy nhớ lại những khoảnh khắc đó và chuyển hóa nó.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?
Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?
Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?
Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.
Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?
Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...
Xem thêm